Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Giải mã cây “vàng xanh” trong văn hóa ở Ấn Độ

Văn hóa
26/03/2021 14:00
Hà Lê
aa
Cây đàn hương Ấn Độ từ lâu được ví như “vàng xanh”, là cây “triệu đô” bởi giá trị kinh tế và giá trị sử dụng đặc biệt của nó...


Cây đàn hương được đưa về Việt Nam trồng và nhân giống

Cây đàn hương được đưa về Việt Nam trồng và nhân giống

Loài cây đa dụng

Là một trong những vật liệu trầm hương lâu đời nhất, gỗ đàn hương đã được sử dụng ít nhất 4.000 năm. Từ lâu, loại gỗ này đã được sử dụng như một loại dược phẩm có tác dụng chống khuẩn cho da. Đến nay, gỗ đàn hương được nghiền thành bột rồi sau đó được chưng cất để sản xuất xà phòng, mỹ phẩm, nước hoa, nến, thuốc nhang thơm...

Hương gỗ đàn hương được cho là có thể giữ được đến nhiều thập kỷ nếu được bảo quản đúng cách. Tinh dầu đàn hương thường được sử dụng trong sản xuất nước hoa vì nó được xem là hương nền tuyệt vời để các chuyên gia nước hoa có thể bắt đầu tạo ra một loại nước hoa mới. Phần gỗ bên ngoài thân cây cứng hơn thường được sử dụng để làm vòng hạt và chạm khắc tượng các vị thần. Gỗ đàn hương là loại gỗ đắt thứ hai trên thế giới, sau gỗ đen châu Phi.

Hương của gỗ đàn hương được cho là có thể giúp con người trấn tĩnh, giảm stress, làm dịu sự bất an và giúp trí tuệ trở nên minh mẫn. Theo quan niệm phong thủy tinh dầu này giúp trừ tà ma, ám khí tạo ra không khí an hòa, giúp trí lực sảng khoái, tập trung làm việc được tốt hơn. Do đó, tinh dầu đàn hương được người Ấn Độ sử dụng khi luyện tập yoga hay ngồi thiền định nhằm làm giảm căng thẳng ở hệ thống thần kinh. Hương từ gỗ đàn hương cũng còn giúp một người duy trì được sự kết nối với thế giới vật chất trong khi não đang đi lang thang trong quá trình thiền định.

Gỗ đàn hương có mùi thơm đặc biệt và được cho là có nhiều tác dụng thần kỳ.

Gỗ đàn hương có mùi thơm đặc biệt và được cho là có nhiều tác dụng thần kỳ.

Với những người theo đạo Hindu, tinh dầu gỗ đàn hương khi được xoa lên con mắt thứ 3 ở trên trán của con người sẽ giúp đánh thức trí tuệ và sức mạnh tiềm ẩn, xóa tan trầm cảm. Đốt nhang làm từ gỗ đàn hương cũng giúp làm dịu tâm trí. Tinh dầu gỗ đàn hương thường được lấy từ tâm cây gỗ và có giá trị cao nhất khi được lấy từ những cây từ 60 năm tuổi trở lên.

Gỗ đàn hương cũng mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Trong các nghi lễ và lễ hội tôn giáo của đạo Hindu, bột gỗ đàn hương được sử dụng để thanh tẩy không gian. Quệt bột gỗ đàn hương lên trán được những người thờ thần Vishnu và Shiva cho là có thể giúp họ tới gần hơn với các vị thần. Nhang đàn hương cũng là một phần không thể thiếu trong các nghi lễ của Phật giáo và Ấn Độ giáo.

Trong các ngôi đền Hindu, không khí ở đây thường tràn ngập hương và mùi gỗ đàn hương, hoa nhài và nghệ. Hương thơm của gỗ đàn hương rất bền. Trong các ngôi đền thờ thường có những bức tượng được chạm khắc từ gỗ đàn hương. Theo thông lệ ở một số cộng đồng những người theo đạo Hindu, một miếng gỗ đàn hương thường được đặt trong giàn thiêu để giúp linh hồn sớm siêu thoát đồng thời cũng là để an ủi những người chịu tang.

Người ta tin rằng hương thơm của gỗ đàn hương còn có thể xua đuổi tà ma. Do đó, các gia đình người Ấn Độ thường đốt nhang có hương gỗ đàn hương với hy vọng giữ lại cho gia đình những điều tốt lành, chào đón các vị thần và xua đuổi được các linh hồn ma quỷ. Đặc biệt, trong thần thoại của đạo Hindu, cây đàn hương gắn liền với con rắn. Trong những bức tranh hội họa truyền thống ở Ấn Độ, những con rắn thường xuất hiện xung quanh cây đàn hương, thể hiện sự ngọt ngào khôn tả bất chấp những nguy hiểm bủa vây xung quanh. Do vậy, những người theo đạo Hindu cho rằng cây đàn hương cũng thu hút rắn.

Nhiều tác dụng thần kỳ

Gỗ đàn hương được cho là có rất nhiều tác dụng thần kỳ và những công dụng này có xu hướng thay đổi, tùy vào các tôn giáo khác nhau. Trong tiếng Phạn, gỗ đàn hương có tên là chandan, rất linh thiêng trong Ấn Độ giáo. Người ta tin rằng nữ thần Lakshmi sống trong cây gỗ đàn hương. Vị thần nữ này chính là vợ và nguồn năng lượng của thần Vishnu. Trong Ấn Độ giáo, gỗ đàn hương được cho là có thể đưa một người đến gần hơn với các vị thần. Do đó, nó là một trong những yếu tố linh thiêng được sử dụng nhiều nhất trong các cộng đồng người theo đạo Hindu và Vệ Đà.

Ngoài ra, nhắc đến gỗ đàn hương, nhiều người sẽ nhớ đến ngôi đền Sri Varaha Lakshmi Narasimha, Simhachalam - một ngôi đền của đạo Hindu nằm trên đồi Simhachalam, cao hơn 500m so với mực nước biển ở Visakhapatnam, bang Andhra Pradesh. Là ngôi đền lớn thứ 2 trong 32 ngôi đền ở Andhra Pradesh - một trung tâm hành hương quan trọng, ngôi đền này thờ thần Vishnu hay còn được gọi là Varaha Narasimha.

Theo truyền thuyết được lưu tại ngôi đền này, thần Vishnu có bề ngoài kỳ dị này, với cái đầu heo rừng, thân người và đuôi sư tử sau khi cứu Trái đất khỏi đại hồng thủy. Thế nhưng, trái ngược với vẻ ngoài kỳ dị, vị thần này lại gắn liền với những điều tốt đẹp. Người ta tin rằng vị thần này có khả năng ban con cháu cho phụ nữ và thực hiện mong muốn của các tín đồ. Đây là vị thần được tôn kính như Đấng tối cao trong giáo phái Vaishnava.

Vishnu cũng được xem như là linh hồn tối thượng, là đấng sáng tạo tối cao hay chân lý cuối cùng. Được coi là chúa tể của sáng tạo, thần Vishnu là một trong những người hỗ trợ, duy trì và điều chỉnh vũ trụ, là nơi vũ trụ đã bắt đầu. Trừ dịp lễ hội mùa xuân hàng năm của người Hindu có tên Akshaya Tritiya, tượng thần Varaha Narasimha được bọc bằng gỗ đàn hương trong suốt cả năm.

Đàn hương trong các tôn giáo khác

Với Đạo giáo, sử dụng gỗ đàn hương là một phần không thể thiếu trong các nghi thức hàng ngày. Bột gỗ đàn hương trộn với nghệ tây được sử dụng để thờ các vị thần theo đạo này. Bột gỗ đàn hương được các tu sĩ và nữ tu theo Đạo giáo tưới cho các đệ tử và tín đồ của họ. Vòng bằng gỗ đàn hương được sử dụng để đeo cho các thi thể trong các nghi lễ hỏa táng theo đạo này.

Trong lễ hội Mahamastakabhisheka được tổ chức một lần trong mỗi 12 năm, bức tượng của Gommateshwara sẽ được tắm và xức dầu với bằng bột nghệ tây, sữa, nước mía và rắc bột gỗ đàn hương, bột nghệ lên. Trong quan niệm của Phật giáo, gỗ đàn hương được coi là thuộc nhóm padma (hoa sen). Mùi hương gỗ đàn hương được một số người tin tưởng rằng để biến đổi ham muốn của một người và duy trì sự tỉnh táo trong khi thiền định. Nó cũng là một trong những mùi hương phổ biến nhất được sử dụng khi dâng hương cho Đức Phật và các đạo sư. Các tín đồ Phật giáo đốt nhang trầm hương để biến đổi dục vọng và thúc đẩy chánh niệm của con người.

Ngoài ra, những câu chuyện truyền miệng trong dân gian cũng cho rằng gỗ đàn hương cũng có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ. Ví dụ, họ cho rằng bạn có thể viết mong muốn của bạn lên một thanh gỗ đàn hương, sau đó đặt thanh gỗ vào lò đốt. Khi gỗ đàn hương the cháy, ý định hoặc mong muốn của bạn sẽ được đưa theo làn khói đang bay lên trời, giúp thần linh thấu hiểu được những mong muốn đó và biến nó thành sự thật.

bài liên quan
Giải mã biểu tượng văn hóa: Đại bàng Kim Sí Điểu mình người đầu chim

Giải mã biểu tượng văn hóa: Đại bàng Kim Sí Điểu mình người đầu chim

Từ một loài vật có sức mạnh vô song, hình dáng kì lạ và hay sát sinh trong Hindu giáo, Kim Sí Điểu đã đi vào kinh điển của đạo Phật, trở thành vị thần hộ pháp. Sự ác có thể được chuyển hóa thành sự lành, sự xấu xa có thể được chuyển hóa thành thánh thiện. Lòng từ bi của Đức Phật có những lúc tưởng như đi ngược với logic tư duy của con người, thế nhưng lại là giải pháp khôn ngoan cho hòa bình và an lạc.
Khám phá văn hóa ẩm thực của Ấn Độ qua phim "Cô dâu 8 tuổi"

Khám phá văn hóa ẩm thực của Ấn Độ qua phim "Cô dâu 8 tuổi"

Bộ phim “Cô dâu 8 tuổi” không chỉ xoay quanh tục tảo hôn mà còn vẽ nên bức tranh đa sắc về văn hóa, trong đó có văn hóa ẩm thực.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.