Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại với công suất 100 tấn/ngày, được xây dựng tại thôn Ninh Ích, xã Ninh An, Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Điều không có gì đáng nói, nếu như nhà máy cách xa khu dân cư, nhưng trớ trêu thay, nhà máy xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại lại cách khu dân cư có 1km. Khi nhà máy chuẩn bị đi vào hoạt động đã vấp phải sự phản ứng gay gắt của người dân.
Rác thải nguy hại… dân phản ứng gay gắt
Ngày 1/3/2016 người dân thôn Ninh Ích đã bắt giữ một chiếc xe biển số 79C 06797 vận chuyển đầy chất thải rắn, chất thải nguy hại từ nhà mày đóng tàu Huyndai tỉnh Khánh Hòa để đem về nhà mày xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại tại thôn Ninh Ích, xã Ninh An làm nguồn nguyên liệu để đốt lò và làm lễ khởi động.
|
Bà đồng thị Lan, ngụ tại xã Ninh An- Thị xã ninh Hòa bức xúc về nhà máy xử lý rác thải nguy hại. |
Nhận được nguồn tin phóng viên Pháp luật Plus đã xuống địa phương trực tiếp tìm hiểu về sự việc để nghe từ những bức xúc của người dân và những giải pháp của chính quyền thị xã Ninh Hòa như thế nào.
Theo bà Đồng Thị Lan,56 tuôi, cụ ngụ tại thôn Ninh Ích, Xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa bức xúc cho biết: “Trước đây người dân thôn chúng tôi sống bình yên bên mảnh vườn thửa ruộng. Cách đây khoảng 5 đến 6 năm, tại thôn chúng tôi xuất hiện nhà mày xử lý rác thải sinh hoạt và một nghĩa địa của nơi khác chuyển về làm cho nguồn nước ngầm, nuốc giếng bị ô nhiệm nghiêm trong. Và chính điều này tỉnh đã có văn bản xử lý về nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, thì nay nhà máy xử lý chất thải rắn mang về thôn chúng tôi. Một nhà máy xử lý chất thải công nghiệp độc hại, gần khu dân cư liệu ai bảo đảm được mội trường không bị ô nhiễm, nguồn nước thải không bị rò rỉ ngầm vào lòng đất”.
Một người dân khác là ông Nguyễn Văn Tình than thở: “Dân chúng tôi quá khổ vì sự ô nhiễm của nguồn nước thải của nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt cách thôn chỉ có 500m. Trong thôn nhiều người phát sinh nhiều bệnh tật, như bệnh ngoài da và nhiều người chết vì bệnh ung thư. Nếu chính quyền không có giải pháp gì người dân chúng tôi sẽ sống trong lo âu và sợ hãi vì sự ô nghiễm của nhà máy”.
|
Chiếc xe vận chuyển chất thải nguy hại vào nhà máy xử lý của c.ty cỗ phần môi trường bị người dân tạm giữ. |
Trong khi đó ông Nguyễn Văn Công một cư dân tại thôn Ninh Ích thì bức xúc vì đã gửi đơn thư đi nhiều cơ quan chức năng tại Khánh Hòa nhưng những đơn thư đi vào im lặng, ông tỏ ra bi quan: “Chúng tôi sống trong ô nhiễm và chết vì sự ô nhiễm của nhiều thứ chất thải, nhưng nếu như thế hệ con cái chúng tôi sống trong môi trường độc hại chúng tôi không bằng lòng và sẽ có sự quyết liệt đến cùng với doanh nghiệp”. Và bằng chứng là chiếc xe biển số nói trên vẫn bị người dân thôn Ninh Ích không cho đi khỏi hiện trường là nhà văn hóa thôn.
Có nên phải đánh đổi?
Ông Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa cho biết: "Những ngày qua, người dân bức xúc về những chuyến xe chở chất thải rắn của nhà mày xử lý chất thải rắn của công ty môi trường Khánh Hòa. Thực lòng cũng khó cho địa phương. Doanh nghiệp người ta đầu tư hơn 100 tỷ đồng, nay ngươi ta như ngồi trên đống lửa. Những ngày qua chúng tôi cũng động viên bà con giải phóng cho chiếc xe đi, nhưng bà con chưa đồng ý, chúng tôi động viên và tuyên truyền bà con để nhà máy hoạt động bình thường”.
Sau khi nghe giải pháp của Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa đưa ra. phóng viên hỏi. “Nếu đem ra bàn cân giữa 200 hộ dân và hơn 1.000 nhân khẩu tại thôn Ninh Ích cùng 3000 dân của cả xã Ninh An sống trong môi trường độc hại, liệu chính quyền có thấy vì những lợi ích nhỏ mà bỏ qua quyền lời chính đáng của người dân? Ông Trần Văn Minh trả lời.“Chiều ngày 4/3/2016 đại diện của Bộ Tài Nguyên và Môi trường vào, chúng tôi sẽ có câu trả lời cho công luận và người dân”.
|
Ông Trần Văn Minh chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa trả lời phóng viên. |
Không bằng lòng với những gì vị chủ tịch UBND Thị Xã Ninh Hòa trả lời, phóng viên hỏi: “Là người đứng đầu địa phương ông có biết công ty cổ phần môi trường nhấp khẩu hay chuyển giao công nghệ hệ thống lò đốt, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại của nước nào để đưa về địa phương hoạt động”? Ông Chủ tịch thị xã trả lời chắc nịch.“Công ty cổ phần môi trường Khánh Hòa đầu tư công nghệ của Đức…. thì rất chi là chuẩn rồi?!”.
Nhưng theo theo một diễn biến khác, ông Hà Quang Hòa, Tổng Giám Đốc Công ty cổ phần môi trường Khánh Hòa khẳng định với chúng tôi; “Công nghệ lò đốt chất thải nguy hại của Công ty cổ phần môi trường Khánh Hòa mua lại của công ty Môi Trường Xanh có địa chỉ tại tỉnh Bình Dương”.
Để có sự khách quan chúng tôi xin không bình luận thêm về những giải pháp mà ông Trần Văn Minh đưa ra, vì chúng tôi cũng hiểu những khó khăn của ông khi mà dự án đầu tư về môi trường, chính là BQL Khu Kinh tế vịnh Vân Phong, ký quyết định cấp phép.
Nhưng một điều mà người dân ở thôn Ninh Ích, xã Ninh An kỳ vọng vào người đứng đầu thị xã, có những giải pháp tối ưu, phù hợp để cho người dân yên tâm. Câu trả lời của vị Chủ tịch Thị xã Ninh Hòa có phải là một sự “mặc cả” cho một chính sách an sinh và nhân sinh hay không?
Những gì người dân cần có là môi trường trong sạch, và họ vẫn tạm giữ chiếc xe chở chất thải nguy hại của Công ty Cổ phần môi trường Khánh Hòa ngay trước hội trường thôn như một bằng chứng cho những gì mà các cơ quan chức năng của xã Ninh An và UBND thị xã Ninh Hòa “nói không đi đôi với làm"?