Những nội dung chính: Vượt qua trở ngại, phát triển mạnh mẽ; Vì lợi ích quốc gia...
- Tờ Thế Giới và Việt Nam “Vượt qua trở ngại, phát triển mạnh mẽ”.
Nói về chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ sắp tới của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ - Phạm Quang Vinh cho rằng, đây là chuyến thăm gặp mặt đầu tiên của Thủ tướng Việt Nam với Tổng thống mới của Hoa Kỳ.
Trước đó Tổng thống Dolna Trump đã bày tỏ mong muốn đẩy mạnh quan hệ đối tác với Việt Nam song phương, khu vực và quốc tế.
Đại sứ khẳng định, tiềm năng hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước còn rất lớn và một yếu tố tạo thuận lợi cho thương mại song phương là, Hoa kỳ loại bỏ các rào cản thương mại và công nhận quy chế kinh tế thị trường Việt Nam.
- Tờ Đại biểu nhân dân “Vì lợi ích quốc gia”.
Đề cập đến dự án luật quy hoạch mà Quốc hội sẽ dành trọn sáng nay để thảo luận. Đây là dự luật có tính chất phức tạp với nhiều ý kiến khác nhau giữa các cơ quan của chính phủ.
Bộ Xây dựng khẳng định đã thực hiện quy hoạch như dự thảo luật quy hoạch thì phải mất ít nhất là 7 đến 8 năm. Thế nhưng cũng theo bài viết, ngay cả khi dự thảo luật có thể thuyết phục được đa số đại biểu thì vẫn phải xem xét sửa đổi bổ sung 32 đạo luật liên quan đến luật quy hoạch.
Do đó dự luật cần được xem xét kỹ lưỡng, công tâm với một mục tiêu cao nhất là vì lợi ích quốc gia.
- Tờ Tiền Phong "Siết quản lý tài sản công, hết thời bảo tàng bán bia".
Việc quản lý tài sản công được thông qua, việc quản lý tài sản công được siết chặt thì hết thời bảo tàng bán bia, bệnh viện công dồn bệnh nhân để lấy chỗ kinh doanh.
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, quản lý sử dụng tài sản công sẽ có quy định khung để bao quát, để quản lý toàn bộ tài sản công.
Qua đó ngăn chặn thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Các đơn vị sự nghiệp công vẫn tiếp tục được sử dụng tài sản dôi dư vào kinh doanh nhưng phải cùng ngành nghề, đúng chức năng nhiệm vụ được giao.
Đồng thời luật mới sẽ quy định bắt buộc kê khai tài sản công qua cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công. Từ đó kiểm soát được thu chi từ hoạt động kinh doanh, liên doanh, liên kết.
- Tờ Hải quan “Ưu đãi gì cho các đặc khu kinh tế?”.
Việc xây dựng mô hình đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt với các cơ chế chính sách về hành chính và kinh tế đột phá, trong khuôn khổ hiến pháp cho các đặc khu kinh tế là hết sức cấp thiết.
|
Ảnh minh họa (Nguồn: kienthuc.net.vn) |
Tuy nhiên Bộ Tài chính không đồng thuận với đề nghị cho phép áp dụng chính sách thiết lập thể chế tiền tệ, ngân hàng riêng do lo ngại mâu thuẫn với quy định tại pháp lệnh về pháp luật quản lý ngoại hối.
Một số chuyên gia nhận định, cùng với chính sách cần có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như điều kiện về an sinh, bảo đảm xã hội, môi trường ở các đặc khu.