Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 30 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 30°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Khi trẻ con làm bố… trẻ con

Sức khỏe - đời sống
14/06/2020 08:28
Trân Trân
aa
Hành trình học để làm cha là một hành trình dài, gian nan, vất vả với mỗi người đàn ông trưởng thành. Thế mà, có những “đứa trẻ” con từ thân xác đến tâm trí, bất đắc dĩ phải bước vào hành trình làm một người cha, dẫn đến biết bao chuyện bi hài.


Anh79.

Làm cha là một hành trình đầy gian nan và thiêng liêng, đòi hỏi người cha phải từ bỏ sự ngô nghê để trưởng thành. Ảnh minh họa

Bố con cùng một lứa

Tảo hôn, cái từ tưởng chừng lâu lắm không còn nghe nhắc lại, của một thời dĩ vãng đã xa, ấy thế mà, trong xã hội hiện đại, vẫn là một thực tại quanh quất, từ nông thôn đến thành thị, từ vùng núi đến đồng bằng. Ở những thôn làng miền núi Gia Lai, đặc biệt là vùng biên giới, người ta thường thấy cảnh những ông bố và con mình chênh lệch nhau mười mấy tuổi.

Thế hệ trước, bố bọn trẻ lấy vợ từ năm 12, 13 tuổi, sinh con ra lóng ngóng, rồi sinh hết đứa này đến đứa khác, cũng không nói là nuôi dạy tới nơi tới chốn, thả chúng ra với núi với rừng. Để rồi lũ trẻ lớn lên, cũng lại lặp lại sai lầm của bố mẹ chúng. Không chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật, vì các cán bộ dân số đã rất nhiều lần đi tuyên truyền, phổ biến kiến thức. Chủ yếu là chúng tự do yêu đương, hẹn hò rất sớm.

Thậm chí, dùng mạng xã hội để kết nối với nhau như thanh niên đồng bằng, rồi đến với nhau, sơ sẩy có con, rồi lấy nhau ở tuổi con ăn chưa no, lo chưa tới. M.C. sống ở vùng biên giới Gia Rai thuộc tỉnh Gia Lai là một thằng con trai như thế. 15 tuổi, M.C. cũng đi làm vườn, làm rẫy phụ bố mẹ mình. Như nhiều đứa con trai trong vùng, M.C. cũng có một chiếc smart phone nho nhỏ, rẻ tiền em dành dụm mua được. M.C. cũng có trang cá nhân trên Facebook như ai, thi thoảng em cũng chụp hình, đăng ảnh “tự sướng”.

Từ mạng xã hội, em làm quen được với A.N., cô bé 14 tuổi ở xã bên. A.N. cũng gia đình nông dân, nghèo khó nên nghỉ học ở nhà trông 3 đứa em cho bố mẹ đi làm rẫy. Chúng hẹn hò, gặp gỡ và nhanh chóng làm “chuyện người lớn” khi còn là những đứa trẻ vị thành niên. N. mang thai. Không cưới hỏi gì, vì bên nào cũng nghèo, chỉ gặp nhau nói câu chuyện, thế là thành vợ thành chồng. Bố mẹ M.C. dựng một căn nhà gỗ, cắt miếng đất rẫy cho con trai ra riêng.

Hai vợ chồng mặt non choẹt cùng nhau đi qua những ngày N. bụng chửa vượt mặt. Lúc đói quá thì chạy về nhà xin bố mẹ miếng ăn. Vậy mà đứa trẻ cũng ra đời, M.C. cũng học cách ẵm, bồng, cưng nựng con như ai. Hỏi rồi nuôi dạy đứa trẻ thế nào”, M.C. nhắc lại câu nói của cha ông mình: “Trời sinh voi trời sinh cỏ”.

Cậu nghĩ đơn giản rằng, nuôi đứa con cũng giống có thêm đứa em nhỏ, cậu sẽ thương yêu, cho ăn, chơi đùa với nó, có khó gì... Tuy nhiên, đứa bé không được chăm sóc đầy đủ dinh dưỡng nên quắt queo, còi cọc.

Ở nhiều vùng núi, vẫn còn rất nhiều cậu bé như M.C. chưa kịp đến tuổi trưởng thành đã bất đắc dĩ làm bố. Thế nhưng, câu chuyện đó không phải là không diễn ra ở thành thị. Giữa lòng thành phố có những xóm người nhập cư. Họ ở trong những ngôi nhà bé tí chật chội, trong những con hẻm sâu ngoằn ngoèo chạy mãi không đến.

Những khu gọi là Mả Lạng, là Xóm bờ kênh... ấy, cũng có những chàng trai chưa kịp lớn đã phải làm bố. Như chuyện của em L.V.T, sinh năm 2000 nhưng đã có đứa con trai 3 tuổi rưỡi. Ra đường cùng nhau, ai cũng tưởng chúng là hai anh em. Gia đình T. là một gia đình nhập cư từ miền Tây lên Sài Gòn. Căn nhà họ thuê ở cũng khó có thể gọi là nhà, có chưa đến 10 m2 dành cho cả gia đình 5 người chen chúc.

T. cũng như cha mẹ, cậu nghỉ học khi mới hết tiểu học, lúc nhỏ thì đi bán vé số, lớn chút nữa thì theo người quen đi phụ hồ. Trong cái xóm nghèo ấy, cũng có nhiều đứa con trai, con gái nghèo như thế, ngày ngày tản ra làm đủ mọi nghề mưu sinh, chúng già trước tuổi vì ít có tuổi thơ hồn nhiên. T. đã bắt đầu có bạn gái từ năm 14 tuổi. Đến 15 tuổi thì em có bạn gái thứ hai và chẳng may, bạn gái em có thai. Gia đình em cũng chẳng phản ứng gì mấy, còn em gái kia mồ côi cha mẹ, sống với bà ngoại.

Thế là hai em dọn về ở chung với bà ngoại em gái, vì nhà T. chật quá, còn chỗ đâu mà ở. T. ngày ngày đi làm phụ hồ, ngoài nuôi thân mình thì còn nuôi thêm vợ, con. “Vợ” em ngày ngày vác bụng theo bà ngoại ra hè đường bán xôi. Rồi đứa trẻ ra đời trong căn nhà nhỏ tí. T. làm cha như một bản năng. Bà ngoại vợ bảo sao làm vậy.

T. lạ lẫm khi lần đầu được nghe con gọi một tiếng ba. Rồi vợ T. lại mang thai, T. ở tuổi 20 sắp làm bố hai con. Hai vợ chồng không có tuổi thơ, không có thanh xuân ấy lại cắm mặt nuôi con, nối dài cuộc đời khốn khó của cha mẹ chúng.

Những ông bố “tồ”

Có những ông bố, không phải là nạn nhân của tảo hôn, làm cha khi đã trưởng thành, thế mà chất trẻ con chưa mất hết, nuôi con như những cậu thiếu niên ngộc nghệch.

18 tuổi, T.T.H., chàng thanh niên ở Biên Hòa, Đồng Nai đã đi lấy vợ. Hai vợ chồng học cùng một lớp, vừa tốt nghiệp trung học là xin gia đình cho cưới vì “không thể xa nhau”. Thấy bọn trẻ đòi sống đòi chết, cha mẹ hai bên sợ xảy ra chuyện gì thì không hay, nên đành tổ chức cái đám cưới nho nhỏ cho hai bên về một nhà. 19 tuổi, H. đã làm cha.

Anh80.

Có không ít trẻ vùng cao ra đời từ cuộc hôn nhân của những ông bố, bà mẹ chưa đến tuổi trưởng thành. Ảnh minh họa.

Ngày ngày, H. đến cửa hàng sắt của cha cậu phụ việc buôn bán, chiều tối lại về với vợ con. Nhưng không hẳn là ngày nào cũng thế. H. còn chưa quá 20 tuổi, ở tuổi ấy, bạn bè cậu vẫn tung tăng vui vẻ đời trai chưa vợ. Chiều về rủ nhau đi nhậu nhẹt, chọc ghẹo con gái. Lấy vợ rồi, H. mới thấy như gông cùm, làm mất tự do. Con lại còn nhỏ, khóc suốt ngày, về nhà là mệt mỏi. Thế nên, sau giờ làm, H. lại lấy cớ có việc làm thêm để tụ tập, bù khú cùng chúng bạn.

Khuya về, nựng con một cái rồi trèo lên giường ngủ, H. khoán trắng việc chăm con cho vợ, nại cớ mình bận việc và lóng ngóng không biết chăm con thế nào. Vợ H. mệt mỏi, chán nản, hai vợ chồng cãi nhau suốt ngày như những đứa con nít.

Thế rồi, vợ H. phát hiện ra cha của con trai mình vẫn ngày ngày đi nhậu, hát karaoke với bạn bè, thậm chí còn tán gái, như trai chưa vợ, cô quyết định ly hôn, ôm con về nhà bố mẹ. H. trở về với cuộc sống độc thân, tung tăng bay nhảy. Cậu dường như quên bẵng mình có một đứa con trai còn bé bỏng, cần có sự quan tâm chăm sóc, yêu thương của người cha.

Có không ít người bố, hoặc do tuổi trẻ, hoặc do tâm hồn còn chưa lớn, mãi mà không thể thích nghi được với vai trò mới của mình. Trên một group về hôn nhân gia đình nổi tiếng trên mạng xã hội, có những chủ đề về “làm bố, làm mẹ”, nhiều người vợ đã trút nỗi lòng mình khi chồng quá trẻ con, không cư xử như người chồng, người cha thực sự.

Có ông chồng vô tư vô tâm, con đói bụng, đi ị cũng chỉ biết kêu lên gọi vợ chứ không thể xử lý được vì nhất định không chịu học cách chăm con. Có ông bố trẻ thì con quấy, con khóc nửa đêm, vợ có dỗ dành, ẵm bồng đến rạc tay thì cũng vẫn lăn ra ngủ khì, nhiều lúc còn tỉnh dậy gắt vợ sao không dỗ con nín để nó ảnh hưởng đến giấc ngủ của mình.

Lại có ông chồng mê game từ khi còn đi học, lấy vợ rồi, sinh con vẫn chưa hết mê. Vợ làm việc nhà, chăm con cực khổ đến đâu cũng kệ, cắm mặt vào máy tính, nửa đêm còn í ới gọi bạn bè chơi liên quân...

Cho dù là tảo hôn, hay trưởng thành rồi mà vẫn là một ông bố trẻ con, thì đều là những câu chuyện làm bố đáng buồn. Trong gia đình, người mẹ là người ân cần chăm sóc con từng li từng tí, thì người cha trong nhà phải có vai trò như trụ cột lớn, là điểm tựa tinh thần mạnh mẽ, giúp trẻ lớn lên, vững chãi, an tâm.

Thế nhưng, với những người bố ở lứa tuổi trẻ con hay tâm hồn trẻ con, thì chuyện có con cũng chỉ là một trong những sự cố của đời sống. Cứ nuôi con như bản năng, rồi chúng cũng sẽ lớn lên thôi.

Đâu biết rằng, hành trình làm bố là một hành trình hết sức gian nan. Hành trình ấy cần đến sự dụng tâm, tình yêu thương và khát khao học hỏi. Nếu mỗi một người bố không chịu bước chân vào hành trình làm cha, tự “lột xác” mình mà mãi mãi muốn sống như một đứa trẻ to đầu, thì thiệt thòi nhất vẫn là con trẻ.

Học làm cha, cũng là học để trưởng thành.

bài liên quan
Lữ đoàn 171 tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2030

Lữ đoàn 171 tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2030

Ngày 17 và 18/4, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đảng bộ Lữ đoàn 171 (Vùng 2 Hải quân) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ Lữ đoàn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đại tá Nguyễn Văn Quán, UVTV, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng dự, chỉ đạo Đại hội.
Công ty Sao Thái Dương bị thu hồi sản phẩm do không đạt chất lượng

Công ty Sao Thái Dương bị thu hồi sản phẩm do không đạt chất lượng

Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Hà Nội thu hồi chứng nhận kinh doanh dược của một số đơn vị trên địa bàn

Hà Nội thu hồi chứng nhận kinh doanh dược của một số đơn vị trên địa bàn

Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Báo Pháp luật Việt Nam trao “Mái ấm Tư pháp" tại huyện Tiền Hải, Thái Bình

Báo Pháp luật Việt Nam trao “Mái ấm Tư pháp" tại huyện Tiền Hải, Thái Bình

Sáng ngày 8/4, TS. Vũ Hoài Nam, Tổng Biên Tập Báo Pháp luật Việt Nam cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
Mới nhất
Đọc nhiều
Bài 2: Miễn học phí, đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục

Bài 2: Miễn học phí, đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục

Chính sách miễn học phí là bước tiến quan trọng, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai của thế hệ trẻ. Khi các em đều có quyền được học tập và đây là chìa khóa giúp các em đến gần hơn với ước mơ của mình.
Hà Nội: Tạm giữ trên 800kg xúc xích, lạp xưởng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Hà Nội: Tạm giữ trên 800kg xúc xích, lạp xưởng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội QTT số 17, Chi cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an thành phố Hà Nội phát hiện và tạm giữ 807kg thực phẩm bao gói sẵn là xúc xích, lạp xưởng, chả cá, chả mực…. do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ.
Quảng Ninh: Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Du lịch biển Vân Đồn 2025

Quảng Ninh: Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Du lịch biển Vân Đồn 2025

Đây là sự kiện đánh dấu khởi đầu đầy ấn tượng cho hành trình của Vân Đồn vươn tầm trên bản đồ du lịch biển đảo Việt Nam.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
quang ninh can canh xe tai cho dat chay ram rap suot ngay dem dan lo hong duong o nhiem

Quảng Ninh: Cận cảnh xe tải chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, dân lo hỏng đường, ô nhiễm

Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
trao quyet dinh bo nhiem thu truong bo tu phap nguyen thanh tu

Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.