Theo chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt, lễ vật cúng Thần Tài cũng giống như cúng thần linh, gia tiên như đồ ăn, hoa trái, bánh kẹo, nước, hương hoa.
Tin nên đọc
Giá vàng hôm nay 23/2: Chờ sự bùng nổ từ ngày vía Thần Tài
Ngày Vía Thần Tài: Nóng bỏng vàng hình “Tuất”
5 việc phải làm trong ngày vía Thần Tài để cả năm may mắn
Giá vàng hôm nay 22/2: Giá vàng lao dốc trước ngày vía Thần tài
Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài. Cúng Thần Tài rất phổ biến trong giới kinh doanh, họ cúng Thần Tài quanh năm. Tuy nhiên ngày mùng 10 Âm lịch hàng tháng được dân gian xem là ngày vía Thần Tài.
Theo Thượng Tọa Thích Trường Xuân - trụ trì chùa Long Đẩu cho biết, lễ cúng Thần Tài gồm như sau:
+ Một đĩa xôi
+ Thịt
+ Hoa quả
+ Nến
+ 3-6 đồng chinh xếp vào bát nước và cho muối vào để ở phía Đông Nam của nhà hoặc của ban thờ Thần Tài.
|
Lễ vật cúng Thần Tài (Ảnh minh họa). |
Tuy nhiên theo PGS Trần Lâm Biền trả lời trên Dân Việt, để cúng Thần Tài đúng và chuẩn xác nhất, đồ lễ sắm cúng Thần Tài còn tùy tâm mỗi nhà và nên sắm đơn giản, vừa phải.
Mọi người chỉ cần mua hoa tươi, quả tươi, 1 bộ giấy tiền vàng mã, rượu cúng, nước sạch là đủ. Lưu ý nên chọn hoa tươi, không dùng quả nhựa hoặc quả không ăn được. Bên cạnh đó, trước khi cúng Thần Tài mọi người nên lau dọn bàn thờ Thần Tài cẩn thận, sạch sẽ.
Theo chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt, lễ vật cúng Thần Tài cũng giống như cúng thần linh, gia tiên như đồ ăn, hoa trái, bánh kẹo, nước, hương hoa. Một số nơi cúng tiền vàng theo truyền thống cổ truyền. Tuy nhiên theo quan điểm Phật giáo, cúng Thần Tài không nên cúng mặn, chỉ nên cúng chay: hoa, quả, nước, hương, nến, bánh trái chay. Vào ngày vía, mọi người nên dâng chút vàng thật cúng sẽ hiệu quả hơn, không nên cúng tiền vàng.
***Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.