Theo đại diện Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội cho biết, hiện công tác trùng tu biệt thự 49 Trần Hưng Đạo đã cơ bản hoàn thành.
Ban Quản lý quyết định mở cửa biệt thự này đón khách tham quan từ 26/1 với hoạt động trưng bày đầu tiên về quá trình trùng tu, cải tạo ngôi biệt thự. Ngoài các hình ảnh ghi lại quá trình trùng thu, trưng bày còn giới thiệu một số hiện vật như cấu kiện gỗ cũ của ngôi biệt thự, đôi găng tay của người thợ.
Đại diện Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội cho biết: "Chúng tôi muốn người dân và du khách hiểu hơn về những kiến trúc đặc trưng làm nên vẻ đẹp cổ kính của Hà Nội. Những hình ảnh, hiện vật trưng bày lần này sẽ giúp người dân và du khách hiểu hơn quá trình mà các kiến trúc sư, chuyên gia của Việt Nam và Pháp đã nỗ lực tôn tạo, tu bổ ngôi biệt thự theo kiến trúc cũ".
Cùng với hoạt động mở cửa, trưng bày đón khách tham quan vào dịp Tết Nguyên đán 2024, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội cũng đang xây dựng các kế hoạch để đưa vào sử dụng ngôi biệt thự này một cách hiệu quả với những hoạt động mang tính thường xuyên hơn, để địa chỉ này trở thành điểm đến của người dân và du khách.
Ban Quản lý dự báo, biệt thự 49 Trần Hưng Đạo sẽ sớm trở thành một điểm tham quan, check-in ưa thích của đông đảo bạn trẻ giống như Trung tâm văn hóa 22 Hàng Buồm thời gian qua sau khi cải tạo xong.
Sau khoảng một năm trùng tu lớn với sự hỗ trợ của các chuyên gia Pháp, biệt thự 49 Trần Hưng Đạo sắp hoàn thành cải tạo.
Biệt thự này từng gây tranh cãi lớn trên truyền thông về màu vôi khi cải tạo. Các chuyên gia Pháp khẳng định, ngôi biệt thự được tôn tạo, bảo tồn theo đúng màu sơn gốc. Vì vậy, quận Hoàn Kiếm bảo lưu quan điểm bảo tồn đúng màu vôi gốc.
Được biết, việc mở cửa ngôi biệt thự 49 Trần Hưng Đạo nằm trong chuỗi chương trình "Tết Việt - Tết phố 2024" do Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức.
Chương trình gồm nhiều hoạt động phong phú như: Dâng lễ cửa đình, dựng cây nêu, khai mạc sáng 28-1 tại đình Kim Ngân (Hàng Bạc); giới thiệu không gian sinh hoạt, đón Tết của một gia đình Hà Nội xưa tại ngôi nhà di sản (87 Mã Mây)...
Thường trực HĐND thành phố Hà Nội đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo rà soát, báo cáo thực trạng quỹ nhà biệt thự và công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn.
Ngày 11/10, tại UBND TP Phú Quốc, Bộ Công Thương phối hợp UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị ngành Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ X năm 2024.
Tiếp tục hành trình quyên góp, ủng hộ người dân bị ảnh hưởng mưa lũ sau bão số 3, ngày 10/10, Báo Pháp luật Việt Nam mang theo nhu yếu phẩm và tình yêu thương tới bà con xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật, dự báo sâu bệnh gây hại kịp thời, từ đó tạo đà cho huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường.
"Thủ khoa" đầu vào trường THPT Lê Hồng Phong bị cho thôi học, sau khi nhà chức trách phát hiện điểm thực tế của em này thấp hơn 15 điểm so với công bố.
Tại Quyết định số 2888-QĐ/TU ngày 27/9/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An điều động, phân công, bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hoa - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Y tế giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.