Hà Nội 32 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 30 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 25 °C
  • Hà Nội Hà Nội 32°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 30°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 25°C

Doanh nghiệp gửi “tâm thư” hiến kế với Thủ tướng

Hình sự & tố tụng hình sự
29/04/2016 15:10
aa
Tại Hội nghị doanh nghiệp Việt Nam năm 2016, đại diện các doanh nghiệp đã đưa ra những đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.


Với hình thức tổ chức vừa trực tiếp, vừa trực tuyến, tại điểm cầu Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh có gần 1.000 đại biểu doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các hiệp hội doanh nghiệp như: AmCham, Eurocham, Phòng Thương mại Hàn Quốc, Nhật Bản… tham dự. Còn mỗi điểm cầu tại 62 tỉnh, thành phố trên cả nước có khoảng 50 đến 100 đại diện doanh nghiệp (DN) tham dự.

Tại hội nghị, các đại biểu đã phát biểu ngắn gọn, thẳng thắn, thiết thực về những khó khăn, vướng mắc, bức xúc đồng thời đề xuất kiến nghị, giải pháp cụ thể để cùng tháo gỡ rào cản để phát triển.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc, trò chuyện với các đại biểu trước giờ khai mạc Hội nghị - Ảnh: Chinhphu.vn
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc, trò chuyện với các đại biểu trước giờ khai mạc Hội nghị - Ảnh: Chinhphu.vn

Thay mặt cộng đồng DN, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hiến kế tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh và bình đẳng; kiến nghị giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

VCCI thay mặt cộng đồng DN đề xuất Chính phủ ban hành một nghị quyết về chương trình hành động quốc gia phát triển DN cho cả nhiệm kỳ, bảo đảm thực hiện được hai yêu cầu xuyên suốt là củng cố niềm tin, vực dậy tinh thần, phục hồi và phát triển DN.

Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng theo định hướng chính sách đó, có hai việc cần làm ngay. Thứ nhất, phải có những giải pháp chính sách và hành chính quyết liệt để giảm mạnh rủi ro và chi phí, đặc biệt là chi phí không chính thức để bảo đảm an toàn và “khoan sức” được cho DN.

Việc thứ hai là vừa hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường với những đổi mới, động lực mới, vừa tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy phát triển DN.

Đại diện Hiệp hội DN nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam đề nghị Chính phủ 8 nội dung: Triển khai xây dựng trình Quốc hội ban hành Luật hỗ trợ DNNVV, kiện toàn tổ chức chỉ đạo hỗ trợ DNNVV; xây dựng Luật về hội; xây dựng chương trình khởi nghiệp quốc gia; tạo cơ chế khuyến khích các hiệp hội, nhà đầu tư xây dựng kho ngoại quan cho DNNVV, tạo hậu thuẫn bằng cơ chế: giảm thuế, lãi suất tái cấp vốn; có chương trình ưu đãi DNNVV tham gia chuỗi sản xuất; tạo cơ chế phát triển kênh phân phối; tạo cơ chế khuyến khích phát triển các khu cụm công nghiệp đủ cơ sở hạ tầng cho DNNVV; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT trong cung cấp dịch vụ công…

Tại hội nghị, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiến nghị Chính phủ điều chỉnh quy hoạch của ngành dệt may Việt Nam bởi quy hoạch cũ đã lỗi thời, không theo kịp mức độ phát triển của ngành. Ngoài ra, việc xây dựng quy hoạch ngành cần phù hợp với quy hoạch các khu công nghiệp để bảo đảm việc xử lý nước thải, bảo vệ môi trường.

Cho rằng chủ đề hội nghị năm nay tạo sự phấn khích cho doanh nghiệp, điểm qua những thuận lợi và khó khăn của kinh tế đất nước, Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà đề xuất 2 nội dung: Về chính sách phải tuân thủ tinh thần Hiến pháp và các FTA; nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư, dưới luật chỉ nên có 1 nghị định, không ban hành thông tư; có cơ chế giám sát và chế tài mạnh mẽ đối với cán bộ thực thi nhất là các hành vi nhũng nhiễu DN…; nhanh chóng ban hành Luật Phá sản; về thực thi Nghị quyết 19, phải có tiếng nói kiểm chứng từ DN…

Đại diện Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải Trần Bá Dương phát biểu một số nội dung liên quan đến mối quan hệ giữa địa phương với doanh nghiệp. Đại diện Trường Hải cũng nhấn mạnh các doanh nghiệp phải đề cao đạo đức kinh doanh, mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, chủ động hội nhập.

Giảm "định kiến" đối với các hãng hàng không tư nhân; tạo thuận lợi trong thực hiện các thủ tục hành chính tại cảng hàng không, tiếp cận các dịch vụ về hạ tầng cảng vụ, bảo đảm kỹ thuật; cải tạo hạ tầng sân bay... là những góp ý của đại diện Vietjet liên quan đến việc doanh nghiệp tư nhân tham gia phát triển thị trường vận tải hàng không Việt Nam.

Đại diện Hiệp hội Bất động sản TPHCM góp ý một số nội dung liên quan đến quy định về tiền sử dụng đất đối với doanh nghiệp; quy định về lệ phí cấp sổ đỏ đối với hộ gia đình; quy định về tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản; quy định về xây dựng lại chung cư hư hỏng nặng; kiến nghị sửa đổi quy định mâu thuẫn giữa Luật Đất đai và Luật Nhà ở liên quan đến lựa chọn chủ đầu tư xây dựng dự án nhà ở; điều chỉnh quy định sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh bất động sản ...

Và cuối cùng, sau khi có những góp ý sớm quy định cụ thể về Luật Doanh nghiệp, cải cách hành chính, rà soát giảm thiểu giấy phép con... cùng với kiến nghị với Bộ KHCN và Bộ NN&PTNT, bà Mai Kiều Liên bày tỏ, Vinamilk cũng như cộng đồng DN mong muốn Chính phủ hãy coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ chứ không phải đối tượng quản lý.

Doanh nghiệp gửi “tâm thư” hiến kế với Thủ tướng

Đại diện hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đề xuất với Chính phủ Việt Nam

Đại diện Hiệp hội DN Hoa Kỳ đề nghị một số nội dung: Việt Nam sớm phê chuẩn Hiệp định TPP; đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính; áp dụng các giải pháp giảm thiểu giấy tờ trong các giao dịch hành chính, tiền tệ; áp dụng các chuẩn mực toàn cầu về kế toán; mong muốn sẽ được hợp tác thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực kinh tế, KHCN, công nghiệp….

Về môi trường đại diện hiệp hội mong muốn tiếp tục hợp tác với Chính phủ xử lý những vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước, xử lý các vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu ở ĐBSCL…

Về lĩnh vực năng lượng, Hiệp hội mong muốn Chính phủ sẽ ưu tiên phát triển các hình thức sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo, áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả;…

Đại diện Hiệp hội DN Hàn Quốc góp ý một số ý kiến liên quan đến vấn đề lao động tại Việt Nam như: Cấp Giấy phép lao động trong sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam; Thành lập Ủy ban Cải cách thể chế do Thủ tướng đứng đầu; đẩy mạnh cải thiện các quy định, giải quyết các vướng mắc của DN;...

Đại diện Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ được cải thiện. Trong đó, Việt Nam cần ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực CNTT, phần mềm, nông nghiệp… đây là những lĩnh vực được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm.

Nông nghiệp là lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh với nhiều sản phẩm phong phú và sẽ được hưởng lợi rất nhiều nếu đẩy mạnh áp dụng công nghệ, mở rộng thị trường. DN Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với DN Việt Nam để cùng phát triển nông nghiệp.

Đại diện DN Nhật Bản cũng kiến nghị Nhà nước Việt Nam xem xét điều chỉnh một số quy định liên quan đến pháp luật về đầu tư, thời gian làm thêm giờ, quy định về nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng, quy định về thông quan, xin phép cấp giấy chứng nhận đầu tư... cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đại Hiệp hội DN châu Âu kiến nghị về đẩy mạnh hợp tác phát triển năng lượng tái tạo; cho phép DN châu Âu mở Văn phòng đại diện, liên kết với DN Việt Nam phát triến sản xuất dược phẩm, sinh phẩm, trang thiết bị y tế; có chính sách ưu đãi thuế trong lĩnh vực sản xuất chế tạo; đề xuất Chính phủ có kế hoạch cung cấp nhiên liệu theo tiêu chuẩn Euro 4 phù hợp với kế hoạch phát triển công nghiệp ô tô theo tiêu chuẩn Euro 4; đề nghị các cơ quan Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ trong thực thi quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Chủ đề của Hội nghị chính là thông điệp của Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế đất nước. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi nhất để khởi nghiệp kinh doanh, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Hai nội dung chính của Hội nghị là: Xác định các rào cản về cơ chế, chính sách và giải pháp khắc phục, nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp; xử lý các kiến nghị, giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trong quá trình thực thi pháp luật của đội ngũ công chức, như tình trạng nhũng nhiễu do chính bộ máy hoặc do công chức gây ra.

bài liên quan
Di chúc của cha - Giọt nước mắt của mẹ

Di chúc của cha - Giọt nước mắt của mẹ

Pháp luật có thể đưa ra những phép tính rõ ràng, nhưng tình thân thì không thể quy đổi bằng con số. “Di chúc của cha – Giọt nước mắt của mẹ” không chỉ là vụ việc chia thừa kế đơn thuần, mà là lời nhắc nhở: Trong mọi quyết định liên quan đến tài sản, hãy dành chỗ cho sự lắng nghe, chia sẻ và tình thương giữa những người ruột thịt.
Đề xuất cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Đề xuất cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Chiều 10/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật (Nghị quyết).
Thủ tướng yêu cầu tăng cường các giải pháp quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng

Thủ tướng yêu cầu tăng cường các giải pháp quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 85/CĐ-TTg ngày 10/6/2025 về việc tăng cường các giải pháp quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng.
Công điện của Thủ tướng về chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Công điện của Thủ tướng về chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 10/6/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Startup Việt trong Kỷ nguyên mới (Bài 4): Đồng hành cùng hệ sinh thái khởi nghiệp

Startup Việt trong Kỷ nguyên mới (Bài 4): Đồng hành cùng hệ sinh thái khởi nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp chỉ có thể cất cánh khi ba trụ cột chính cùng chuyển động: chính sách quản lý nhà nước, tiếng nói doanh nghiệp và phản biện chuyên gia.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày

Đó là một trong những nội dung quan trọng được Thủ tướng Chính phủ nêu rõ Chỉ thị số 17/CT-TTg về việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và tổ chức sinh hoạt hè cho trẻ em, học sinh.
Mới nhất
Đọc nhiều
Ô tô 7 chỗ lấn trái đường làm 3 người thương vong

Ô tô 7 chỗ lấn trái đường làm 3 người thương vong

Công an tỉnh Tiền Giang đang điều tra nguyên nhân vụ tài xế xe ô tô 7 chỗ gây tai nạn chết người.
Hơn 20 người suýt bị sóng cuốn khi tắm biển Cửa Lò

Hơn 20 người suýt bị sóng cuốn khi tắm biển Cửa Lò

Sáng 14/6, hơn 20 người dân và du khách suýt đuối nước tại biển Cửa Lò (Nghệ An) đã được lực lượng chức năng cứu hộ thành công, không nguy hiểm đến tính mạng.
Xôn xao Clip người đàn ông bám đầu ô tô đang chạy tại Hà Tĩnh

Xôn xao Clip người đàn ông bám đầu ô tô đang chạy tại Hà Tĩnh

Ông S. điều khiển ô tô di chuyển trên đường Hải Thượng Lãn Ông, bất chấp ông Th. vẫn bám vào phần đầu phương tiện.
Tin bài khác
Làm giả kết quả phân tích, quan trắc môi trường, 17 đối tượng bị khởi tố

Làm giả kết quả phân tích, quan trắc môi trường, 17 đối tượng bị khởi tố

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khởi tố 2 vụ án hình sự về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
Bắt giữ 20 tấn nội tạng, thịt động vật bốc mùi, không rõ nguồn gốc

Bắt giữ 20 tấn nội tạng, thịt động vật bốc mùi, không rõ nguồn gốc

Trong khoang lạnh, tổ công tác phát hiện số lượng lớn sản phẩm động vật như lòng lợn, dồi sụn, lách bò, cuống họng, trứng gà non, thịt, xương, chân bò, gà... có dấu hiệu hư hỏng, nấm mốc, bốc mùi khó chịu.
Thiếu tiền cá độ bóng đá, đem xe ô tô ông chủ đi cầm cố lấy 350 triệu đồng

Thiếu tiền cá độ bóng đá, đem xe ô tô ông chủ đi cầm cố lấy 350 triệu đồng

Được chủ xe giao quản lý xe ô tô để kinh doanh vận chuyển khách, do thiếu tiền cá độ bóng đá Chu Tuấn Hưởng đã mang xe đi cắm để lấy tiền nướng vào cá độ.
Kinh doanh phá sản, Giám đốc doanh nghiệp mua bán ma túy để kiếm lời

Kinh doanh phá sản, Giám đốc doanh nghiệp mua bán ma túy để kiếm lời

Là một Giám đốc doanh nghiệp tư nhân bị làm ăn thua lỗ, kinh doanh phá sản, Hoàng Thụy Điển mua ma túy về bán để kiếm lời thì bị cơ quan chức năng bắt giữ.
Công an tỉnh Quảng Ninh bắt giữ "nữ quái" lừa đảo chiếm đoạt 3,5 tỷ đồng

Công an tỉnh Quảng Ninh bắt giữ "nữ quái" lừa đảo chiếm đoạt 3,5 tỷ đồng

Cơ quan Công an tỉnh Quảng Ninh vừa bắt giữ Phùng Thị Minh Hằng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bắt tạm giam giám đốc Công ty TNHH MTV Phát Đạt do vi phạm quy định về kế toán

Bắt tạm giam giám đốc Công ty TNHH MTV Phát Đạt do vi phạm quy định về kế toán

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Đây, Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát Đạt, Bùi Yên Khánh (kế toán công ty) để điều tra về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
An Giang: ​​​​​​​Khởi tố, bắt giam kẻ cướp giật điện thoại ngay trước cửa nhà xe ở thị trấn Mỹ Luông

An Giang: ​​​​​​​Khởi tố, bắt giam kẻ cướp giật điện thoại ngay trước cửa nhà xe ở thị trấn Mỹ Luông

Do muốn có thêm tiền tiêu xài và điện thoại để sử dụng, nên Lợi nảy sinh ý định cướp giật điện thoại di động của ông H., lợi dụng đêm tối và ông H. thiếu cảnh giác, Lợi đã ra tay giật điện thoại di động của ông H. rồi bỏ chạy vào trong đồng lẩn trốn.
Bắt tạm giam đối tượng cầm đầu đường dây cá độ bóng đá trên 2.000 tỷ đồng

Bắt tạm giam đối tượng cầm đầu đường dây cá độ bóng đá trên 2.000 tỷ đồng

Ngày 14/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng cho biết đã bắt tạm giam đối với Phạm Công Lộc (SN 1984, trú phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh), nghi phạm cầm đầu đường dây cá độ bóng đá trên 2.000 tỷ đồng.
Khởi tố nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hoá do vi phạm quy định về quản lý đất đai

Khởi tố nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hoá do vi phạm quy định về quản lý đất đai

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định khởi tố đối với 04 bị can về Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Bắt đối tượng 14 năm trốn truy nã vì buôn bán phụ nữ qua biên giới

Bắt đối tượng 14 năm trốn truy nã vì buôn bán phụ nữ qua biên giới

Sau 14 năm lẩn trốn, đối tượng Hoàng Văn Duy đã bị Ban Chuyên án phối hợp với Công an Trung Quốc và Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lý Vạn bắt giữ tại khu vực biên giới xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang (Cao Bằng).
tong bi thu to lam lam viec voi 2 tinh an giang kien giang

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang

Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
tien giang dieu tra vu chu doanh nghiep gao nghi bi lua hon 420 ty dong

Tiền Giang: Điều tra vụ chủ doanh nghiệp gạo nghi bị lừa hơn 420 tỷ đồng

Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
quang ninh can canh xe tai cho dat chay ram rap suot ngay dem dan lo hong duong o nhiem

Quảng Ninh: Cận cảnh xe tải chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, dân lo hỏng đường, ô nhiễm

Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
trao quyet dinh bo nhiem thu truong bo tu phap nguyen thanh tu

Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.