Quy định cho phép TP Hà Nội áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ thúc đẩy Thủ đô đi đầu, tiên phong trong đổi mới sáng tạo, tiến tới là trung tâm khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á.
Hoàn thiện thể chế phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội (QH) khóa XV đã có quy định về chính sách huy động, sử dụng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số nhằm thể chế hoá chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; khắc phục các bất cập thực tiễn, xây dựng, hoàn thiện thể chế phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo của Thủ đô, hướng tới xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao và phát triển công nghệ hàng đầu của cả nước, tiến tới là trung tâm KH&CN, đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á.
Theo đó, dự thảo Luật quy định cho phép TP Hà Nội áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong một số lĩnh vực. Phạm vi lĩnh vực áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát gồm có các giải pháp công nghệ mới; mô hình Quỹ Đầu tư mạo hiểm TP Hà Nội; mô hình khu phát triển thương mại và văn hóa ở một số địa điểm trên địa bàn Thủ đô có tiềm năng, lợi thế về thương mại, dịch vụ, du lịch, văn hóa; mô hình kinh doanh mới khác.
Điều kiện, phạm vi, thời gian thử nghiệm là các giải pháp công nghệ mới thuộc lĩnh vực công nghệ cao (CNC), lĩnh vực công nghệ trọng điểm của TP Hà Nội; ưu tiên các giải pháp công nghệ mới có thể tiến hành thử nghiệm trong khu CNC của TP; thời gian thử nghiệm giải pháp công nghệ mới tối đa là 3 năm. UBND TP Hà Nội ban hành Quy chế quản lý cơ chế thử nghiệm có kiểm soát giải pháp công nghệ mới.
Tại Hội thảo Quỹ đầu tư mạo hiểm và cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong một số lĩnh vực KH&CN trọng điểm của Thủ đô, do UBND TP Hà Nội tổ chức mới đây, ông Dương Thành Nhân, Vụ KH&CN, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận định, việc xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để khuyến khích phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo, phát triển sản phẩm dịch vụ, mô hình kinh doanh mới là phù hợp với yêu cầu thực tiễn và cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, định hướng của Chính phủ.
Cần được ứng dụng trong không gian thực tế
Theo ông Dương Thành Nhân, khi xây dựng, triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, cần xem xét đến những yếu tố bao gồm những người cung cấp sản phẩm, dịch vụ truyền thông; khoảng thời gian thử nghiệm; sự giám sát từ cơ quan quản lý; sự hỗ trợ từ Chính phủ, cơ quan quản lý... Trong đó, khoảng thời gian thử nghiệm có thể thay đổi tùy theo loại và mục tiêu của từng sandbox, nhưng phải có giới hạn về thời gian để giữ cho quy trình diễn ra linh hoạt và ngăn chặn các mô hình kinh doanh kém phát triển hoạt động vô thời hạn.
Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) Chu Thị Hoa cho rằng, cần có tư duy lập pháp “mở” và “linh động” để lập pháp “đồng hành” cùng các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Đối với những vấn đề “quản không được” hoặc chưa hiểu rõ thì cần cân nhắc áp dụng khung pháp lý thử nghiệm áp dụng trong phạm vi hạn chế (sandbox).
Bà Chu Thị Hoa kiến nghị xây dựng và áp dụng sandbox cho việc triển khai và ứng dụng các công nghệ mới; cho phép thử nghiệm hoạt động kinh doanh mới, có tính chất đổi mới sáng tạo trong phạm vi và thời gian xác định, dưới sự giám sát của các nhà quản lý để đánh giá, kiểm nghiệm và điều chỉnh trước khi trở thành chính sách chung. Trong đó, cần lưu ý nới lỏng các điều kiện kinh doanh truyền thống; quy định quản lý phải theo hướng hạ thấp các rào cản về gia nhập thị trường, rào cản đối với các start-up... để các doanh nghiệp hoạt động thử nghiệm, dần dần hoàn thiện công nghệ và đáp ứng các yêu cầu quản lý.
Phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường của QH về nội dung này, Đại biểu Nguyễn Duy Minh (Đoàn Đại biểu QH TP Đà Nẵng) cho rằng, không nên chỉ giới hạn cơ chế thử nghiệm có kiểm soát tại khu CNC, bởi việc giới hạn thử nghiệm có kiểm soát tại khu CNC có thể không phù hợp để giúp phát triển công nghệ. “Có một số công nghệ cần được ứng dụng trong không gian thực tế, cần có cư dân sinh sống mới có hiệu quả. Ví dụ, robot giao thức ăn tự hành cần có nơi, có cư dân sinh sống, bán thức ăn để thử nghiệm cho thức ăn đến nhà dân”, Đại biểu nói.
Ngoài ra, theo Đại biểu, các loại robot và xe tự hành cần có giao thông thực tế - dù mật độ thấp - để mô hình trí tuệ nhân tạo có thể học và phát triển. “Các mô hình trí tuệ nhân tạo như một em bé cần được học nhiều tình huống khác nhau và nếu chỉ thử nghiệm trong khu vực khép kín, phòng thí nghiệm sẽ không học được nhiều. Tất nhiên, khi thử nghiệm trong thực tế phải bảo đảm có cơ chế kiểm soát an toàn và có người giám sát”, Đại biểu nói thêm.
Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Phiên họp do đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đồng chủ trì.
Mới đây, một vụ tử vong đau lòng do chó dại cắn đã xảy ra, và nạn nhân lại chính là chủ một quán thịt chó. Vụ việc này không chỉ là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ từ bệnh dại mà còn khiến dư luận bức xúc về thực trạng bắt chó bằng những phương pháp tàn nh
Trong một chuyến đi công việc, tôi tình cờ bắt gặp một cảnh tượng khiến lòng mình chùng xuống. Một người đàn ông đang bán một con rùa lớn, nặng hơn 10 kg. Con rùa bị lật ngửa, nằm bất động trên một cục gạch, đôi mắt lộ vẻ bất lực và đau đớn. Nhìn hình ảnh
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.