Cổ phần hóa (CPH) giúp minh bạch thông tin doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, sử dụng vốn, sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào sau CPH cũng có được những chuyển đổi tích cực, điều này làm dấy lên những nghi ngại về mục đích CPH doanh nghiệp liệu có phải là thâu tóm “đất vàng”.
Chuyên trang Pháp luật Plus (Báo Pháp luật Việt Nam) sẽ gửi đến quý bạn đọc Chuyên đề với loạt bài viết "Doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa những tồn tại, thách thức và giải pháp" nhằm gửi tới cơ quan quản lý Nhà nước những vấn đề tồn tại và giải pháp để giải quyết căn cơ vấn đề "hậu" CPH doanh nghiệp Nhà nước.
BÀI 2 - DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HÓA: KẾ SÁCH CỦA NHỮNG ÔNG CHỦ MỚI
Với xuất phát điểm từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam được thể hiện rõ rệt thông qua vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), nhưng Nhà nước (NN) cũng khó lòng quản lý được số lượng lớn các doanh nghiệp (DN) và đảm bảo tốc độ tăng trưởng của toàn bộ DN.
Nói cách khác, DN muốn có sự chuyển mình thì phải “thoát khỏi bao bọc”, nên Cổ phần hóa (CPH) và thoái vốn NN là vô cùng cần thiết. Quá trình này không chỉ tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước để đầu tư trở lại cho phát triển đất nước mà còn giúp nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, phát huy giá trị thương hiệu doanh nghiệp, tăng cường hiệu quả ngành nghề kinh doanh, tạo điều kiện phát triển bền vững.
Đến nay, Chính phủ đã thực hiện ba giai đoạn cải cách DNNN nhằm giảm bớt sự hiện diện của Nhà nước tại DN để duy trì một sân chơi bình đẳng, hiệu quả cho tất cả các chủ thể của nền kinh tế. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng đạt được thành công như mong đợi khi vẫn còn nhiều DN chỉ mong “chiếm” đất vàng rồi bỏ hoang hoặc sử dụng sai mục đích dự án, đặc biệt là khi những mảnh đất này thuộc các doanh nghiệp lớn và nằm tập trung ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
SABECO - Tại thời điểm năm 2017, việc Bộ Công Thương đưa ra chủ trương giảm bớt tỷ lệ sở hữu tại Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, (tên giao dịch SABECO) đã làm dấy lên nhiều quan ngại rằng một thương hiệu Việt sẽ lại bị nước ngoài thâu tóm. Cụ thể, nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước (NN) sẽ để mất quyền kiểm soát thương hiệu Bia Sài Gòn vào tay của DN Thái Lan. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của SABECO sau thoái vốn NN đã minh chứng điều ngược lại.
Sabeco và Habeco đã có những bước phát triển khác nhau sau khi cổ phần hóa.
Đổi mới chiến lược kinh doanh là nhân tố chính giúp Sabeco tiếp tục dẫn đầu ngành Rượu - bia - nước giải khát tại thị trường Việt Nam và trong khu 7 vực. Nhìn lại cuối năm 2018 và năm 2019, doanh thu của SABECO tăng mạnh 80% so với trung bình giai đoạn 2015-2017. Lợi nhuận sau thuế (LNST) tuy có sự sụt giảm 20% trong năm 2018 nhưng đã tăng mạnh trở lại vào năm 2019 lên 5.370 tỷ đồng.
Điều này cho thấy doanh nghiệp (DN) đã có sự thay đổi lớn và khá thành công với định hướng mới của mình, việc LNST giảm vào năm 2018 là không đáng ngạc nhiên bởi việc này xảy đến với bất cứ doanh nghiệp nào đang trong giai đoạn thay đổi. Điều đáng để tâm là SABECO sau CPH và thoái vốn NN đã có sự tăng trưởng trong doanh thu và LNST, cho thấy DN từ khi tách biệt "cơ chế Nhà nước" và quyền quản lý điều hành đã nhanh nhạy hơn với thị trường, giảm chi phí đại diện, tăng cường mức độ tiếp cận nguồn lực tài chính.
SABECO đã và đang từng bước thực hiện chiến lược trở thành tập đoàn công nghiệp đồ uống hàng đầu Việt Nam, có vị thế trong khu vực và quốc tế. Tính đến năm 2019, SABECO đã mở rộng thành 145.000 kênh tiêu thụ tại 63 tỉnh, thành của Việt Nam và 38 quốc gia trên thế giới.
Vượt qua khó khăn chung của năm 2020 và 2021 khi dịch Covid-19 bùng phát, kết quả kinh doanh của SABECO tích cực trở lại trong năm 2022.
Tính đến hết quý 03/2022, doanh thu của SABECO gấp 4 lần HABECO (doanh nghiệp chúng ta sẽ kể đến ngay sau) và lợi nhuận sau thuế cao gấp 5,9 lần.
Lợi nhuận sau thuế của Sabeco giai đoạn 2017 - 2021.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính (BCTC) ghi nhận ngày 30/09/2022, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của SABECO là 8.679 tỷ đồng, cao gấp 2 lần con số 4.322 tỷ đồng doanh thu của cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế là 1.394 tỷ đồng, cao hơn gần 3 lần cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, SABECO ghi nhận doanh thu là 25.103 tỷ đồng và 4.423 tỷ lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng gấp đôi con số lũy kế 3 quý năm 2021.
Ngược lại với lo ngại ban đầu, nhà đầu tư chiến lược của SABECO lại cho thấy ảnh hưởng tích cực của mình. SABECO không gặp nhiều lằng nhằng với nhà đầu tư chiến lược khi VietBev với ThaiBev đồng ý mua SABECO với giá lên đến hơn 40 lần lợi tức, đây là mức giá mà cả giới chuyên môn lẫn một số đối thủ cùng ngành đều cho là quá cao. ThaiBev, thông qua VietBev chi số tiền lớn để có được quyền kiểm soát doanh nghiệp sau thương vụ M&A, tuy nhiên, ThaiBev không hề sử dụng SABECO để phân phối sản phẩm của mình và “đè” sản phẩm cốt lõi của doanh nghiệp. Thay vào đó, nhà đầu tư chiến lược đã phát huy vai trò là thúc đẩy phát triển, dẫn đến kết quả kinh doanh có sự tăng trưởng tích cực của SABECO sau thoái vốn NN.
Ngoài việc là một trong những hãng bia làm ăn hiệu quả tại Việt Nam hiện nay, SABECO còn nắm giữ nhiều quỹ "đất vàng" đắc địa, những khu đất này đều không phải sở hữu của DN mà chỉ là quyền ưu tiên số 1 về thuê. Từ năm 2010, SABECO đã thành lập công ty đầu tư cơ sở hạ tầng, một số công ty BĐS để khai thác các mặt bằng "vàng" ngay tại trung tâm thành phố. Theo tìm hiểu, khu đất 187 Nguyễn Chí Thanh, quận 5, rộng 1,7ha đang được doanh nghiệp này tái đầu tư thành một trong những nhà máy bia xanh của khu vực.
CPH và thoái vốn NN giúp DN Việt Nam có thể dễ dàng vươn ra thị trường thế giới, tuy nhiên, sự thành công của SABECO không đồng nghĩa với việc tất cả DNNN đều gia tăng hiệu quả hoạt động sau CPH, thoái vốn NN. Ví dụ cụ thể ngay sau đây là của HABECO.
HABECO - Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, cũng sở hữu bề dày lịch sử và quỹ đất lớn, lý do lớn nhất dẫn đến sự khác biệt cả về kết quả kinh doanh lẫn thị phần của 2 doanh nghiệp chính là định hướng phát triển sau CPH.
Tính đến hết quý 03/2022, HABECO không lỗ so với cùng kỳ năm trước nhưng doanh thu và lợi nhuận trong quý chỉ đạt 2.475 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 235 tỷ đồng, thấp hơn hẳn so với SABECO. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lũy kế 9 tháng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Cổng trụ sở của HABECO tại số 183 Hoàng Hoa Thám
HABECO thua vì không có chiến lược phát triển hay đầu tư vào marketing như SABECO để mở rộng thị phần. Trong những năm gần đây, HABECO đã gặp khó khăn khi cạnh tranh với các hãng bia lớn như Heineken, SABECO và các công ty bia nước ngoài.
HABECO đã mất dần thị phần từ 20% trong năm 2015 xuống 16,2% vào cuối năm 2017, lý do được đưa ra là khâu thoái vốn NN diễn ra chậm chạp khiến doanh nghiệp rơi vào tâm lý hoạt động cầm chừng, quá trình chuyển giao quản lý chậm không kịp nắm bắt xu hướng mới để thúc đẩy bán hàng.
Với 16,2% thị phần còn lại thì HABECO vẫn không có chiến lược phát triển thành công nên lượng tiêu thụ và phân phối ngoài 25 tỉnh phía Bắc còn hạn chế. Trái lại, SABECO được tiêu thụ tốt ở khu vực Miền Trung - Tây Nguyên cũng như khắp vùng Nam Bộ với hơn 50% thị phần ở hai thị trường này. Mạng lưới phân phối của SABECO ở phía Bắc cũng ngày càng nhiều hơn và họ đã đạt hơn 10% thị phần ở miền Bắc. Khi mà HABECO chỉ có 9 sản phẩm thì danh mục của SABECO gồm 11 sản phẩm.
Lợi nhuận sau thuế của HABECO giai đoạn 2017 - 2021.
Chậm trễ trong đi đến thỏa thuận chung là một yếu tố dẫn đến việc trì hoãn thoái vốn NN tại HABECO, bên cạnh những khúc mắc xung quanh định giá đất. Đối tác chiến lược của HABECO là Carlsberg Việt Nam đã chưa làm được như kỳ vọng.
Trước HABECO, Carlsberg đã đầu tư đáng kể làm lớn mạnh thương hiệu bia Huda. Được biết, lý do Carlsberg muốn mua thêm cổ phần của HABECO sau khi Nhà nước thoái vốn vì ở thời điểm 2016-2017, 80% thị trường bia Việt Nam hiện nằm trong tay 4 hãng bia lớn trong đó HABECO chiếm 20% và Carlsberg là 10,8%, với việc mua thêm thì Carlsberg có thể gia tăng sức ảnh hưởng của mình trên thị trường.
Theo thỏa thuận đầu tư chiến lược ký năm 2009, Carlsberg sẽ được quyền ưu tiên mua cổ phần khi Chính phủ thoái vốn, khi HABECO niêm yết, tuy nhiên, quá trình đàm phán gặp nhiều bất đồng do chênh lệch giữa định giá của Nhà nước và Carlsberg là khá lớn. Lý do chính có thể vì HABECO sở hữu quỹ đất lớn, vì vậy nên, Thủ tướng đã yêu cầu việc thoái vốn Nhà nước tại HABECO phải tính riêng giá trị quyền sử dụng đất, yêu cầu này giúp NN không bị mất đất vàng vào tay nhà đầu tư.
HABECO có “khu đất vàng” rộng 49.960 m2 tại số 183 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội là nơi đặt trụ sở Tổng Công ty và các hoạt động sản xuất kinh doanh. Khu đất này được Habeco ký hợp đồng thuê đất dài hạn. HABECO còn quản lý 258.130 m2 đất thuê của UBND tỉnh Vĩnh Phúc tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là đất thuê 49 năm từ năm 2007 để thực hiện dự án nhà máy bia với công suất 200 triệu lít/năm, HABECO có dự tính di dời nhà máy sang khu vực này. Theo BCTC hợp nhất quý 3/2022, doanh nghiệp không phát sinh chi phí xây dựng dở dang ở Mê Linh.
“Khu đất vàng” rộng 49.960 m2 tại số 183 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội - nơi đặt trụ sở của HABECO.
Quỹ đất mà Habeco đang nắm giữ còn nằm rải rác tại Hưng Yên và Phú Thọ. Cụ thể, HABECO đang quản lý lô đất có diện tích 26.854 m2 tại phường Vân Cơ, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo hình thức thuê 50 năm để làm Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở cho thuê. Theo BCTC, chi phí phát sinh cho Trung tâm giới thiệu sản phẩm tại Phú Thọ là cao nhất, tăng từ 381 triệu hồi đầu năm lên hơn 6 tỷ đồng. Tại Văn Lâm, Hưng Yên, HABECO cũng sở hữu khu đất rộng 13.958 m2. Khu đất này đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên giao đất cho HABECO từ 25.11.2004 với thời hạn thuê đất là 35 năm và trả tiền thuê đất hàng năm.
Từ thực tiễn kể trên, nguyên nhân dẫn đến khác biệt giữa HABECO và SABECO xuất phát từ sự chậm trễ trong thoái vốn và khả năng nhanh nhạy thích ứng với thị trường của hai doanh nghiệp.
Trích từ ý kiến của ông Phạm Đức Trung, trưởng ban Nghiên cứu cải cách doanh nghiệp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM), khi kế hoạch không thực hiện đúng thì sẽ tăng chi phí giao dịch, chi phí chờ đợi, chi phí đánh giá rủi ro, chi phí cơ hội, và khi các kế hoạch kinh doanh không thể tiên liệu được thì doanh nghiệp sẽ rất khó tìm được đối tượng đầu tư dài hạn, các nhà đầu tư chiến lược. Với các doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn, có thương hiệu, thì tìm kiếm được nhà đầu tư chiến lược là điều quan trọng.
Tham vọng “thâu tóm” đất công
Năm 2021, Tổng kiểm toán Nhà nước - Hồ Đức Phớc từng đặt vấn đề, việc thực hiện kiểm toán việc quản lý và sử dụng đất trong và sau khi CPH cho thấy, diện tích, số lượng cơ sở đất mà các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước được giao rất lớn, song chưa được quản lý chặt chẽ; nhiều diện tích đất chưa sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp, chưa được ký hợp đồng thuê đất... Tình trạng doanh nghiệp hậu cổ phần sử dụng đất không đúng mục đích, chậm đưa đất vào sử dụng còn khá phổ biến.
Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh nhận định: "Tại nhiều địa phương, còn tình trạng đất sau CPH không đưa vào sử dụng, thiếu quản lý dẫn đến hoang hóa, tranh chấp, lấn chiếm, không quản lý được do vướng mắc trước CPH chưa được xử lý, không bàn giao đất bị thu hồi khi hết thời hạn sử dụng. Tại Hà Nội, nhiều doanh nghiệp sau CPH, chỉ chăm chăm giữ đất, ôm đất...và giữ đất khiến cho nhân dân bức xúc, đô thị cảnh quan khu vực trở nên nhếch nhác".
Và câu chuyện tại CTCP Tập đoàn Hà Đô (HoSE) là một ví dụ nhỏ, nhưng điển hình. HDG tiền thân là xí nghiệp xây dựng của Bộ Quốc phòng được thành lập năm 1990. Năm 2004, Công ty chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần. Năm 2017, Bộ Quốc phòng đã thoái toàn bộ số vốn ở doanh nghiệp và hiện HDG đang hoạt động trong 4 lĩnh vực chính là bất động sản, năng lượng, xây lắp, thương mại dịch vụ.
Địa chỉ nhà đất tại số 62 Phan Đình Giót (Hà Nội).
Hà Đô từng thể hiện rất rõ ý định “thâu tóm” đất công khi mua phần lớn cổ phần Công ty Cổ phần thiết bị giáo dục 1 (TBGD1), sau đó một thời gian, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này đi vào “trục trặc” Hà Đô đã bán dần tài sản cố định.
Ở thời điểm diễn ra vụ "thâu tóm", khu đất hơn 2,2 ha - tài sản lớn nhất của công ty cũng là do Nhà nước giao cho Bộ GDĐT nên TBGD1 chưa được đứng tên hợp đồng thuê đất, chưa được cấp sổ đỏ. Cho đến nay, Tập Đoàn Hà Đô vẫn đang được sử dụng hơn 2,2ha đất tại 62 Phan Đình Giót (Thanh Xuân).
Hiện trạng khu vực bên trong địa chỉ nhà đất số 62 Phan Đình Giót (Hà Nội).
Đáng chú ý, hiện khu đất bao gồm nhiều dãy nhà xưởng với la liệt biển hiệu của các doanh nghiệp khác nhau, “chủ sở hữu” ban đầu là TBGD1 chỉ còn một văn phòng ở tầng 3 của tòa nhà trong cùng. Đến năm 2021, Tập Đoàn Hà Đô cho biết đang hoàn thiện thủ tục pháp lý để tiến hành xây dựng dự án nhà ở hỗn hợp cao tầng tại 62 Phan Đình Giót.
Nhìn vào hiện trạng kể trên, có thể thấy với bao kỳ vọng, sau CPH, người lao động tại TBGD1 phấn khởi bao nhiêu thì nay thất vọng bấy nhiêu, tình hình kinh doanh thì "bết bát", đất đai của công ty thì bỏ không, chia 5 xẻ 7 làm nhà xưởng.
Tuy nhiên, thực tế là trong nửa đầu năm 2022 thì hoạt động kinh doanh của công ty mẹ HDG đã tỏ ra đuối sức khi nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn, nhưng được các công ty con mảng năng lượng đỡ lại. Điều này chứng minh ưu điểm của việc tập đoàn đổi hướng kinh doanh sang mảng năng lượng đã đem lại lợi nhuận tốt khi nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu lớn của thị trường. Nhược điểm là tập đoàn đang tập trung vào mảng không phải chuyên môn trong khi các dự án chính còn đang bị bỏ ngỏ, gặp trở ngại.
Trong khi đó, Tổng Công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC Corp, HoSE: DIG) được biết tới là một "ông lớn" trên thị trường bất động sản với nhiều dự án quy mô, tuy nhiên đi cùng với đó là không ít lùm xùm quanh những dự án mà đơn vị này triển khai.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Kinh tế chứng khoán)
KĐT Đại Phước rộng 456 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 7.500 tỷ đồng của DIC Corp bị phản ánh là đã chuyển hàng trăm ha đất công tại dự án cho doanh nghiệp nước ngoài bằng hình thức liên doanh. Trong khi đó, khu đất mà DIC Corp góp vốn ở Công ty cổ phần Vina Đại Phước có cả phần diện tích nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, nên về lý thì DIC Corp không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, … hay thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyển sử dụng đất.
Liên quan đến vấn đề này, hồi tháng 5/2021, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã có kết luận rằng còn nhiều tồn tại về quy hoạch sử dụng đất, và vi phạm trong việc giao đất, thu tiền sử dụng đất, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai; việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai… Trách nhiệm xử lý, giải quyết các tồn tại, vi phạm này thuộc về UBND tỉnh Đồng Nai và DIC Corp.
Ngoài những sai phạm trong thực hiện dự án và xử lý đất công, DIC Corp cũng vướng lùm xùm sử dụng bãi tắm Thùy Vân (còn được gọi là Bãi Sau) tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa hơn 2 thập kỷ mà không trả tiền. Qua nhiều lần chuyển nhượng, hiện Công ty cổ phần Du lịch và thương mại DIC đã quản lý và sử dụng một phần đất thuê tại bãi tắm Thùy Vân do ngân sách tỉnh đầu tư (hệ thống kè, đường nội bộ, cây xanh, điện nước, bãi đậu xe... đoạn từ cổng Tôm Càng Xanh đến khách sạn Thùy Dương) chỉ với số tiền hơn 4 tỷ đồng (đã được hoàn trả bằng ngân sách).
Dù UBND TP Vũng Tàu đã có yêu cầu các doanh nghiệp chậm nhất đến ngày 15/3/2022 phải hoàn trả lại phần diện tích đang sử dụng để tổ chức bán đấu giá nhưng đến nay công tác này vẫn diễn ra ì ạch.
Kết lại:
Các doanh nghiệp CPH nếu cứ mải mê nắm giữ “đất vàng” và mãi không thực hiện dự án, bỏ rơi hoạt động kinh doanh cốt lõi, không có định hướng cụ thể để chuyển giao về phương thức quản lý và bắt kịp xu hướng mới thì sẽ sớm bị bỏ lại phía sau.
Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính từng nhận định: “Nguồn lực về đất đai là nguồn lực rất quan trọng, chúng ta phải biết cụ thể nhà đầu tư và hợp đồng phải quy định rất rõ, chứ không thể cứ để đất trống tận 5-7 năm sau. Sản xuất không sản xuất được, đưa vào xây dựng cũng không được bởi không có nguồn lực đầu tư, mà người ta lại chỉ muốn chiếm đất.
Tồn tại nhiều vấn đề về thuế, tổng số tiền truy thu thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp của Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn miền Bắc là hơn 8,63 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 184/QĐ-TTg ngày 20/2/2024 phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trực thuộc Bộ Y tế và 2 tỉnh, thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.