Theo khảo sát của Sở Xây dựng TP HCM, hiện có khoảng 476.000 hộ gia đình chưa có nhà ở, hoặc đang sống chung với người thân, chiếm gần 1/4 tổng số hộ gia đình tại TP HCM. Thông tin được công bố tại hội thảo "Giải pháp nhà ở đáp ứng gia tăng dân số 1 triệu người sau mỗi 5 năm ở TPHCM giai đoạn 2021-2035” vừa được TP HCM tổ chức hôm qua (17/9).
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, TP HCM là đô thị đặc biệt, là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ. Với quy mô dân số như hiện nay, TP đang đứng trước những thách thức không nhỏ. Theo thống kê năm 2019, dân số TP chỉ khoảng 9 triệu người, nhưng thực tế có hơn 13 triệu người đang sinh sống, làm việc, học tập tại đây.
Tốc độ gia tăng dân số nhanh, cứ bình quân mỗi năm TP HCM gia tăng khoảng 200.000 người, trung bình 5 năm khoảng 1 triệu người, dẫn đến những áp lực rất lớn trong công tác quản lý đô thị, đòi hỏi phải đặt ra các yêu cầu cao hơn về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là vấn đề về nhà ở.
Theo thống kê từ Sở Xây dựng TP HCM, tính đến tháng 6/2019, diện tích nhà ở bình quân đầu người tại TP HCM đạt 19,9 m2, dự kiến cuối năm 2020 sẽ đạt 20,3 m2/người.
Tuy nhiên vẫn còn bộ phận lớn người lao động, đặc biệt là người dân nhập cư, người có thu nhập thấp đang sinh sống trong điều kiện chật chội, cũ kỹ, chưa đảm bảo vệ sinh, an toàn và phần lớn không có khả năng sở hữu nhà ở, thậm chí để thuê nhà ở với mức giá phù hợp cũng là điều khó khăn.
Do đó, theo ông Phong, việc tập trung xây dựng cơ chế, giải pháp phát triển nhà ở để đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là nhà ở xã hội, cho thuê nhà ở giá rẻ để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp, người dân nhập cư… là những yêu cầu lớn đặt ra cho một đô thị lớn như TP HCM.
Theo khảo sát của Sở Xây dựng TP HCM, hiện có khoảng 476.000 hộ gia đình chưa có nhà ở, hoặc đang sống chung với người thân, chiếm gần 1/4 tổng số hộ gia đình tại TP HCM. Trong đó, có khoảng 20.000 hộ cán bộ, công chức chưa sở hữu nhà ở; 300.000 hộ có nhu cầu thuê nhà ở xã hội; 143.000 hộ có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội (chiếm tỷ lệ 65- 94% đối tượng khảo sát); hơn 20.000 hộ sống trên nhà ven kênh rạch và 35.000 hộ đang sống trong các chung cư cũ cần được cải tạo, nâng cấp hoặc tái định cư.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (Horea) cho biết, rào cản đối với người có thu nhập thấp đô thị khi tạo lập nhà ở đó là thiếu sản phẩm nhà ở thương mại loại vừa và nhỏ, có giá vừa túi tiền (trên dưới 1 tỷ đồng), thiếu nhà ở xã hội, thiếu nhà cho thuê giá thấp. Hiện nay, giá nhà ở mức cao, gấp 20-25 lần so với thu nhập bình quân của người dân (ở nước phát triển chỉ khoảng 5-7 lần).
Bên cạnh đó, Nhà nước chưa có nhiều chính sách tín dụng hỗ trợ người có thu nhập trung bình và thấp tại đô thị mua căn nhà đầu tiên, ngoại trừ giai đoạn 2013-2016 có gói ưu đãi 30.000 tỷ đồng.
TP đang thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho cán bộ công chức, viên chức Nhà nước với suất được vay lên đến 900 triệu đồng, lãi suất 4,7%/năm trong thời hạn 15 năm. Nay đã giải ngân được khoảng 1.500 tỷ đồng cho hơn 4.000 người. Theo ông Châu, kết quả này đáng khích lệ, nhưng cần nguồn lực lớn hơn, để có thể nhân rộng hơn, áp dụng chung cho tất cả đối tượng có thu nhập thấp tạo lập căn nhà đầu tiên.
Theo PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị TPHCM, nhà chung cư và sống ở chung cư đang đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Chỉ có nhà chung cư mới đáp ứng được nhu cầu nhà ở cho hàng triệu người mỗi năm. Với sự hỗ trợ của công nghệ mới, kỹ thuật mới và vật liệu mới, loại nhà này xây dựng nhanh và tiết kiệm đất.
Bên cạnh đó, theo ông Hòa, TP HCM cần tái quy hoạch không gian để khơi thông quỹ đất cho thị trường bất động sản trong đó có nhà chung cư; đồng thời chấm dứt kiểu phát triển nhà chung cư và nhà ở ôm đường, nằm sát dọc theo các trục lộ; hình thành nên các trung tâm mới theo hình thái “đa trung tâm”.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đề xuất các mô hình phát triển nhà ở đáp ứng tình trạng gia tăng dân số, như mô hình phát triển các dự án nhà ở trong các khu đô thị vệ tinh, mô hình phát triển các dự án khu dân cư quy mô lớn (mỗi dự án nên có diện tích khoảng trên dưới 50 ha trở lên) tại các quận ven và huyện ngoại thành.
Để chuẩn bị cho việc sửa Hiến pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc khi sáp nhập tỉnh sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà thay vào đó là chỉ định, bổ nhiệm.
Ngày 17 và 18/4, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đảng bộ Lữ đoàn 171 (Vùng 2 Hải quân) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ Lữ đoàn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đại tá Nguyễn Văn Quán, UVTV, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng dự, chỉ đạo Đại hội.
Chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), UBND TP HCM đã đăng ký với Bộ Xây dựng danh sách 6 dự án trọng điểm sẽ được khánh thành và khởi công trong dịp lễ.
Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho bà con mới chỉ là một phần nhỏ để họ bớt khổ. Cái khổ đó tiền bạc chưa thể giải quyết được hết. Đó là nỗi đau quá dài, quá sâu… - Ông Hoàng Trọng Nghĩa Dũng - Chủ tịch HĐQT Cty Hoàng Gia Phát Group.
Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội dự kiến sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, quản lý Tổng Công ty Chè Việt Nam trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè.
Theo dự báo, nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ kéo dài đến khoảng ngày 24/4, còn khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng có thể tiếp diễn trong nhiều ngày.
Sân bay quốc tế Long Thành không chỉ là một công trình hạ tầng giao thông quy mô quốc gia mà còn là nhân tố quan trọng đang tái định hình toàn bộ không gian phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.