Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình luôn có những phát biểu, những chỉ đạo nhằm tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong ngành du lịch dịch vụ phát triển; thế nhưng dự án mà Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ du lịch Khang Hưng (đóng phường Đồng Mỹ, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đang theo đuổi lại bị TP. Đồng Hới gây khó, đi ngược với điều đó, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư.
Thành phố “quay xe” gây khó doanh nghiệp
Theo đơn phản ánh của Công ty Khang Hưng gửi đến Phapluatplus.vn (báo Pháp luật Việt Nam) vào cuối năm 2019, Công ty này đã nộp hồ sơ xin chủ trương đầu tư dự án trên thửa đất số 15 từ bản đồ số 9 (xã Quang Phú, TP. Đồng Hới).
Đến tháng 1/2021, ông Phan Phong Phú (Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư) đã ký trình văn bản thống nhất với phương án đầu tư dự án nhà hàng khách sạn nghỉ dưỡng Quang Phú cho UBND tỉnh Quảng Bình.
Vào ngày 3/2/2021, UBND tỉnh đã có Công văn số 174/UBND -TH; thống nhất phương án đầu tư dự án nói trên và giao Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND thành phố Đồng Hới để triển khai các bước tiếp theo.
Đến tháng 7/2021, UBND tỉnh Quảng Bình có Quyết định số 2307 phê duyệt phương án đấu giá tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất với diện tích 940m2 tại xã Quang Phú để thực hiện dự án nhà hàng khách sạn nghỉ dưỡng.
Sau đó, tỉnh cũng đã ra quyết định thu hồi mảnh đất nói trên để đưa ra thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất. Ngoài ra, theo thông báo kết luận của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Bình diễn ra vào 4/5/2022, các thành viên ban cán sự đã thống nhất phương án đầu tư dự án nhà hàng khách sạn khu nghỉ dưỡng Quang Phú.
Mọi thứ đang “thuận buồm xuôi gió” với công ty này thì vào ngày 9/5/2022, UBND TP. Đồng Hới liền “thần tốc” có Công văn số 660/UBND -TNMT gửi UBND tỉnh và Sở TN&MT Quảng Bình đề nghị dừng việc đấu giá cho thuê quyền sử dụng đất với dự án này.
“Đơn vị được các Ban ngành tạo điều kiện thuận lợi và đã bỏ mồ hôi, công sức, tiền bạc với dự án này. Chúng tôi quyết tâm đấu giá thành công và rất khát khao cống hiến một phần nhỏ cho du lịch tỉnh nhà. Thật khó hiểu, không lẽ doanh nghiệp dốc hết tâm huyết, sức lực vào dự án mà giờ phải rút lui vì sự “bất nhất” của UBND TP. Đồng Hới. Nếu trước đây công ty mới đề xuất mà không được chấp nhận thì chẳng sao, đằng này chúng tôi đã chờ đợi mòn mỏi dự án này, hứa hẹn với nhà đầu tư sẽ tạo mọi điều kiện hết sức cho nhà đầu tư, thế nhưng sau khi hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đưa ra đấu già thì bất ngờ họ lại quay lưng bỏ mặc nhà đầu tư. Bức xúc nhất là trước TP đã đồng ý, giờ lại thôi”. Đại diện công ty chia sẻ.
Được biết, không những dự án trên “bị” TP. Đồng Hới yêu cầu dừng đấu giá quyền sử dụng đất mà còn 3 dự án khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
“Làm sao phải có sự hài hoà”
Lý do mà UBND TP. Đồng Hới đưa ra để dừng việc đấu giá được nêu rõ trong Công văn số 660/UBND - TNMT là để thực hiện việc bố trí di dời cho 29 nhà hàng ở khu vực bãi tắm Nhật Lệ 2 (phường Hải Thành, TP. Đồng Hới) có thời gian thuê đất đến năm 2025.
Công văn này nêu thêm, quy hoạch điều chỉnh xây dựng của TP và vùng lân cận đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 thì địa điểm mà 29 hộ này đang kinh doanh thuộc khu vực cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển với chức năng sử dụng đất là công viên cây xanh thể thao nên phải di dời.
Hai công văn của UBND TP. Đồng Hới thể hiện sự bất nhất; trước đồng ý, sau thì không.
Ngoài ra, qua rà soát UBND TP. Đồng Hới nhận thấy dọc theo tuyến đường ven biển thuộc phường Hải Thành và xã Quang Phú quỹ đất còn lại rất ít; nếu UBND tỉnh đưa ra đấu giá, cho thuê quyền sử dụng đất thì sẽ không còn quỹ đất để bố trí, di dời 29 nhà hàng nói trên.
Điều khiến dư luận đặt câu hỏi với UBND TP. Đồng Hới ra công văn này là có lợi ích nhóm ở đây. Vì trước đây vào ngày 22/1/2020, UBND TP. Đồng Hới cũng đã có công văn 143/UBND-QLĐT gửi Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Bình nhất trí với chủ trương đầu tư của dự án này. Công văn nêu rõ: “Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ du lịch Khang Hưng đề xuất thực hiện dự án khách sạn, nhà hàng nghỉ dưỡng tại thôn Tân Phú, xã Quang Phú với diện tích sử dụng 940m2… việc đề xuất dự án có tính chất dịch vụ du lịch là phù hợp với chức năng sử dụng đất đã quy hoạch. Vì vậy, UBND TP nhất trí với chủ trương đầu tư dự án”.
Trước câu hỏi, TP ra văn bản 660 khiến nhà đầu tư hoang mang, ông Hoàng Ngọc Đan (Chủ tịch TP. Đồng Hới) cho biết: “Đây làm động tác thế thôi chứ có phải gì đâu? Nếu tỉnh đã có chủ trương mà tự nhiên cắt thì không chấp nhận được; các anh yên tâm. Nếu sau này tỉnh mời, quan điểm của tôi nếu phù hợp, tính toán đầy đủ rồi thì đồng ý cho họ làm thôi. Đây mới chỉ ý kiến đề xuất còn tỉnh quyết định chứ”.
Tại sao trước đây TP đã nhất trí với chủ trương dự án nhưng hiện giờ lại không? Có sự bất nhất ở đây? Ông Đan cho rằng, trước đó ông không biết nhưng giờ trách nhiệm quản lý địa bàn nên TP phải báo còn tỉnh quyết định. “TP đề nghị dừng đấu giá vì dành lại đất để làm việc khác. Tới đây, có bao nhiêu dự án phải giải phóng mặt bằng liên quan đến đường ven biển. Chừa đất lại để tính toán…”.
Ông Phan Phong Phú - Giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư cho biết, TP. Đồng Hới có văn bản 660 đề xuất như thế thì hơi bất ngờ, vì ngày xưa đã lấy ý kiến và TP. Đồng Hới đã đồng ý rồi. Việc này, cần phải bàn bạc thêm.
“Trước khi lên phương án đầu tư thì Sở chúng tôi đã lấy ý kiến tất cả sở ban ngành liên quan; đặc biệt là TP. Đồng Hới; Sở Tài nguyên & Môi trường; Sở xây dựng… Chúng tôi có trách nhiệm là cơ quan đầu mối tổng hợp tất cả ý kiến, nếu đồng ý hết thì chúng tôi mới trình lên UBND tỉnh. Các ngành theo lĩnh vực phân công, phụ trách phải chịu trách nhiệm ý kiến của anh tới cùng”.
Ông Phú nói thêm, để ra đấu giá cho thuê được được thì phải trải qua quy trình pháp lý rất nhiều; phải thông qua các ban ngành, HĐND. Nếu dự án dừng lại thì rất mất công, mất sức từ nhiều phía.
“Làm sao đó, phải giải quyết hài hoà lợi ích của các bên; nếu làm như thế thì được bên này mà mất bên kia thì khó... TP Đồng Hới làm văn bản mạnh quá nên doanh nghiệp phản ánh là điều tất yếu. Tôi sẽ cho bộ phận chuyên môn rà soát lại”, ng Phú chia sẻ.
Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về sự việc trên.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, trước khi bị bắt giữ để điều tra về hành vi "Giết người", "Cướp tài sản" tại Sóc Sơn, Ma Văn Duy còn thực hiện hành vi trộm cắp xe ô tô tại Thái Nguyên và lái chiếc xe này di chuyển xuống Hà Nội; nên đối tượng còn có thể bị xem xét xử lý thêm về các tội danh Trộm cắp tài sản, Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nếu có đủ yếu tố cấu thành các tội danh này...
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, trước khi bị bắt giữ để điều tra về hành vi "Giết người", "Cướp tài sản" tại Sóc Sơn, Ma Văn Duy còn thực hiện hành vi trộm cắp xe ô tô tại Thái Nguyên và lái chiếc xe này di chuyển xuống Hà Nội; nên đối tượng còn có thể bị xem xét xử lý thêm về các tội danh Trộm cắp tài sản, Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nếu có đủ yếu tố cấu thành các tội danh này...
Sau nhiều ngày tổ chức lực lượng theo dõi, bám sát di biến động của đối tượng cùng nhiều biện pháp nghiệp vụ sắc bén Công an đã triệt phá một ổ nhóm buôn bán ma túy lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh
Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 7 người mắc kẹt trong vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà 8 tầng ở Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với các đơn vị phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.