Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác truyền thông, phổ biến Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.
Theo đó, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 335/KH-UBND ngày 21/11/2024 về việc đảm bảo An toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025. UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác truyền thông, phổ biến Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.
Tập trung tuyên truyền nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết, Lễ hội; nâng cao vai trò, trách nhiệm của UBND các cấp, của người quản lý, của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng; tuyên truyền việc sử dụng phòng ngừa ngộ độc rượu, các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm trong dịp Tết và mùa Lễ hội.
Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP số 1 của TP Hà Nội kiểm tra một siêu thị trên địa bàn. Hình ảnh mang tính chất minh hoạ |
Các đơn vị cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành; Đối tượng thanh tra, kiểm tra tập trung vào các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố, trọng tâm vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Ất Tỵ và các Lễ hội, các cơ sở dịch vụ ăn uống.
Các đoàn cấp thành phố, cấp huyện, xã thực hiện kiểm tra theo phân cấp quản lý; khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật, tuyệt đối không để các sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, không đúng quy định về ghi nhãn hoặc có các vi phạm khác lưu thông trên thị trường; không để các sản phẩm quảng cáo sai quy định tiếp tục lưu hành.
Không để các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm tiếp tục hoạt động khi chưa thực hiện các biện pháp khắc phục có hiệu quả.
Đồng thời, UBND Thành phố giao Sở Y tế là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm Thành phố, tổ chức, triển khai các hoạt động kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm.
Tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, chú trọng kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Tăng cường các hoạt động đảm bảo An toàn thực phẩm tại các địa điểm tổ chức các hoạt động đón Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.
Chuẩn bị sẵn sàng đảm bảo lực lượng chuyên môn, trang thiết bị, thuốc và hóa chất để kịp thời đáp ứng khi có sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra trên địa bàn.
Đặc biệt, UBND Thành phố yêu cầu, công tác thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết, Lễ hội và có yếu tố nguy cơ cao, các làng nghề chế biến thực phẩm, các cơ sở kinh doanh tại các chợ và siêu thị, thanh kiểm tra liên ngành từ cấp thành phố đến cấp xã, phường, thị trấn.
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các kiến thức, quy định pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, đồng thời, đẩy mạnh hoạt động truyền thông phổ biến các quy định của pháp luật về An toàn thực phẩm cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng đến người dân.
Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm theo đúng quy định pháp luật. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các kiến thức, quy định pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
Tags: