Trên Facebook đang xuất hiện một trào lưu, với những status (dòng trạng thái): Chủ tịch kênh kiệu, xa dân và các chủ nhân đều chuẩn bị sẵn tiền để nộp phạt.
Facebook của nhà báo Trương Hữu Danh, hay rằng, trước trào lưu này, nhà báo đã gọi điện thoại tới Sở Thông tin - Truyền thông (TTTT) An Giang để cung cấp thông tin và hỏi rằng các status viết “Chủ tich tỉnh An Giang mặt kênh kiệu, xa dân” có phạt không?.
Nhà báo Hữu Danh nhận được câu trả lời: “Anh làm đơn trình bày đi. Khi nào có đơn thì chúng tôi tính tiếp”.
Oa. Hóa ra đâu phải cứ thấy “nghịch nhĩ” là đè ra phạt được. Phải có đơn nhé.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh. Nguồn: Tuyên giáo An Giang |
Dân “phây” lại cứ hỏi, thế ai làm đơn trình bày chuyện ba công chức “chê” Chủ tịch tỉnh nhà và like (thích) status được tỉnh cho là xúc phạm Chủ tịch, để Sở TTTT An Giang có cơ sở để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Vẫn là những cuộc “săn lùng” chuyện đã qua của Chủ tịch tỉnh An Giang, nào là chuyện nhà Chủ tịch xây to làm nứt nhà bé nhỏ của hàng xóm, chuyện gia đình Chủ tịch không gương mẫu trong giữ gìn vệ sinh công cộng…
Đến cả chuyện, cách đây hai năm, Chủ tịch Vương Bình Thạnh chỉ đạo bằng văn bản, rằng cán bộ nào làm công tác chuyên môn mà thi rớt công chức thì chấm dứt hợp đồng.
Theo Danviet thì có 1.300 ứng viên, hơn 1.000 bị loại. Danh sách “đậu, rớt” công khai hai năm rõ mười, thế mà cái anh tên Lê Giang, con trai sếp kiểm lâm nằm trong top điểm thấp nhất, nghiễm nhiên lại trở thành thanh tra của Sở TTTT và chính là người đã lập hồ sơ xử lý hành vi vi phạm hành chính của ba cán bộ đã “cả gan” chê Chủ tịch.
Không biết bao nhiêu những like, những comment (bình luận) mà cứ căn theo quan điểm của Sở TTTT An Giang thì không biết ra biết bao nhiêu quyết định để mà phạt. Trong khi người người… mong muốn được Sở TTTT An Giang phạt.
An Giang đã thua một bàn trông thấy trong việc xử lý khủng hoảng thông tin.
Quyết định xử phạt hành chính của Sở TTT An Giang. |
Nay, ông Chủ tịch tỉnh - Vương Bình Thạnh đã nói lời “tha thứ” cho các cán bộ nói lời chê mình để họ sửa sai, dù ông thấy lời chê đó có hảnh hưởng đến cá nhân, tác động nhiều đến dư luận, rằng mình không như vậy mà họ nói như vậy…
Lời “tha thứ” quá muộn màng với dư luận.
Nói như luật sư Nguyễn Văn Thái trên báo Giao thông thì: “Việc xử phạt của tỉnh An Giang chưa kiến dư luận nhìn nhận đúng bản chất. Người dân có cảm giác họ đang bị bóp chặt quyền tự do ngôn luận và bày tỏ chính kiến của mình theo quy định tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013, thay vì làm cho họ hiểu rõ giới hạn những gì mình được làm trên internet”.
Tags: