Hà Nội 20 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 22 °C
Đà Nẵng 21 °C
Yên Bái 20 °C
  • Hà Nội Hà Nội 20°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 22°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 21°C
  • Yên Bái Hà Nội 20°C

Hậu trường chính trị VNCH qua hồi ức ông Nguyễn Cao Kỳ: Muốn nhận chức Thủ tướng phải về xin phép vợ

Hình sự & tố tụng hình sự
05/04/2018 19:05
Lê Sơn (biên soạn)
aa
Hồi ức của ông Nguyễn Cao Kỳ về cuộc bầu bán chức vụ Thủ tướng VNCH cứ ngỡ như chuyện đùa: Không luật pháp, không nguyên tắc, Thủ tướng cũ vì tự ái cá nhân mà đập bàn từ chức trong tích tắc.


Tin nên đọc

Nhóm tướng lãnh “thanh niên” mới 30 — 40 tuổi đùn đẩy nhau suốt hai ngày một đêm để tránh cái ghế thời điểm đó bị coi là dễ lung lay, hay phải đối mặt với nguy cơ đảo chính, chưa kể nguy cơ bị ám sát.

Một lần nữa, máu “người hùng” trong ông Kỳ lại nổi lên, khi nhiều người từ chối, và đề cử cho ông được đưa ra. Điều kiện của chàng trai mới hơn 30 tuổi là: “Tôi sẽ phải xin phép vợ tôi đã”.

Ông Kỳ lãnh chức Thủ tướng VNCH khi mới hơn 30 tuổi.
Ông Kỳ lãnh chức Thủ tướng VNCH khi mới hơn 30 tuổi.

“Dằn mặt” tướng dâu rể

Nguyễn Khánh “Vào đầu năm 1965, ai cũng thấy rõ là thủ tướng Hương đang đưa Việt Nam đi đến chỗ sụp đổ, vì vậy mà đến cuối tháng Giêng, Hội đồng quân lực (hội đồng này được thành lập để thay thế cho hội đồng quân nhân cách mạng) với sự đoàn kết chặt chẽ hơn kể từ khi Minh Lớn ra đi, đã quyết định giải nhiệm thủ tướng Hương.

Việc này không làm cho ai phải xúc động, quyết định giải nhiệm Hương đã được Hương chấp nhận một cách hoan hỉ, và có lẽ còn được Hương biết ơn nữa là khác, và tướng Khánh lại lên nắm quyền. Một việc không may là tướng Khánh đã đang biến chất.

Nếu thực sự quyền lực làm hư hỏng con người thì quyền lực thực sự cũng làm cho con người bị mê hoặc nữa.

Tất cả chúng ta đều đã thấy Diệm sống trong một thế giới ảo tưởng như thế nào rồi, lúc ấy đã có dấu hiệu trước mắt là Khánh đang trở nên độc tài hơn, Khánh đã không lạm dụng quyền hành của mình như Diệm trước kia, Khánh đã không làm điều gì sai trái nhưng Khánh cũng chẳng làm được việc gì to lớn cả.

Nhóm tướng trẻ lúc bấy giờ chính là quyền lực sau ngai vàng, và chẳng mấy chốc, họ đã cần phải cho Khánh biết là Khánh đang để mất sự ủng hộ của dân chúng và sự kính trọng của quân đội với ông ta.

Tôi có thể đến gặp Khánh bất cứ lúc nào, bởi vì không những chúng tôi là những người bạn cũ, mà giữa chúng tôi đã không hề có một sự hiềm khích nào, nhưng cũng bởi vì Khánh nhận thấy là ông ta cần đến sự ủng hộ của nhóm tướng trẻ.

Chính vì sự ủng hộ này mà tôi đến gặp Khánh để cảnh cáo Khánh. Chúng tôi đã nói chuyện riêng với nhau. Tôi biết Khánh là một người hoạt động chính trị hết sức thủ đoạn, nhưng đôi khi người ta cũng có thể quá khôn ngoan, và lúc ấy tôi đã nghĩ rằng đó là trường hợp của Khánh.

Sự tranh giành gay gắt đã nổ ra giữa những phe phái chính trị kình địch, và Khánh hình như đã cố ý đổ thêm dầu vào những ngọn lửa bất mãn này.

Tôi nói với Khánh: “Đối với bọn thực dân làm như vậy là đúng, họ thích chia rẽ để trị, nhưng trung tướng không phải là thực dân, trung tướng là thủ tướng của Nam Việt Nam và trung tướng phải làm mọi việc để cho đất nước chúng ta có sự đoàn kết”.

Tôi nói thêm: “Trung tướng phải nghe tôi, chúng tôi muốn ủng hộ trung tướng, nhưng nếu trung tướng muốn được sự ủng hộ đó thì xin trung tướng đừng có dùng thủ đoạn chính trị”.

Tôi lại tiến thêm một bước nữa và nói: “Trung tướng phải cứng rắn hơn và phải dùng biện pháp mạnh để chặn đứng các cuộc biểu tình xuống đường, vì các cuộc biểu tình này đi ngược lại quyền lợi của Tổ quốc”.

Lúc ấy tôi liên tưởng đến một trường hợp, là Khánh đã gửi quân đội đi đàn áp một cuộc biểu tình nhưng lại cấm họ mang theo súng có nạp đạn. Gửi một người lính không có vũ khí để đàn áp một đám đông ngang ngược bất chấp luật pháp thì có ích lợi gì?

Tôi đã nói để kết thúc: “Nếu trung tướng không thể cứng rắn hơn thì trung tướng nên từ chức. Nếu không trung tướng sẽ bị cả nước quở trách và con cháu của trung tướng phải ô nhục vì trung tướng”.

Khi tôi ra đến cửa, Khánh mỉm cười và nói: “Tôi hiểu anh muốn gì anh Kỳ, nhưng anh nên nhớ, anh còn trẻ và đang còn hăng…”.

Tôi đã nhận thấy ngay là Khánh sẽ không làm gì cả, tôi nói tiếp: “Tôi chỉ nói với trung tướng điều gì chúng tôi đang dám nghĩ, điều mà đất nước này đang dám nghĩ mà thôi, chúng tôi còn trẻ nhưng nhóm tướng trẻ là nhịp đập của trái tim đất nước này”.

Bây giờ nhìn trở lại chuyện ngày trước, tôi có thể thấy được là Khánh đã không bao giờ thực sự tin tưởng là giới trẻ chúng tôi có đủ quyết tâm để bắt buộc bất cứ chính phủ nào làm theo yêu cầu của chúng tôi. Do đó mà Khánh đã không sửa đổi gì cả.

Chính trường chất chồng những cuộc đảo chính

Không bao lâu sau cuộc nói chuyện kể trên, một vài người trong nhóm tướng trẻ quyết định là Khánh phải rời khỏi chính quyền. Chính tôi đã quyết định tổ chức một cuộc đảo chính.

Khi tôi nghe được là Khánh đang chuẩn bị đi xuống khu đồng bằng sông Cửu Long để thăm binh sĩ thuộc quân đoàn 4 do Thiệu, trong nhóm tướng trẻ của chúng tôi chỉ huy.

Khánh có ý định nghỉ đêm tại tổng hành dinh của sư đoàn 9 ở Cần Thơ. Tôi đã gọi điện thoại cho Thiệu nói rằng: “Chúng đã phải làm một cái gì, đất nước đang đi vào chỗ bế tắc. Bây giờ chúng ta được dịp Khánh không có mặt ở thủ đô, chúng ta nên tiến công.

Cuộc đảo chính lật đổ Nguyễn Khánh năm 1965.
Cuộc đảo chính lật đổ Nguyễn Khánh năm 1965.

Tôi sẽ bay xuống Cần Thơ trong một chiếc máy bay riêng khi Khánh rời Sài Gòn, và chúng ta sẽ đặt kế hoạch bắt giữ Khánh”.

Sau khi bàn luận xong kế hoạch đảo chính với Thiệu, tôi có nói với ông ta: “Hay giờ tôi sẽ bay về Sài Gòn và nói với các tướng trẻ khác về kế hoạch của chúng ta. Không nên làm bất cứ việc gì cho đến khi được sự đồng ý của họ, chừng đó tôi sẽ gọi điện thoại cho anh”.

Tôi đã hết sức ngạc nhiên là các tướng trẻ đã không đồng ý. Một số các tướng trẻ cho rằng chúng tôi hành động quá hấp tấp và chưa phải lúc để làm một cuộc đảo chính. Vì vậy kế hoạch bắt giữ Khánh đã bị hủy bỏ.

Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày số phận của Khánh đã do tướng Phát định đoạt, khi tướng Phát mưu toan một cuộc đảo chính khác vào ngày 12/2.

Mặc dù cuộc đảo chính này thất bại, nhưng Khánh đã đủ khôn ngoan để nhận thấy ý nghĩa của những điểm bất thường rồi. Vào lúc 11h30 sáng ngày 19/2/1965, tôi đang ở nhà đánh mạt chược với sáu phi công khác thì Khánh gọi điện thoại cho tôi và nói: “Tôi nghĩ là đang có chuyện lộn xộn xảy ra, có rất nhiều xe tăng đang di chuyển”.

Tôi nói với mấy phi công của tôi: “Các anh trở về phi đoàn lấy máy bay, bay lên xem có chuyện gì xảy ra”. Nhưng khi vừa ra khỏi phòng thì họ đã quay trở lại và báo cáo: “Chúng tôi không thể đi vào các nhà để máy bay được, chỗ nào cũng có xe tăng cả”.

Tôi nhảy lên một chiếc xe díp và lái đi một mình. Ở tại cổng tôi gặp Khánh đi xe Mercedes có cắm cờ lệnh. Không có cách nào lái vượt qua các chiếc xe tăng đang tiến về phía căn cứ không quân, vì vậy mà tôi nói với Khánh nên bỏ xe và đi bộ vượt qua các xe tăng.

Không có ai chặn Khánh lại và ông đã chậm rãi đi về phía tôi. Khánh nói: “Phát hầu như đã làm chủ tình hình ở Sài Gòn rồi, anh có cách nào đưa tôi ra khỏi đây không?”.

Tôi đáp lại:”Chắc tôi không thể làm được. mấy phi công của tôi đã không thể cất cánh được, trung tướng muốn đi đâu?”. “Xuống Vùng 4”, Khánh nói.

Lúc bấy giờ tôi không nhớ chắc lắm là mẹ của Khánh đang sống trên Đà Lạt. “Bất cứ đi đâu, nhưng chúng ta nên đi khỏi chỗ này”.

Tôi đáp lại: “Thôi được, nếu cần đi thì chúng ta nên đi mau”. Tôi biết lối đi phía sau của một nhà để máy bay, nơi mà lúc nào cũng có một chiếc máy bay sẵn sàng cất cánh trong trường hợp khẩn cấp.

Chúng tôi chạy nhanh đến nơi đó trên chiếc xe díp của tôi, tránh không cho binh sĩ của Phát trông thấy, và các binh sĩ này hình như cũng không tiến sâu hơn nữa vào trong căn cứ không quân. Tôi giục Khánh lên ngồi trên một ghế hành khách, cho nổ máy và lái máy bay ra phi đạo.

Chúng tôi ra phi đạo vừa đúng lúc, bởi vì khi tôi nhìn về hướng cuối phi đạo, tôi thấy có hàng chục chiếc xe tăng đang tiến về phía chúng tôi.

Tôi không thể trở lui được nữa, vì vậy mà tôi đã cho chiếc máy bay DC3 đã cũ quay hết tốc lực máy chạy nhanh trên phi đạo và cất cánh, hai bánh xe của máy bay lướt sát trên các xe tăng. Khi máy bay đã lên không rồi, Khánh nhìn như có vẻ dễ chịu hơn.

Khánh nói: "Tôi không biết bây giờ phải làm gì, nhưng tôi muốn anh đưa tôi lên Đà Lạt, rồi tôi sẽ để cho anh tự do hành động theo ý anh muốn”.

Khánh lặp lại: “Anh được tôi cho toàn quyền để giải quyết vụ này”. “Được”, tôi nói. “Tôi sẽ báo cáo lại với trung tướng”. Tôi đáp xuống gần Đà Lạt, để Khánh xuống và bay trở lại hướng nam.

Tôi không thể đáp xuống Sài Gòn vì các đơn vị của Phát đang bao vây căn cứ không quân này, và tôi đã bay đi Biên Hòa khoảng 20 dặm về phía bắc. Căn cứ không quân này vẫn còn do chính phủ kiểm soát.

Sài Gòn đối diện nguy cơ bị ném bom

Vừa đáp xuống là tôi đã vào phòng tư lệnh căn cứ, đương nhiên là tạm thời. Việc đầu tiên là tôi triệu tập một buổi họp hội đồng nội các tại Biên Hòa. Bây giờ nghĩ lại tôi tự hỏi tại sao tôi đã dám làm như vậy.

Xét cho cùng, tôi chẳng hề có giấy ủy quyền của Khánh và Khánh chỉ nói miệng với tôi mà thôi. Một mặt khác, ai cũng biết là Phát đang thực sự kiểm soát Sài Gòn. Thành viên của nội các và thành viên của hội đồng quân lực bắt đầu đến Biên Hòa hầu hết bằng đường bộ.

Tướng Thi từ Đà Nẵng cũng đã bay vào. Khi các thành viên nói trên vào khoảng 40 người họp lại, tôi đã trình bày điều gì đã xảy ra. Ai nấy đều cho rằng biến cố này là một điều bất hạnh nhưng ai nấy đều tỏ ra lo ngại cho tương lai của đất nước nếu Khánh còn cầm quyền.

Tôi đã nhấn mạnh khi nói: “Có một việc mà tôi nghĩ rằng chúng ta không thể làm, đó là lấy một quyết định trọng đại đối với Khánh trong lúc Khánh không có mặt.

Đây chỉ là một cách xử sự công bằng. Tôi nghĩ là Khánh phải được để cho có cơ hội để trình bày quan điểm của ông ta”. Đây là một thái độ đối với vấn đề chính trị và quyền lực, mà tôi luôn nghĩ rằng người ta cần phải có như vậy, và Khánh đã tỏ ra hết sức cảm kích.

Tôi đã phái một chiếc máy bay rước Khánh và Khánh đã tới Biên Hòa một vài giờ sau. Nhưng tôi thấy là Khánh, đã nhận thấy rõ bầu không khí căng thẳng trong phòng họp, khi Khánh gặp lại những người đồng sự của ông ta.

Một số đòi Khánh phải từ chức và một số khác phát biểu là Khánh nên tiếp tục ở lại cầm quyền. Khánh đưa tay lau mắt và chỉ nói: “Tôi muốn trở lại Đà Lạt. Tôi xin để cho anh Kỳ và tất cả các vị ở đây quyết định điều gì cần phải làm, hoặc các vị ủng hộ Phát hay tôi.

Hay là trong vấn đề này, quý vị ủng hộ bất cứ một người nào khác cũng được”. Một cách vội vã, Khánh bước ra khỏi phòng họp.

Chiếc máy bay rước Khánh về đang chờ Khánh, và khi tôi một mình cùng đi với Khánh ra phi đạo tôi biết là Khánh đang tự hỏi là câu: “Bất cứ một người nào khác” có phải là ám chỉ tôi hay không, và có thể là tôi đang âm mưu hành động bí mật để giành chính quyền hay không.

Nếu Khánh có bất cứ sự nghi ngờ nào như vậy thì các sự nghi ngờ đó đều không có cơ sở. Khi chúng tôi bắt tay trước khi Khánh lên máy bay, Khánh có nói: “Này anh Kỳ, nếu anh muốn làm chuyện gì, tôi không thể cản anh. Nhưng đừng quá hấp tấp, và cũng đừng quên chúng ta là bạn, đừng quên những lúc vui vẻ chúng ta đã sống chung với nhau”.

Khi tôi trở về phòng họp thì bầu không khí đã hoàn toàn thay đổi, vì bây giờ sự có mặt của tướng Khánh đáng tội nghiệp làm cho người ta lúng túng và dè dặt đã không còn nữa.

Ai nấy cũng đều đòi hỏi phải có sự thay đổi, nhưng riêng tôi, tôi đã đòi hỏi thêm một việc nữa, sự thay đổi phải được thực hiện trên văn bản pháp lý.

Tôi nói: “Quân đội đã có quá nhiều cuộc đảo chính theo lề lối cũ rồi, nếu bây giờ chúng ta muốn có bất cứ sự thay đổi nào, thì các sự thay đổi phải được thực hiện một cách hợp pháp.

Việc đầu tiên mà chúng ta phải làm là trở về Sài Gòn, rồi rước nghị sĩ Sửu ở thượng hội đồng quốc gia đến để thảo ra một sắc lệnh cho phép thực hiện bất cứ sự thay đổi nào”. Nhưng trước khi có thể trở về Sài Gòn, chúng tôi phải dẹp được Phát trước đã.

Tôi quyết định đe dọa sử dụng sức mạnh của không quân, một lối đe dọa mà trước kia đã tỏ ra có hiệu quả, và tôi sắp sửa tìm cách tiếp xúc với Phát thì, không báo trước, tướng Robert Rowland, cố vấn Hoa Kỳ cạnh không quân Việt Nam đã gọi dây nối cho tôi vào lúc 3h trưa và nói: “Chính phủ của chúng tôi muốn biết là ông có đứng về phía phe nổi loạn hay không?”.

Tôi trả lời là tôi không có theo phe nổi loạn và nói tiếp: “Tốt hơn là ông nên nói với mấy người đó hãy rút khỏi tổng hành dinh của tôi ở Sài Gòn. Nói với họ là tôi cho họ bốn tiếng đồng hồ để rút, nghĩa là cho đến 7h chiều hôm nay.

Nếu họ không rút ra tôi sẽ đánh bom khu vực Sài Gòn”. Việc đánh bom Sài Gòn thực sự gần như đã có thể xảy ra. Đến 6h30, Rowland lại gọi dây nối cho tôi: “Ông Kỳ, ngay bây giờ đừng làm như vậy. Gạt bỏ tất cả mọi chuyện khác ra, tôi hiện vẫn đang ở tại tổng hành dinh, nếu ông đánh bom tổng hành dinh, ông sẽ đánh bom luôn cả tôi nữa”.

Tôi nói với Rowland là tôi không có cách lựa chọn nào khác. Đến 7h kém 5 phút, Rowland lại gọi dây nói cho tôi: “Giả sử tôi đem Phát và đại tá Thảo (đại tá Thảo đi theo phe Phát) đến gặp ông, ông có đảm bảo an toàn cho họ hay không?”.

Đại tá Phạm Ngọc Thảo, đã có lúc làm sĩ quan cho Việt Minh. Tôi đã không gặp Thảo từ trước khi cuộc đảo chính Diệm hồi năm 1963, nhưng tôi đã biết Thảo có dính líu với Đức và Phát trong một âm mưu đảo chính thất bại trước đó.

Thảo là người có cái gì hơi bí mật, đứng phía sau thúc đẩy các tướng lãnh bất mãn. Tôi chấp nhận và hủy bỏ lệnh đánh bom tổng hành dinh. Đại tá Pround của quân đội Hoa Kỳ đã bay với Phát và Thảo lên Biên Hòa.

Cuộc đảo chính được chấm dứt sáng hôm sau khi tôi cho máy bay quan sát đi trước, một lực lượng gồm có lính nhảy dù và xe tăng, thả truyền đơn xuống các đơn vị của Phát nói rằng: “Đừng chống lại, nếu không tướng Kỳ sẽ cho dội bom các anh”.

Sự chống đối đã bị đập tan. Thảo và Phát bỏ chạy trốn trong các làng công giáo khoảng hai năm. Thảo đã chết một cách rùng rợn.

Khi cảnh sát phát hiện được nơi Thảo ẩn trốn, cảnh sát đã thuyết phục người cận vệ của Thảo, người này thực ra được cảnh sát trả tiền để báo cáo về Thảo, đến gặp Thảo ở một chỗ hẹn, tại đây Thảo bị người mà Thảo tin cậy bắn vào cổ và bỏ cho chết tại đó.

Nhưng khi cảnh sát đến nơi thì Thảo đã biến mất. Thảo chỉ bị thương qua thôi. Tuy nhiên, hai mươi bốn giờ sau cảnh sát đã tìm thấy Thảo, bắt nhốt Thảo trong khám và tại đây Thảo bị bắn chết theo lệnh của tướng Thiệu.

Tôi tin rằng chính Thiệu đã tổ chức cho người cận vệ của Thảo bắn Thảo trước đó. Khi tôi làm thủ tướng, tôi đã ra lệnh ân xá, đưa Phát ra khỏi nơi ẩn trốn. Suốt trong mấy tuần cuối trước khi Sài Gòn sụp đổ, Phát thường hay đến nhà tôi, tỏ ý muốn cộng tác với tôi để lật đổ Thiệu.

Ông Phan Khắc Sửu, Quốc trưởng VNCH 1964 – 1965 và Thủ tướng Phan Huy Quát.
Ông Phan Khắc Sửu, Quốc trưởng VNCH 1964 – 1965 và Thủ tướng Phan Huy Quát.

Cuộc bầu bán suốt hai ngày một đêm

Ngày hôm sau khi cuộc đảo chính rầm rộ lúc ban đầu bị dẹp tan, chúng tôi quyết định cách thức phải đối xử với Khánh. Trong nhóm tướng trẻ không có một người nào muốn làm hại Khánh, chúng tôi chỉ muốn Khánh đứng ngoài và tôi đã tìm ra một giải pháp hoàn hảo.

Chúng tôi bổ nhiệm Khánh làm đại sứ lưu động. Khánh đã được thúc giục lên đường gấp với một lễ tiễn đưa long trọng tại sân bay. Tôi đã đích thân lên máy bay chào từ biệt và chúc Khánh may mắn. Trong khoảng vài tuần lễ, ở Sài Gòn đã hoàn toàn yên ổn.

Phan Khắc Sửu là quốc trưởng và tạm thời chúng tôi đã cử một thủ tướng dân sự, ông Phan Huy Quát. Không có vấn đề gì xảy ra trong khoảng vài tháng mặc dù có tin đồn là giữa Sửu và Quát không có sự ăn ý với nhau.

Quát đã than vãn là “thực sự tôi không thể tiếp tục được nữa bởi vì quốc trưởng đã cố ý ngăn cản không để tôi làm bất cứ việc gì”.

Suy nghĩ của tôi lúc bấy giờ là giữa hai người này chỉ có sự ghét nhau, ghét cay ghét đắng mà thôi, và người nọ luôn luôn muốn lấn át người kia thay vì cùng bắt tay nhau để làm việc.

Sửu có mặt tại phiên họp với phần xác chứ không phải phần hồn, bởi vì không có một bàn luận nghiêm chỉnh về vấn đề gì cả, Sửu luôn nói lải nhải, giảng thuyết không mạch lạc về nguyên tắc thượng tôn pháp luật và cách xử sự khi làm chính trị.

Rốt cuộc bất thình lình, Quát đập mạnh tay xuống bàn và không có lời mở đầu nào cả, đã nói một cách cộc cằn: “Tôi xin từ chức, vì hội đồng quân lực đã chỉ định tôi làm thủ tướng, hôm nay tôi xin giao trả quyền hành thủ tướng lại cho hội đồng quân lực”.

Chúng tôi không nghĩ việc này hẳn sẽ phải xảy ra. Thông thường các thủ tướng không gọi điện thoại triệu tập hội đồng nội các nhóm họp vào ban đêm, trừ phi có trường hợp khẩn cấp. Trong phiên họp này, chúng tôi đã mất nhiều thì giờ với ông già Sửu lẩm cẩm.

Suốt trong mấy tiếng đồng hồ chúng tôi không giải quyết được chuyện gì. Theo tôi, nếu chính quyền được giao trả lại cho hội đồng quân lực thì việc này phải được hợp pháp hóa để cho tướng Thiệu, người mà tôi nghĩ rằng sẽ lên làm thủ tướng, có thể được đề cử trên một cơ sở pháp lý vững chắc.

Sửu làm chủ tịch thượng hội đồng quốc gia và chúng tôi cần có chữ ký của ông ta để ban hành sắc lệnh để cho phép mọi sự thay đổi về mặt nhân sự. Nhưng Sửu vẫn tiếp tục nói về “các sự bất đồng ý kiến mà tôi có thể giải quyết được”.

Tôi có cảm tưởng là Sửu đang ở trên mây. Sau cùng, vào khoảng 12h rưỡi khuya, tôi bảo nhỏ với hai viên chức ngồi kế tôi: “Đi sang phòng bên cạnh thảo một bản sắc lệnh về việc Quát muốn trao quyền lại cho hội đồng quân lực, rồi đem vào cho tôi. Cố gắng tìm được máy ghi âm và cũng mang vào đây”.

Trong lúc hai người này đi ra ngoài thảo sắc lệnh, thì Sửu vẫn tiếp tục nói dông dài và đã hỏi gần như là than vãn: “Tại sao ông Quát bạn thân của tôi lại muốn bỏ tôi?”.

Trong khi chờ đợi, chúng tôi nhai mấy miếng bánh mì cho đến khi hai sĩ quan nói trên trở lại với bản thảo sắc lệnh và chiếc máy ghi âm. Tôi để bản sắc lệnh trước mặt Sửu kế bên máy ghi âm và yêu cầu ông: “Xin quốc trưởng đọc tên tài liệu này.

Chúng ta không còn thì giờ để thảo luận nữa”. Không lưỡng lự, và thực ra với nét mặt dịu đi, Sửu đọc to bản sắc lệnh và tỏ vẻ đồng ý. Một người trong chúng tôi giựt lấy tài liệu, và sau đó mệt lả người, tất cả chúng tôi đứng dậy ra về.

Vấn đề cử một thủ tướng mới phải chờ đến ngày hôm sau. Sáng hôm sau, tất cả 50 thành viên cấp cao của hội đồng quân lực, đương nhiên trong số này có nhóm tướng trẻ và nội các đã họp lại để cử một thủ tướng mới.

Chúng tôi quyết định họp tại tổng hành dinh của bộ tư lệnh thủy quân lục chiến, vì tại đây có một phòng họp chính thức rộng rãi dành cho ban tham mưu đơn vị nhóm họp với các hàng ghế có vải bọc ở trên như kiểu ghế trong rạp chiếu bóng, và ở chỗ kê bục có để một chiếc bàn hình bầu dục lớn.

Trung tướng Thiệu, với tư cách là một tướng lĩnh cấp cao đã chủ tọa phiên họp, ngồi ở giữa với các tư lệnh quân binh chủng ngồi xung quanh.

Không có một ai trong chúng thôi đã có thể tưởng tượng được là chúng tôi sẽ ngồi hai ngày và một đêm tại đó để làm xong công việc chỉ định một vị lãnh đạo mới.

Sau khi Thiệu giải thích xong mục đích của buổi họp, tôi đứng dậy với tư cách là người lãnh đạo được công nhận của nhóm tướng trẻ, và nói: “Tôi đề nghị chúng ta nên cử trung tướng Thiệu”.

Bởi vì, xét cho cùng, Thiệu là một sĩ quan cấp cao, và tôi nghĩ là tướng Thiệu sẽ dễ dàng chiếm được đủ số thăm cần thiết.

Việc tướng Thiệu cảm ơn tôi và thẳng thắn từ chối không ra ứng cử, đã làm cho tôi ngạc nhiên. Lẽ dĩ nhiên vào lúc ấy, theo thói thường của bản chất con người trong phòng họp đã nổi lên lời kêu gọi “chúng tôi cần trung tướng” và “xin trung tướng đừng từ chối”.

Chắc chắn trong số những người đứng ra kêu gọi này có nhiều người trước đó đã có thái độ lưng chừng và đã nghĩ rằng Thiệu chưa đáng được đề cử, nhưng bây giờ lại đi theo chiều gió. Trong suốt hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi cố gắng thuyết phục Thiệu ra ứng cử.

Lúc bấy giờ chúng tôi nghĩ rằng Thiệu sẽ là một người lãnh đạo tốt cho đất nước, nhưng Thiệu đã không thay đổi ý kiến. Thiệu nói là Thiệu không muốn lãnh trách nhiệm. Đây là một lời nói mà tôi không thể nào quên được trong mấy năm về sau này.

Sáng hôm sau, bất thần tôi thoáng có một ý kiến mới. Tôi đã nói: “Tôi xin đề cử thiếu tướng Thi”. Thiếu tướng Thi lúc bấy giờ là tư lệnh quân đoàn 1, đã nổi tiếng là một chiến sĩ nhảy dù gan dạ, một chiến sĩ hiếu động, luôn luôn cùng nhảy chung với binh sĩ của mình, và Thi lúc nào cũng thích được mọi người chú ý đến.

Từ các lời bình luận của Thi, tôi cũng đã nhận thấy Thi cũng tự cho mình là người biết ít nhiều về hoạt động chính trị phải như thế nào, và lúc ấy tôi đã nói ra điều đó.

Tôi lại nói thêm: “Xét cho cùng, hình như thiếu tướng là người có đủ điều kiện để lãnh đạo. Thiếu tướng có ý thích chính trị nhiều hơn hầu hết các tướng lĩnh khác và thiếu tướng khoái được nổi tiếng”.

Nhưng Thi không chỉ từ chối một lần mà lại còn kêu to “không, không, không bao giờ”. Đối với tôi hai ngày được nghe những lời “không, không, không” đó, tôi vẫn còn không thể tưởng tượng được nổi điều đó, mặc dù là chính trong những năm khó khăn ấy, báo chí quốc tế đã phần nào tạo ra một nguồn dư luận tiêu cực đối với chức vụ thủ tướng ở Nam Việt Nam.

Bất cứ người nào nhận lãnh chức vụ này là tức khắc đã đặt mình trước búa rìu dư luận, và có thể bị mọi phe phái chống đối.

Khi một người nào nhận làm thủ tướng trong những ngày hỗn loạn lúc bấy giờ thì người đó không chỉ bị lật đổ một cách nhục nhã mà còn có nguy cơ bị ám sát nữa. Có lẽ điều này đã lảng vảng trong đầu của nhiều người suốt trong hai ngày họp thực khó tin ấy.

“Tôi sẽ phải xin phép vợ tôi đã”

Tôi xin nói một cách thành thực là lúc bấy giờ không khi nào trong đầu tôi có ý tưởng là tôi có điều kiện thích hợp để được đề cử.

Chúng tôi cần có một chính phủ quân nhân để thay thế Quát và Sửu, nhưng trong lúc bộ binh và hải quân tổng cộng cả trăm nghìn người, thì không quân trong lúc đó chỉ khoảng 30 ngàn người. Đây là đoàn chim non có lẽ đã bay được, nhưng vẫn còn bé bỏng so với các đàn anh trong quân đội. Rồi sau khi chúng tôi nghỉ giải lao uống cà phê, thì một việc đột xuất đã bùng nổ.

Trong một góc phòng họp, tôi thấy Thiệu và Thi đang nghiêm chỉnh thảo luận, sau đó Thiệu bước về phía tôi đứng trong hành lang và nói thẳng với tôi: “Kỳ, tại sao anh không nhận làm thủ tướng? Không có ai chịu nhận, không có ai dám đứng ra nhận cả”.

“Tôi nghĩ rằng trung tướng Thiệu nên nhận làm thủ tướng”, tôi đã nói như vậy với giọng nài nỉ, “nếu trung tướng không nhận thì tôi biết việc gì sẽ xảy ra. Nếu cuộc họp đáng buồn cười này của chúng ta mà kéo dài thêm một vài tiếng đồng hồ nữa, thì chắc chính quyền sẽ lọt ra khỏi tay của quân đội”. Thiệu nói: “Chúng ta giải quyết việc này cho xong”.

Tôi liền nói tiếp: “Nếu trung tướng là một tổng trưởng dân sự trong chính phủ, trung tướng sẽ nghĩ thế nào về việc ở trên thế giới này lại có một quân đội không có khả năng để quyết định xem ai đứng ra lãnh đạo họ?

Tôi có thể tưởng tượng được dân chúng đang suy nghĩ như thế nào, “một quân đội như thế thì làm sao chúng ta có thể chiến thắng được?”.

Chúng ta được giao cho cơ hội sử dụng quyền lực. Giới dân sự đã làm cho tình hình rối beng. Vì vậy mà tôi nghĩ rằng cho đến khi có điều kiện thành lập một chính phủ dân sự, chúng ta cần có một người hùng – một quân nhân”.

“Yêu cầu anh Kỳ đứng ra thành lập chính phủ”, Thiệu nói với giọng van nài. Tôi vẫn còn do dự. Thực ra, lúc bấy giờ tôi không biết gì về chính trị, tôi chỉ biết là tôi đã tin tưởng ở đất nước của tôi.

Cuối cùng tôi có nói: “Bằng mọi cách, quân đội chúng ta phải thành lập một chính phủ càng sớm càng tốt.

Nếu không có ai khác dám đứng ra nhận lãnh trách nhiệm, và nếu tất cả các anh thực sự có đủ sự tín nhiệm nơi tôi, thì tôi xin sẵn sàng nhận lãnh cũng như tôi luôn luôn đã nhận lãnh bất cứ công tác nào, ngay cả công tác khó khăn nhất mà quân đội đã giao cho tôi”.

Chúng tôi tái nhóm lại, Thiệu đề cử tôi làm thủ tướng và toàn thể hội đồng đã hoan hô, tôi đã được toàn thể hội nghị “đứng dậy vỗ tay hoan hô” đúng như lối nói của người phương Tây nói như vậy.

Tôi vẫn còn muốn biết thật chắc chắn là không có ai chịu nhận đứng ra thành lập chính phủ và tôi đã đứng lên một lần nữa trước mặt các sĩ quan nhóm họp và hỏi: “Nếu các vị nào muốn đứng ra thay tôi thành lập chính phủ, thì xin nói lên, tôi sẵn sàng nhường lại”.

Lúc bấy giờ họ đã đồng thanh nói “không”. Đến giờ phút này, tất nhiên là tôi không có kế hoạch gì sẵn cả.

Tôi tin mạnh mẽ vào số phận của mình, nhưng tôi đã không bao giờ tưởng tượng được là có ngày như hôm ấy, cho nên tôi đã không có chương trình dài hạn nào, như thông thường những kẻ âm mưu đã chuẩn bị sẵn trước.

Tất cả những gì tôi có thể nói trong bài diễn văn nhận lãnh trách nhiệm thành lập chính phủ chỉ là tôi đã lấy làm hãnh diện về danh dự to lớn dành cho tôi với tư cách thành viên hội đồng quân lực chứ không phải với tư cách một người hoạt động chính trị.

Tôi đã nói với hội nghị là tôi không ở trong bất cứ đảng phái chính trị nào. Chỉ có một việc mà tôi đã ý thức rõ là tôi không muốn giữ tất cả các quyền bính cho riêng tôi, và tôi đã hy vọng là có thể thành lập nhanh chóng một chính phủ, và chính phủ này phải làm việc trong tinh thần đồng đội, để cho mỗi thành viên của chính phủ đều cảm thấy được là mình có tham dự chung vào vấn đề lấy mọi quyết định.

Rồi tôi đã đưa ra thêm một điều kiện: “Tôi sẽ phải xin phép vợ tôi đã”. Phản ứng đầu tiên của vợ tôi là “không được". Lúc ấy chúng tôi là cặp vợ chồng trẻ, chúng tôi không muốn dính líu đến các mưu đồ chính trị.

Tuy nhiên, sau khi tôi giải thích cho vợ tôi nghe các sự việc đã xảy ra, vợ tôi đã hiểu và đồng ý với việc tôi quyết định đứng ra thành lập chính phủ. Ngày hôm sau, tôi trở lại phòng họp của hội đồng quân lực để xác nhận quyết định này của tôi”.

bài liên quan
Pharmacity đồng hành cùng Công ty Dược phẩm GSK nâng cao kiến thức và kỹ năng cho dược sĩ về các bệnh lý hô hấp thường gặp

Pharmacity đồng hành cùng Công ty Dược phẩm GSK nâng cao kiến thức và kỹ năng cho dược sĩ về các bệnh lý hô hấp thường gặp

Vào ngày 09/12/2024 vừa qua, Pharmacity đã phối hợp cùng Công ty Dược phẩm GSK Việt Nam và trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Tiếp cận toàn diện các bệnh lý hô hấp thường gặp - Từ kiến thức đến thực hành”.
Pharmacity đạt top 10 thương hiệu có trải nghiệm khách hàng xuất sắc nhất Việt Nam 2024

Pharmacity đạt top 10 thương hiệu có trải nghiệm khách hàng xuất sắc nhất Việt Nam 2024

TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 /12 vừa qua - Pharmacity, chuỗi nhà thuốc bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tự hào thông báo về việc đạt Top 10 thương hiệu có trải nghiệm khách hàng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2024 do KPMG bình chọn. Xếp hạng thứ 8, tăng 38 bậc so với năm 2023, Pharmacity là đơn vị bán lẻ dược phẩm duy nhất đạt được danh hiệu này, khẳng định vị thế dẫn đầu và cam kết mang đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất.
Mới nhất
Đọc nhiều
KITA Group: Từ đơn vị M&A đến Nhà kiến tạo những dự án “đình đám”

KITA Group: Từ đơn vị M&A đến Nhà kiến tạo những dự án “đình đám”

“Khởi binh” là một đơn vị M&A chuyên tìm kiếm, lựa chọn và “hồi sinh” những dự án phải dừng hoạt động do năng lực Chủ đầu tư yếu, vài năm trở lại đây, KITA Group được biết đến là Nhà phát triển bất động sản kiến tạo nên những dự án có tên tuổi tại các thị
Trao trả 9 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Trao trả 9 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Quảng Ninh phối hợp Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái tiến hành trao trả 9 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua đường biển.
Lãnh đạo tỉnh Cà Mau thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng

Ngày 15/1, ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau, làm Trưởng đoàn công tác của Tỉnh ủy, UBND, HĐND, UBMTQVN tỉnh đến thăm, chúc tết cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hòn Khoai và Đồn Biên phòng Rạch Gốc (BĐBP Cà Mau).
Tin bài khác
Trao trả 9 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Trao trả 9 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Quảng Ninh phối hợp Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái tiến hành trao trả 9 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua đường biển.
Khởi tố, bắt giam Chủ tịch Công ty Cổ phần phân phối Top One về hành vi tham ô tài sản

Khởi tố, bắt giam Chủ tịch Công ty Cổ phần phân phối Top One về hành vi tham ô tài sản

Công an tỉnh Hà Giang cho biết, vừa ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét đối với Nguyễn Thế Trịnh (SN 1978, trú tại phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội).
Triệu tập tài xế lái xe ô tô đánh liên tiếp vào nhân viên cây xăng dầu

Triệu tập tài xế lái xe ô tô đánh liên tiếp vào nhân viên cây xăng dầu

Theo nội dung clip, người đàn ông dừng xe ở cây xăng, bước xuống rồi bất ngờ đánh liên tiếp vào mặt một nhân viên cây xăng đang phục vụ khách hàng.
CSGT Bình Dương đuổi bắt 2 đối tượng trộm cắp trên Quốc lộ 13

CSGT Bình Dương đuổi bắt 2 đối tượng trộm cắp trên Quốc lộ 13

Trong lúc làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông trên Quốc lộ 13, tổ CSGT thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương đã truy đuổi theo 2 đối tượng “đua nóng”, thu giữ tài sản trả cho người dân.
Cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục bị đề nghị mức án 12-13 năm tù

Cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục bị đề nghị mức án 12-13 năm tù

Ông Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bị Viện kiểm sát đề nghị mức án 12-13 năm tù về tội Nhận hối lộ.
Cao Bằng: Phát hiện đối tượng vận chuyển hơn 6 tạ pháo lậu

Cao Bằng: Phát hiện đối tượng vận chuyển hơn 6 tạ pháo lậu

Công an tỉnh Cao Bằng cho biết vừa phát hiện, thu giữ 606,2 kg pháo nổ nhập lậu được các đối tượng cho vào bao tải vận chuyển đến nơi tập kết.
Đang xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá Trịnh Văn Chiến cùng 10 đồng phạm

Đang xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá Trịnh Văn Chiến cùng 10 đồng phạm

TAND tỉnh Thanh Hóa đang tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cựu Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và 10 đồng phạm trong vụ án Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí tại dự án Hạc Thành Tower.
Bắt hơn 20 người trong công ty sản xuất thuốc giả "siêu khủng" ở TP Hồ Chí Minh

Bắt hơn 20 người trong công ty sản xuất thuốc giả "siêu khủng" ở TP Hồ Chí Minh

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường (PC03) Công an TP HCM vừa bắt tạm giam Giám đốc Công ty TNHH Kingpharm và Công ty Kiến Lâm cùng 20 người khác về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh".
Xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam

Xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam

Cựu chủ tịch Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam Nguyễn Đức Thái bị cáo buộc nhận hối lộ gần 25 tỉ đồng để nâng đỡ, dọn đường cho doanh nghiệp “sân sau” trúng thầu.
Tạm giữ đối tượng dẫn bé gái 4 tuổi ra khỏi trường mầm non tại Hải Phòng

Tạm giữ đối tượng dẫn bé gái 4 tuổi ra khỏi trường mầm non tại Hải Phòng

Lực lượng chức năng Công an TP Hải Phòng đã tiến hành tạm giữ cô gái dẫn bé gái 4 tuổi rời khỏi trường mầm non.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.