Ngày 28/10, Khoa Pháp luật Kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học Đấu giá quyền sử dụng đất, khoảng trống pháp lý và đề xuất giải pháp.
Đồng chủ trì Hội thảo là Phó Chủ tịch Hội đồng Trường, Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến và Phó Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế, PGS.TS Nguyễn Thị Nga. Tham dự Hội thảo là các chuyên gia đến từ các bộ, ngành liên quan…
Hệ lụy phát sinh từ sự kiện đấu giá đất Thủ Thiêm
Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Nga dẫn nội dung của sự kiện đấu giá đất Thủ Thiêm và cho rằng, giá trúng đấu giá 4 lô đất ở Thủ Thiêm được coi là cuộc đấu giá có mức cao nhất trong lịch sử bán đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ). Tuy nhiên, khoảng 1 tháng sau, 2 doanh nghiệp trên đã chính thức xin bỏ cọc, chịu mất số tiền cọc hàng trăm tỷ đồng. Sự kiện đấu giá đất Thủ Thiêm bất thành đã ảnh hưởng nhiều tới thị trường bất động sản ở khu vực lân cận, tác động tới tâm lý của người dân và kéo theo nhiều hệ lụy phát sinh trên thực tế.
Cụ thể, mất cân đối về cung cầu trên thị trường bởi giá đất bị đẩy lên mức quá cao so với giá trị thực khiến cho giá đất ở khu vực lân cận cũng theo đó tăng cao. Ngoài ra, việc giá đẩy lên quá cao cũng gây khó khăn cho Nhà nước trong việc định giá đất để điều tiết các quan hệ đất đai trong các trường hợp khác…
Hơn nữa, giá đất trúng đấu giá quá cao vừa có thể làm cho cán bộ công chức “ngán ngại”, sợ trách nhiệm, có thể làm cản trở việc “tính giá khởi điểm đấu giá” hoặc làm chậm thêm việc tính “tiền sử dụng đất” dự án bất động sản, nhà ở thương mại. Mặt khác, trúng đấu giá càng cao thì càng gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong việc định giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi. Đây cũng là nguyên nhân người dân có đất bị thu hồi chống đối, không thực hiện việc bàn giao đất khi Nhà nước thu hồi do họ so sánh giá trúng đấu giá với giá đất họ bị thu hồi.
Cần hoàn thiện pháp luật về đấu giá QSDĐ
Tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cũng cho rằng sự kiện bỏ cọc ở Thủ Thiêm cũng là dịp để chúng ta rà soát, đánh giá hệ thống pháp luật về đấu giá tài sản nói chung và Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đấu giá tài sản năm 2016… Qua rà soát, đánh giá các đạo luật trên cho thấy một số điểm bất cập.
Cụ thể, Luật đấu giá tài sản năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định đầy đủ, chi tiết về việc kiểm soát năng lực tài chính của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đấu giá tài sản nói chung và đấu giá QSDĐ nói riêng. Điều này tạo “kẽ hở” để tổ chức, cá nhân không có đủ năng lực tài chính hoặc năng lực năng lực tài chính hạn chế tham gia đấu giá và trong quá trình đấu giá không làm chủ, kìm nén được “cảm xúc” của mình do tính sỹ diện, suy nghĩ thiếu chín chắn hoặc muốn thể hiện, đánh bóng thương hiệu hoặc chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm xã hội, hậu quả kinh tế… dẫn đến tình trạng khi trúng đấu giá cao hơn giá trị thật thì số lượng người trúng đấu giá bỏ cọc chiếm tỷ lệ cao do không đủ tiền nộp.
Quy định của pháp luật hiện hành cho thấy người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất trúng đấu giá nhưng sau đó không nộp tiền trúng đấu giá vào ngân sách nhà nước theo quy định thì chỉ mất tiền cọc khi tham gia đấu giá. Điều này dường như chưa đủ sức răn đe đối với tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá QSDĐ trúng đấu giá rồi bỏ cọc…
Để khắc phục những hạn chế trên, theo ông Tuyến, cần bổ sung quy định về điều kiện tổ chức tham gia đấu giá QSDĐ. Theo đó, tổ chức tham gia đấu giá QSDĐ phải có đầy đủ các điều kiện: thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013; có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất không dưới 20 ha; ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư; phải nộp tiền đặt trước và có tài sản bảo đảm cho tổ chức đấu giá để đảm bảo năng lực tài chính thực hiện dự án khi trúng đấu giá theo phương án được phê duyệt…
Bên cạnh đó, phải sửa đổi, bổ sung quy định về khoản tiền đặt trước của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá QSDĐ. Theo đó, khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá và người tham gia đấu giá thỏa thuận nhưng tối thiểu là 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá. Tiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam..
Ngoài ra, theo ông Tuyến cần sửa đổi, bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của người tham gia đấu giá QSDĐ…
Tại Hội thảo, các đại biểu đã nêu vấn đề về đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ), sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về đấu giá QSDĐ từ sự kiện đấu gia đất tại khu vực Thủ Thiêm, TP.HCM; hệ lụy của đấu giá QSDĐ thành công và không thành công; trình tự, thủ tục đấu giá tài sản là QSDĐ để nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất; nguyên tắc và điều kiện để được tham gia đấu giá QSDĐ; vấn đề bỏ cọc khi tham gia đấu giá QSDĐ, xử lý các bất cập có liên quan…
Năm 2024 sắp khép lại, thị trường bất động sản trong năm có nhiều thay đổi, những chính sách mới có hiệu lực mang tính tích cực theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững.
Trong tổng diện tích 3.165,1m2 được giao có 1.473,4m2 đất ở, 1.691,7m2 đất cây xanh, hạ tầng, giao thông. Hình thức giao đất với UBND huyện Thạch Thất là Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Trong tổng diện tích 30.444,7 m2 đất được giao có gần 10.000 m2 đất ở và gần 5.000 m2 đất (ô đất ký hiệu XH) để xây dựng nhà ở xã hội tại khu Cưng Trong, thôn Đại Định, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai.
Ngày 5/12, Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng phát đi thông báo tìm bị hại trong vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến đấu giá đất, bất động sản.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.