Ngày 1/11, Hòa thượng Thích Thiện Chiếu đã được phục hồi chức vụ trụ trì chùa Kỳ Quang 2.
Trước đó, chiều 31/10, Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng (Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP HCM) đã thay mặt Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP HCM tuyên bố phục hồi chức vụ trụ trì chùa Kỳ Quang 2 đối với Hòa thượng Thích Thiện Chiếu do trước đó đã tạm ngưng chức vụ trụ trì chùa Kỳ Quang 2 đối với vị Hòa thượng này.
Cụ thể, đầu tháng 9, tại chùa Kỳ Quang 2 đã xảy ra sự cố thất lạc di ảnh trên các hũ cốt mà người dân thờ cúng tại hầm cốt của chùa. Ngay sau sự cố xảy ra, ngày 5/9, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM đã họp bàn và thống nhất tạm ngưng chức vụ trụ trì chùa Kỳ Quang 2 đối với Hòa thượng Thích Thiện Chiếu.
Trong thời gian này, Ban Trị sự cử Thượng tọa Thích Quang Thạnh thay thế Hòa thượng Thích Thiện Chiếu điều hành hoạt động chùa Kỳ Quang 2 để giải quyết công việc hàng ngày và hậu quả của sự việc vừa xảy ra.
Trong thời gian thay mặt sư phụ điều hành hoạt động chùa Kỳ Quang 2, Thượng tọa Thích Quang Thạnh đã cùng chính quyền địa phương, ban đại diện các thân nhân có gửi tro cốt tại chùa đã tiến hành công tác đối chứng, nhận dạng di ảnh với các dấu vết trên hũ cốt và nhận dạng được hầu hết các hũ cốt
Hiện trong số 576 hũ cốt loại đá đã có 457 hũ có thân chủ nhận dạng thành công, 15 hũ đã có thân chủ nhận dạng nhưng chưa chắc chắn, 37 hũ cốt là hũ đặt trước (chưa có tro cốt). Ngoài ra, còn 67 hũ cốt đã có người nhà đến nhận diện nhưng chưa nhận diện được, hoặc chưa có người nhà đến nhận.
Trong số 307 hũ cốt loạt sành đã có 66 hũ có thân chủ xác nhận, có 160 hũ vẫn còn đầy đủ thông tin nhưng chưa có người nhà liên lạc đến nhận và 81 hũ cốt chưa tiến hành nhận dạng vì đã gửi lâu năm, không có người nhà đến nhận diện, đối chứng.
Sau lễ trai đàn, chùa Kỳ Quang 2 sẽ tiếp tục cho người nhà chưa nhận dạng được hũ cốt, những trường hợp đã nhận dạng nhưng chưa chắc chắn, những trường hợp ở xa chưa có điều kiện về chùa… tiếp tục nhận dạng bằng nhiều biện pháp cho đến khi thân nhân hài lòng.
Trong suốt gần 300 năm, trải qua hàng loạt những biến cố của lịch sử dân tộc ngôi đình làng Đình Bảng (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vẫn đứng vững. Đình làng Đình Bảng từ lâu đã được coi là một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Kinh Bắc và cả Việt Nam, bởi đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ chứa đựng giá trị nghệ thuật trang trí gỗ truyền thống đặc sắc.
Chùa Vạn Niên, xưa có tên là Vạn Tuế, được xây dựng vào thế kỷ 11 dưới thời Lý. Chùa Vạn Niên nằm ở gần hồ Tây, nổi bật 3 chữ triện đắp nổi "Vạn - Niên - Tự", với ý nghĩa mong muốn ngôi chùa trường tồn mãi cùng thời gian.
Mặc dù phải đến 18h00 chiều nay 8/4, Pho tượng Phật ngọc hoà bình thế giới mới chính thức được giới thiệu, nhưng người dân và Phật tử TP Hải Phòng và các tỉnh lân cận đã đến chiêm bái từ rất sớm.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Ba ơi, con yêu Ba, con nhớ Ba nhiều lắm. Nếu có kiếp sau, con chỉ mong Ba đừng rời xa con. Hãy ở lại bên con lâu hơn, để con được sống trọn vẹn với tình thương của Ba, để con có thể gọi “Ba ơi” như bao người khác.
Nam thanh thiếu niên ở Đà Nẵng vẫy tay chào nhóm đối thủ trên đường, bị nghĩ là hành động khiêu khích nên xảy ra ẩu đả và bị đối thủ tông trúng, tử vong.
Do mâu thuẫn, trên đường chở ông Phúc về nhà, Long dùng tay đánh liên tiếp vào vùng đầu, ngực, bụng và tay ông Phúc. Khi về đến nhà, Long tiếp tục đánh ông Phúc dẫn đến tử vong.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.