Ngày 28/1, Uỷ ban ATGT Quốc gia thông báo số điện thoại để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân về hoạt động vận tải và đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần (từ ngày 29/01/2022–06/02/2022).
Theo Thông báo, tổng số có 9 đường dây nóng được chia theo lĩnh vực, thẩm quyền quản lý của các cơ quan chức năng. Cụ thể, để phản ánh các vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ: chở quá số người quy định, tăng giá về quá quy định, nhồi nhét và chèn ép hành khách, chạy sai luồng tuyến, dừng đón trả khách sai quy định, ùn tắc giao thông và các vi phạm khác (uỗng rượu bia khi lái xe, sử dụng điện thoại, sử dụng ma túy, không đội mũ bảo hiểm, vi phạm tốc độ, vận chuyển hàng cấm, nguy cơ cháy, nổ), tai nạn giao thông... người dân liên hệ số điện thoại: số di động 0995.67.67.67, hoặc số cố định 069.2342608 (Cục Cảnh sát giao thông).
Phản ánh các thông tin về tình trạng quá tải tại nhà ga, bến xe; công tác bán vé, hành vi tăng giá vé quá quy định, chạy sai luồng tuyến, người dân liên hệ số điện thoại: 0886.016.640 (Vụ Vận tải - Tổng cục Đường bộ Việt Nam).
Bên cạnh đó, khi phát hiện các bất cập về tổ chức giao thông, về đường sá, đèn tín hiệu, chở quá tải trọng, ùn tắc giao thông trên cao tốc và các quốc lộ, cần liên hệ vào số điện thoại: 0916.608.085 (Vụ An toàn giao thông – Tổng cục Đường bộ Việt Nam).
Để phản ánh và được giải đáp thông tin về đường sắt, người dân có thể liên hệ số điện thoại: 0865367565 (Cục Đường sắt Việt Nam).
Cùng với đó, để phản ánh và được giải đáp thông tin về hàng không, người dân có thể liên hệ số điện thoại: 0916.562.119 (Cục Hàng không Việt Nam).
Để phản ánh và được giải đáp thông tin về đường thủy, liên hệ số điện thoại: 0243.845.1888 (Cục Đường thủy nội địa).
Để phản ánh và được giải đáp thông tin về hàng hai, người dân cần liên hệ số điện thoại: 0914.689.576 (Cục Hàng hải Việt Nam).
Phản ánh chung về tình hình trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông, liên hệ số điện thoại: 081.9115911 (Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia).
Uỷ ban ATGT Quốc gia lưu ý, người tham gia giao thông trước khi phản ánh tới đường dây nóng cần có đầy đủ thông tin về thời gian, địa điểm, biển kiểm soát phương tiện (hoặc số hiệu chuyến bay, chuyến tàu), hành vi vi phạm hoặc vấn đề gây mất trật tự an toàn giao thông; ưu tiên dùng tin nhắn để đảm bảo chính xác, thuận tiện, an toàn.
Cũng tại Thông báo, Uỷ ban ATGT Quốc gia đề nghị các địa phương công bố số điện thoại đường dây nóng về TTATGT của địa phương trên cổng thông tin điện tử của UBND, Công an, Sở GTVT tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để tiếp nhận các phản ánh của người dân về các nội dung liên quan tới công tác bảo đảm TTATGT trên địa bàn địa phương và xử lý theo thẩm quyền.
Tags: