Bảo hiểm y tế (BHYT) là một bộ phận cấu thành cơ bản của hệ thống an sinh xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với người dân và xã hội.
Tín hiệu vui
Ngày 16/10, Hội thảo khoa học quốc tế được tổ chức bởi Trường Đại học (ĐH) Luật Hà nội và Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) Vietnam, với chủ đề “Pháp luật Bảo hiểm y tế của Đức và Việt Nam – Tiếp cận từ góc độ so sánh và những đề xuất cho Việt Nam” trong khuôn khổ “Tuần lễ pháp luật Việt – Đức”.
Tại đây, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước đã có những tranh luận sát sao về những bất cập và giải pháp về chế độ bảo hiểm y tế tại Việt Nam hiện nay, nhằm góp ý, đề xuất cho dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm Y tế sắp tới.
Theo PGS.TS. Nguyễn Hiền Phương – Trường Đại học Luật Hà Nội, nhìn lại nhiều thập kỷ thực hiện BHYT, hệ thống văn bản pháp luật y tế ngày càng hoàn thiện về số lượng và chất lượng. Quy định về đối tượng tham gia BHYT đã bao quát khá toàn diện hướng tới bao quát toàn dân với tốc độ đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ người tham gia BHYT vào năm 2006 là 42%, đến hết năm 2019 đã lên tới gần 89%, ước tính khoảng 85,6 triệu người.
Theo đó, chế độ hưởng, quyền lợi hưởng BHYT liên tục được mở rộng, bảo đảm cho người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế, hươngs đến cải thiện chất lượng sức khoẻ của người dân. Nếu như năm 2000 mới chỉ có 28,1 triệu lượt người khám, chữa bệnh, thì đến năm 2019 đã là trên 186 triệu lượt người. Mặt khác, 100% cơ sở khám, chữa bệnh đã ký hợp đồng khám, chữa bệnh, góp phần cải cách hành chính y tế ở Việt Nam, tăng thêm lợi ích cho người bệnh.
Để người dân được thuận tiện trong trong việc tham gia, hưởng BHYT, BHXH Việt Nam đã thực hiện công tác cải cách hành chính ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ. Theo thống kê, 90% đơn vị, doanh nghiệp thực hiện kê khai đóng BHXH, BHYT qua mạng Internet. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính trong giao dịch với các doanh nghiệp, cá nhân về kê khai tham gia BHXH, BHYT được rút ngắn từ 335 giờ/năm xuống còn 147 giờ/năm. Số thời gian đi lại, chờ đợi tiết kiệm được lên tới hơn 3 triệu giờ/năm. Việc quản lý thẻ BHYT bằng công nghệ thông tin góp phần tích hợp thông tin, giảm hiện tượng trùng thể, một người có từ 2 thẻ trở lên.
Nhìn chung, từ góc độ xã hội, BHYT là một hình thức tương trợ cộng đồng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên trong xã hội và được xã hội hoá theo nguyên tắc “số đông bù số ít”. Theo đó, các thành viên trong xã hội đóng góp một phần thu nhập để tạo ra quỹ chung, không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm chăm sóc y tế cho chính mình và cho các thành viên khác.
Cũng có mặt tại buổi hội thảo, thầy Thích Chân Quang – Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh, BHYT không chỉ là một nghĩa vụ về mặt pháp luật của mỗi người dân mà còn là một nghĩa vụ về mặt đạo đức. Đó là sự đóng góp để giúp đỡ những người nghèo khó, người yếu thế trong xã hội.
Do đó, các chuyên gia tại hội thảo đều đồng ý việc hoàn thiện các thể chế, chính sách liên quan đến BHYT nói riêng và BHXH nói chung là nền tảng cho một nền kinh tế - xã hội bền vững, phục vụ hội nhập quốc tế.
Theo ông Axel Blaschke - Trưởng đại diện Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) Việt Nam: Tại Đức, BHYT là bắt buộc đối với gia đình. Ông giải thích: “Khi tôi sinh con, chỉ cần thông báo cho nhà nước để được hưởng BHYT. Bởi lẽ, việc có thêm con cái khiến gia đình có thể rơi vào cảnh nghèo khó, việc con cái được nhận BHYT mà không phải đóng phí là một trong những biện pháp giúp giảm gánh nặng tài chính trong các gia đình”.
Gỡ rối bất cập trong dự thảo luật mới
Nhìn ra thế giới, đơn cử tại Đức, mức đóng BHYT tại nước ta còn thấp, nhưng quyền lợi thì tương đối rộng. Dù vậy, trên thực tế, có một khoảng “vênh” giữa chính sách pháp luật và thực tiễn tổ chức thực hiện.
TS. BS. Đặng Hồng Nam - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế nhận định: “BHYT tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều bất cập trên thực tế, từ góc độ ngành quản lý, chúng tôi xin nhận trách nhiệm này. Đơn cử, văn bản hướng dẫn còn hạn chế, thiếu đồng bộ, chưa kịp thời. Tỉ lệ chưa tham ra còn hơn 10%, nhưng lại không có chế tài xử lý những trường hợp này, trong khi việc nộp BHYT là bắt buộc theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, nhiều người dân đang có tư duy ngược, tức là khi ốm đau mới tham gia BHYT. Hoặc nhiều người dân không nghiêm túc trong việc đóng BHYT ví như khai giảm mức lương, trốn nộp”.
Mặt khác, ông Nam cũng chỉ ra, chất lượng ở nhiều tổ chức cung ứng dịch vụ chưa thực sự đáp ứng bởi con người, trang thiết bị hạn chế. Hiện tượng quá tải bệnh viện nhức nhối. Đơn cử, bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức … một ngày có thể tiếp từ 5-6 ngàn người, bởi hầu như người dân không quá tin tưởng vào các bệnh viện tuyến dưới, mà chỉ muốn lên tuyến trên để khám. Điều này phần nào là do biến tướng của chính sách thông tuyến, khiến hệ thống y tế cơ sở gần như “tê liệt” vì ai cũng muốn và có thể chuyển lên tuyến trên.
Một nhức nhối khác là trong việc thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh BHYT, đến nay các nhà làm luật vẫn chưa xác định được loại hình hợp đồng, khiến quá trình giải quyết tranh chấp trở nên vòng vèo, khó khăn. Ngoài ra, có nhiều quy định chưa rõ ràng, thiếu khả thi như một số quy định về phương thức thanh toán, gói dịch vụ y tế cơ bản, về quản lý sử dụng quỹ, tham gia BHYT theo hộ gia đình.
Tại hội thảo, rất nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã đưa ra các ý kiến đồng tình, phản biện, góp ý, đề xuất với đại diện các cơ quan quản lý nhà nước để xây dựng, hoàn thiện dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm Y tế sắp tới.
Theo đó, dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm Y tế sắp tới hướng tới khắc phục tất cả những bất cập nhức nhối trong xã hội thời gian qua, hướng xây dựng một chế bảo hiểm y tế, và rộng hơn là chế độ an sinh xã hội, thực sự công bằng, hiệu quả, đúng bản chất.
Người mắc bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo sẽ được lên thẳng cấp chuyên sâu, được BHYT thanh toán 100%; bệnh viện không có thuốc, người bệnh được hoàn tiền khi mua ở ngoài nếu đáp ứng được một số điều kiện... là chính sách nổi bật của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ năm 2025.
Ngày 5/12, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn một số nội dung về công tác tổ chức cán bộ và công tác tài chính - kế toán. Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh, Phó Tổng Giám đốc Lê Hùng Sơn đồng chủ trì Hội nghị, cùng sự tham gia của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngay sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT được Quốc hội thông qua chiều 27/11, ngày 28/11, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đức Hòa đã họp trực tuyến với BHXH các tỉnh, thành phố và BHXH cấp huyện trên toàn quốc thông tin về nội dung này, đồng thời chỉ đạo các công việc, nhiệm vụ trong toàn Ngành để khẩn trương, kịp thời triển khai, đảm bảo quyền lợi người tham gia BHYT theo quy định mới.
Hội thảo quốc tế nâng cao năng lực thực hiện chính sách BHXH, BHYT trong giai đoạn phát triển mới do BHXH Việt Nam tổ chức nhằm tham vấn, chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức quốc tế, tăng cường hợp tác, nâng cao năng lực thực hiện chính sách BHXH, BHYT nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
Sắp tới, TAND huyện Quốc Oai sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Hủy hoại tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Bình Minh. Do có tình tiết mới và nhiều tình tiết chưa được làm rõ, luật sư tham gia vụ án đã có kiến nghị HĐXX tạm đình chỉ vụ án.
Ngày 9/1, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Kiên Giang phối hợp với Đội cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế - ma túy thuộc Công an huyện An Biên bắt quả tang 4 người trong một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất m
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Nhận hối lộ, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT).
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.
TAND quận Long Biên, TP.Hà Nội vừa đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Phá hoại tài sản” đối với cụ bà Nguyễn Thị Quý (74 tuổi) và người con trai 41 tuổi, nhưng đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đáng chú ý, hai bị cáo trong vụ án này vốn từng là người bị hại sau một thời gian dài mâu thuẫn, xích mích với hàng xóm về đất đai, bị đe doạ, hành hung và uy hiếp tinh thần...
Ngày 14/11, TAND TP HCM kết thúc phiên tòa sơ thẩm, tuyên án các bị cáo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt gần 129 tỷ đồng của 64 cá nhân, xảy ra tại 02 công ty bất động sản.
Tòa án nhân dân TP Hà Nội vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Trần Thị Sớm (sinh năm 1979, trú tại xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) về hai tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.
TAND tỉnh Bắc Giang vừa mở phiên tòa xét xử, tuyên án chung thân đối với bị cáo Nguyễn Thị Huế (SN 1983), trú tại thôn Dĩnh Tân, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Hai người đàn ông tình thân như thủ túc bỗng chốc chỉ vì món lợi vật chất mà tình cảm sứt mẻ, đưa nhau thưa kiện tại tòa. Kết quả thì ai cũng đạt được mục đích nhưng không nụ cười chiến thắng nào nở trên môi vì họ mãi mãi mất đi một người bạn, một mối bang giao nhiều năm vun đắp không tiền bạc nào mua được.
Trong phiên xét xử ngày 23/9, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hoàng (SN 1971, cựu Trưởng phòng Tài chính – Kế toán, Kế toán trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) mức án tử hình về tội 'Tham ô tài sản'.
Ngày 23/9, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" với 2 bị cáo nguyên Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ và nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
Ngày 12/01/2024, TAND tỉnh Phú Yên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Xuân Châu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Thành (Cty Việt Thành - phường Tân Phong, quận 7, TP.Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, bản án sơ thẩm ngay sau đó, đã bị kháng cáo.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.