“Mẹ ơi con xin lỗi, mẹ biết con từ trước đến giờ là người con tốt, luôn yêu thương vợ …” chưa nói hết câu thì bị cáo và mẹ vợ cùng khóc tu tu như một đứa trẻ.
Giết vợ mà không hiểu lí do vì đâu?
Phiên tòa hôm nay thật sự khác với những phiên tòa mà tôi đã từng dự, không ồn ào, không có sự tranh cãi giữa người nhà bị hại và bị cáo.
Ngày 24/11, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử bị cáo Cao Xuân Quát (SN 1990, Số 1 ngõ 126/21 Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) về tội giết người.
Cao Xuân Quát phạm tội giết người, mà người chết không ai khác chính là người vợ đã đầu gối, tay ấp nhiều năm. Để rồi giờ đây, hai bên gia đình tham dự phiên tòa, phải đối diện và chứng kiến điều mà chẳng ai muốn, gia đình bị cáo thì vĩnh viễn mất thì người con dâu hiền ngoan, hiếu thảo, còn gia đình bị hại thì nhìn con rể đối diện với tù tội mà chẳng biết có ngày về.
|
Khi được nói lời sau cùng Quát quay xuống chỉ nói được "con xin lỗi, cha, me" rồi khóc tu tu như một đứa trẻ (Ảnh: Duy Khương) |
Đứng trước vành móng ngựa, Quát khai nhận toàn bộ hành vi gây ra cái chết cho người vợ của mình là chị N.N.A. Cũng như nhiều vợ chồng trẻ khác, sau khi sinh con chị Anh đưa con về nhà bố mẹ đẻ ở Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội để ở, cho bà ngoại chăm con, chăm cháu cho thuận tiện hơn, rồi cuối tuần Quát lại đón 2 mẹ con về chơi với ông bà nội.
Vào khoảng 13h30 ngày 19/12/2014, Cao Xuân Quát và chị Trang đem quần áo từ nhà mẹ đẻ về nhà chồng để giặt, sau khi cho quần áo vào máy giặt, hai vợ chồng Quát đi lên phòng ngủ trên tầng 4 và ngồi trên giường nói chuyện.
Trong câu chuyện đùa, chị Trang có nói “Tao ở với mày mấy năm rồi, tao đi lấy thằng khác”. Nghe thấy vợ mình nói như thế, Quát bực tức, giận sôi máu lên, liền lấy 2 chân của chiếc ghế đôn gỗ ở bàn trang điểm để trong phòng, và đập mạnh vào đầu chị Trang, làm chị khụy xuống đất.
Chị Trang liền kêu lên “Quát ơi, chồng tỉnh lại đi, vợ đây mà” lúc này trên tay vẫn cầm chân ghế, Quát tiếp tục đập 3, 4 cái nữa vào vùng đầu của chị Trang cho đến khi nạn nhân nằm bất động trên vũng máu.
Lúc này như có ma nhập vào người, chưa dừng lại ở đấy, khi phát hiện chị Trang vẫn còn tỉnh, Quát lấy chiếc khăn tắm của con trên giường quàng vào cổ nạn nhân cho đến khi chị Trang nằm sấp xuống nền nhà.
Sau con điên loạn, hốt hoảng thấy vợ mình đã chết Quát liền vội vàng lên tầng 5 thu dọn quần áo, cùng số tiền 50 triệu đồng rồi bỏ trốn.
Khoảng 16h 30, bố đẻ của Quát đi làm về, thấy cửa nhà vẫn khóa, xe máy vẫn để phía trong, nghĩ vợ chồng Quát đang ngủ. Đến 18 h30, khi lên phòng gọi vợ chồng Quát xuống ăn cơm nhưng không thấy ai thưa, nghĩ có chuyện bất trắc, người nhà Quát mở cửa phòng ra thì phát hiện chị Trang đã tử vong liên báo cơ quan Công an.
Sau nhiều ngày bỏ trốn, vì ân hận, cũng như thấy tội lỗi Quát đã ra đâu thú.
Trước vành móng ngựa, chủ tọa liên tục hỏi Quát vì sao lại giết vợ? Khi phát hiện vợ bất tỉnh dưới nền nhà sao không đưa đi cấp cứu, mà lại bỏ trốn?
Quát đều cúi gằm mặt xuống đất và trả lời không biết, cũng không hiểu vì sao lại giết vợ, rồi bị cáo lại khóc nức nở như đứa trẻ lên ba.
Người chết, kẻ đi tù và nỗi đau cho người ở lại
Trong phiên tham dự hôm nay có rất nhiều người thân la hai bên gia đình bố đẻ, cũng như bên nhà vợ của Quát.
Hai bên gia đình, hai hàng ghế song song, nhưng cùng chung một nỗi niềm. Người mất con dâu hiền, nhà mất con rể quý, càng làm cho phiền tòa trở nên “u buồn” và “lạnh lẽo” hơn bao giờ hết.
Có mặt trong suốt buổi xử bà Đặng Thị Vân là mẹ đẻ của chị Trang và cũng là mẹ vợ của Quát, bà không ngừng khóc, khóc thương cho người con đã vĩnh viễn lìa xa cõi đời, thương cho chàng rể đang đứng trước vành móng ngựa, thương cho đứa cháu nhỏ hơn một tuổi khi mà phải xa cả mẹ, lẫn cha. Bà lại cảm thấy đau đớn cho tấm bị kịch “oan nghiệt” gia đình bà đang phải hứng chịu.
Còn ở hàng ghế song song và đối diện với bà là ông Cao Xuân Tuyền là bố đẻ của Quát, vì là đàn ông nên ông cố kìm nén được nỗi đau, không để lộ ra bên ngoài, nhưng những ai có mặt và chứng kiến ở phiên tòa thì không khó để nhận ra được sự đau đớn của ông qua nét mặt, ánh mắt.
Là người cha, người ông khi chứng kiến tấm bị kịch này, có ai là không xót xa, không đớn đau cho được. Hơn thế nữa, đối với gia đình, Quát là người con cưng của cả nhà, được ăn học tử tế, tốt nghiệp đại học và đang có công việc ổn định cùng thu nhập cao.
Ông rất hãnh diện về đứa con ngoan, hiếu thảo. Khi lấy vợ, Quát cùng được xem là người chồng mẫu mực, là người cha tốt, ông nhớ lại 2 hôm trước khi mất chị Trang con đang vui đùa với con và nói, “bố con là người đàn ông number one”. Vây mà, không biết kiếp trước tôi sống ác với ai không, mà giờ này phải chứng kiến thảm kịch của gia đình như thế này, ông nghẹn ngào khi nói trước tòa.
Trong phiên xét xử, từng lời khai, lời nhận tội của Quát cũng như vô hình chung gợi lại cho hai bên nỗi đau về cái chết của chị Trang, suốt buổi phiên xử ông Tuyền đều cúi gập người xuống đất, còn bà Vân thì bà “khóc không ngừng” phải có người đỡ, để bà có thể ngồi vững trên ghế.
Phiên tòa cứ thế trôi đi trong không khi tĩnh lặng, để đến khi được nói lời sau cùng Quát quay xuống phía dưới nơi có bố đẻ, mẹ vợ ngồi. Quát chỉ nói được “con xin lỗi, cha, me…” rồi lại òa khóc. Quát mong cha mẹ được mạnh khỏe, để nuôi con giúp Quát và cố đợi con được trở về, rồi lại lặng lẽ quay lên.
Về phía chủ tòa phiên tòa, cũng cảm thông và chia sẽ những mất mát mà hai bên gia đình phải gánh chịu, điều mà chẳng ai muốn chút nào. Nhưng luật phát thì không thể thay đổi được, giết người thì phải chịu sự trừng trị của pháp luật.
Sau khi nghị án, mặc dù đã xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ là gia đình có công với cách mạng, HDXX tuyên phạt Cao Xuân Quát tù chung thân.