Dù vẫn còn tâm lý dè dặt, người Hà Nội đến nay đã dần làm quen trở lại với nhịp sống bình thường mới. Không vội vã đến quán hàng hay tụ tập ở những góc phố quen thuộc, nhiều người lặng lẽ tận hưởng không gian riêng đảm bảo an toàn và thoải mái tinh thần khi dịch dần được kiểm soát.
Ngày Hà Nội được nới lỏng thêm nhiều hoạt động như quán ăn được phục vụ tại chỗ, xe buýt và xe taxi được hoạt động trở lại, mỗi người với mỗi công việc khác nhau đều có cảm xúc riêng.
Với những chủ quán hàng, niềm vui trong họ trở lại khi được mở bán, phục vụ khách tại chỗ. Những ngày cuối tuần, quán xá Hà Nội cũng tất bật hơn hẳn để chuẩn bị cho những đoàn khách đến ăn, chủ yếu là nhóm gia đình, bạn bè.
Sau thời gian dài giãn cách, nhiều gia đình lựa chọn ăn ngoài để thay đổi không khí, làm mới tinh thần. Theo chia sẻ của một chủ quán lẩu trên phố Trần Nhân Tông: “Mấy ngày qua, lượng khách tới quán tăng dần, đặc biệt 2 ngày nghỉ cuối tuần. Dịp 20/10 vừa rồi lượng khách đặt bàn đã tăng cao”.
“Khách hàng tới quán tôi ai nấy đều rất vui, là chủ quán tôi cũng thấy rất hạnh phúc vì được phục vụ khách. Ăn tại chỗ thì vẫn ngon hơn khi mang đi”, chị Lan Anh – chủ quán bún chả trên đường Cổ Nhuế cho biết.
Hà Nội nới lỏng nhiều hoạt động, trong đó có việc cho phép các tuyến xe buýt trở lại hoạt động.
Tại quán bún ốc trên phố Quang Trung, niềm hân hoan của người bán hàng, phục vụ hòa cùng không khí tất bật trong quán. Vừa hối hả chan những muôi nước dùng nghi ngút, thơm lừng, cô Thu - chủ quán chia sẻ: “Hôm nay được mở cửa trở lại tôi rất phấn khởi, cửa hàng đã rục rịch chuẩn bị từ sớm.
Các vách ngăn chống dịch được bố trí cẩn thận, bàn ghế trong quán cũng được chúng tôi sắp xếp và giảm số lượng xuống chỉ để đón tiếp 50% khách hàng. Ngày hôm nay, khách quay lại chưa đông, nhưng chúng tôi vẫn rất vui vì được trở lại tiếp đón những khách hàng thân yêu”.
Bên cạnh sự hối hả của những cửa hàng kinh doanh đã khôi phục hoạt động buôn bán, một số địa điểm nổi tiếng, quen thuộc đối với nhiều thực khách vẫn chưa mở cửa. Nhiều thực khách cũng bất ngờ khi một số quán phở nổi tiếng tại khu vực phố cổ như phố Ấu Triệu, Lý Quốc Sư, Bát Đàn… vẫn còn dè dặt khi mở cửa.
Theo chủ các quán phở này, để đảm bảo chất lượng và thương hiệu, việc mở lại phải được chuẩn bị trong nhiều ngày, bao gồm các công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, vệ sinh cửa hàng, đồ nấu bếp sau thời gian đóng cửa vì dịch bệnh.
Thời điểm hàng quán mở cửa trở lại trùng với đợt không khí lạnh tăng cường và ảnh hưởng của bão Kompasu, đường phố Hà Nội mưa rả rích. Một số quán cà phê nổi tiếng ghi nhận lượng khách đã bắt đầu quay trở lại.
Nhiều bạn trẻ tranh thủ check in, nhâm nhi cà phê cùng bạn bè sau thời gian dài không thể gặp mặt trực tiếp. Với họ, tận hưởng trọn vẹn cảm giác thoải mái khi Hà Nội trở lại trạng thái bình thường mới là điều tưởng chừng quen thuộc nhưng cũng rất quý giá.
Dương Vũ Khánh Ly (23 tuổi), sống tại quận Đống Đa cảm thấy “hơi ngợp” khi bỗng dưng sau một thời gian dài giãn cách, thành phố bước vào một giai đoạn bình thường mới.
“Mình sẽ lên kế hoạch hẹn hò những người bạn lâu ngày chưa gặp, nhưng không vội. Một ngày mơ ước mà mình sẽ thực hiện trong thời gian tới là sáng ăn phở, rồi cà phê trứng, sau đó đi chụp ảnh tại triển lãm và ăn lẩu buổi tối”, Ly cho biết.
Mỗi người cần nâng cao ý thức trách nhiệm để bảo vệ thành quả chống dịch.
Kỳ vọng cuộc sống khởi sắc
Mặc dù khách tới quán chưa đông nhưng nhiều chủ quán kỳ vọng từ nay tới cuối năm, tình hình kinh doanh sẽ khởi sắc, nhất là chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam đã thay đổi, đó là “sống chung với dịch một cách an toàn”; từng bước khôi phục nền kinh tế, sản xuất kinh doanh; đồng nghĩa với việc nhu cầu giao dịch, tiếp khách, ăn uống của nhiều thực khách sẽ tăng, quán xá sẽ “hồi sinh” trở lại.
Trong khi đó, các bảo tàng ở Hà Nội cũng bắt đầu mở cửa trở lại, tuy nhiên lượng khách vẫn chưa có nhiều. Tiến sĩ Trần Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học cho biết, việc mở cửa bảo tàng phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý khách hàng.
Dù được phép tham quan, khách hàng cũng phải có thời gian “chững” lại để nắm bắt tình hình, không thể ngay lập tức đưa cả gia đình hay cơ quan, đơn vị đến chỗ đông người. Vì vậy, việc đánh giá xu hướng khách hàng trong thời điểm này là cần thiết, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Ngày được trở lại với những tuyến đường quen thuộc của Thủ đô, những nhân viên xe buýt cũng mang cảm xúc riêng. Anh Nguyễn Văn Đông (Hoàng Mai), nhân viên xe buýt chia sẻ, những ngày này hầu như các tuyến vẫn còn khá thoáng và thưa khách.
Nguyên nhân là bởi sau thời gian dài giãn cách, sinh viên vẫn chưa trở lại nên lượng ghế trên xe vẫn còn trống nhiều. Anh cho biết, sẽ cần có thêm thời gian để trở lại với thói quen đi lại của người dân. Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Thanh, nhân viên thu vé tuyến buýt 21B, cho biết: “Mấy ngày đầu xe buýt chạy trở lại nên nhiều người chưa đi. Tuy nhiên, mình vẫn yêu cầu khách đi xe phải khai báo y tế qua giấy hoặc quyét QR Code, sát khuẩn đầy đủ”.
Tại làng hoa Tây Tựu, niềm phấn khởi trở lại với những người nông dân khi được bắt đầu vụ hoa mới. Cánh đồng hoa nhộn nhịp trở lại khiến nhiều người dân làng Tây Tựu yên tâm hơn để chuẩn bị cho vụ hoa Tết. Dù vậy, thời gian giãn cách kéo dài cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của các hộ gia đình tại đây.
Bà Đỗ Thị Hà - một tiểu thương tại đây cho biết: “Do Hà Nội phải thực hiện giãn cách dài ngày, lo ngại đầu ra cho hoa nên mùa hoa 20/10 diện tích trồng hoa tại Tây Tựu giảm đáng kể. Muốn mua được hoa, người mua phải đi thăm vườn và đặt hoa từ cách đây nhiều ngày”.
Các bạn trẻ tụ tập trong những góc quán cà phê quen thuộc sau thời gian dài giãn cách.
Bảo vệ vùng xanh an toàn
Các chuyên gia nhận định, việc thành phố nới lỏng giãn cách là điều kiện cần thiết để quay lại cuộc sống bình thường mới, có nghĩa là trong trạng thái vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, mỗi cá nhân, tập thể đều phải làm tốt các biện pháp phòng, chống dịch; trong đó, phải nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K, nhất là ở những nơi có mật độ dân tập trung cao như Hà Nội.
Dù Hà Nội cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh nhưng nhiều người bày tỏ sự lo lắng đợt bùng phát dịch mới khi một số quán hàng trở nên đông đúc. Về vấn đề này, bác sĩ Trần Văn Phúc – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho hay: “Tôi tin rằng, nếu ổ dịch xuất hiện thì đều đã nằm trong kịch bản và khả năng kiểm soát của chúng ta.
Tình hình tiêm chủng như vậy là điều kiện cần để chúng ta yên tâm mở cửa. Không nên quá lo lắng khi ngày hôm nay số lượng người đến quán ăn đông vì đó cũng là điều dễ hiểu bởi sau khoảng thời gian dài không được ra ngoài ăn uống”.
Tuy nhiên, dù trở về trạng thái bình thường mới thì việc quan trọng không bao giờ được dừng lại là truy vết. Bởi càng làm tốt công tác truy vết bao nhiêu thì sẽ hạn chế được dịch lây lan trong cộng đồng bấy nhiêu. Đồng thời, các đơn vị cũng cần có những cách thức hoạt động mới linh hoạt ứng phó với tình hình.
Các quy tắc cần phân chia cụ thể về sinh hoạt hàng ngày, hội họp, tham gia giao thông, trong trường học, công sở, biểu diễn nghệ thuật... là điều cần thiết.
Theo quy định mới, những nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (trừ các cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi) được phép kinh doanh, phục vụ tại chỗ, không quá 50% chỗ ngồi và phải đảm bảo khoảng cách hoặc có vách ngăn/tấm chắn. Nhiều cửa hàng cũng tập trung tiêm vaccine cho nhân viên, xét nghiệm COVID-19 định kỳ và yêu cầu khách hàng ra vào khai báo y tế, đeo khẩu trang và sát khuẩn.
Nhiều người bày tỏ, họ rất lạc quan và tin tưởng vào những phương án phòng chống dịch được thực hiện. Vì vậy, mỗi người cần nâng cao ý thức, bảo vệ tốt thành quả là nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân. Bà Nguyễn Mai Cánh (quận Tây Hồ) cho rằng: “Cuộc chiến COVID-19 kéo dài đã cho chúng ta nhiều bài học, rằng chỉ một chút lơ là của cá nhân thì sẽ ảnh hưởng tới cả một khu phố, một địa bàn.
Nên tôi mong rằng, dù thành phố có nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch thì mọi người vẫn nên hạn chế tối đa việc đi lại vào thời điểm này để bảo vệ chính mình, bảo vệ gia đình, người thân và tạo điều kiện cho chính quyền sớm kiểm soát được dịch bệnh”.
Ngày 17 và 18/4, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đảng bộ Lữ đoàn 171 (Vùng 2 Hải quân) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ Lữ đoàn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đại tá Nguyễn Văn Quán, UVTV, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng dự, chỉ đạo Đại hội.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Sáng ngày 8/4, TS. Vũ Hoài Nam, Tổng Biên Tập Báo Pháp luật Việt Nam cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
Trường Đại học Đồng Nai tổ chức chương trình giao lưu mang tên “Thế hệ thầy, cô giáo với sinh viên ngành Sư phạm”, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất Đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Chính sách miễn học phí là bước tiến quan trọng, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai của thế hệ trẻ. Khi các em đều có quyền được học tập và đây là chìa khóa giúp các em đến gần hơn với ước mơ của mình.
Đội QTT số 17, Chi cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an thành phố Hà Nội phát hiện và tạm giữ 807kg thực phẩm bao gói sẵn là xúc xích, lạp xưởng, chả cá, chả mực…. do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ.
Một chiếc ba lô được gửi từ Bình Dương về Kiên Giang đã trở thành vật chứng buộc tội khi bị bắt quả tang ngay khi vừa đến nơi. Câu chuyện tưởng như “trót lọt” ấy đã khép lại bằng những bản án nghiêm khắc cho ba thanh niên nơi vùng biên.
Quyết định miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên phạm vi cả nước bắt đầu thực hiện từ đầu năm học 2025 - 2026, nhiều nhà quản lý, nhà giáo và các phụ huynh trên toàn quốc bày tỏ niềm vui mừng trước quyết định đầy tính nhân văn.
Sau khi lừa được 2 hộ dân trên địa bàn huyện Gia Viễn làm ủy quyền thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Nam đã chiếm đoạt số tiền hơn 300 triệu đồng của những hộ dân này.
Một chiếc ba lô được gửi từ Bình Dương về Kiên Giang đã trở thành vật chứng buộc tội khi bị bắt quả tang ngay khi vừa đến nơi. Câu chuyện tưởng như “trót lọt” ấy đã khép lại bằng những bản án nghiêm khắc cho ba thanh niên nơi vùng biên.
Trước tình trạng tội phạm ma tuý diễn biến phức tạp trong thời gian qua, Cục Hải quan tăng cường công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm ma tuý; đẩy mạnh phối hợp nghiệp vụ trong và ngoài ngành, trong nước và quốc tế.
Công an TP Hải Phòng cho biết, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy vừa bắt giữ Phạm Hùng Dũng (SN 1983, trú phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) thu giữ 2,2 kg ma túy tổng hợp, 1 khẩu súng và 15 viên đạn và nhiều tang vật liên quan đến hành vi mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Qua điều tra, truy xét, Công an TP Hà Nội đã bắt giữ thành công đối tượng cướp tài sản tại phòng giao dịch ngân hàng VietinBank chi nhánh Phú Mỹ (huyện Chương Mỹ, Hà Nội).
Ngày 22/4, Công an tỉnh Tiền Giang đang điều tra nguyên nhân vụ Giám đốc chi nhánh Công ty cổ phần May Phương Đông huyện Chợ Gạo tử vong tại phòng ngủ thuộc công ty.
Ngày 22/4, TAND huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo N.T.H. (16 tuổi, ngụ xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây) 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ".
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.