Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải: “ Lắp Pin mặt trời mới sử dụng sau 2 tháng đã hỏng là vô lý"
Pin mặt trời vừa thân thiện môi trường vừa tiết kiệm chi phí, vì thế pin mặt trời đã và đang là sự lựa chọn của nhiều địa phương.
Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng đã xảy ra nhiều vấn đề, một số địa phương đã gỡ bỏ tấm pin này mang đi... sửa.
Để hiểu hơn về thực trạng này, PV Pháp luật Plus có cuộc trao đổi nhanh đối với TS Nguyễn Văn Khải về việc, làm thế nào để khắc phục sự cố pin mặt trời mới sử dụng sau 2 tháng đã hỏng.
dụng
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải phân tích về nguyên nhân vì sao pin mặt trời sử dụng 2 tháng đã hỏng.
Trước đó, Dự án điện bằng năng lượng mặt trời cho các xã vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới của tỉnh Quảng Bình vừa đưa vào sử dụng nhưng mất điện triền miên. Cơ quan chức năng không có phương án sửa chữa, hệ thống cấp điện đứng trước việc trở thành phế liệu.
Trả lời câu hỏi của PV Pháp luật Plus, vì sao pin mặt trời mới sử dụng 2 tháng ở Quảng Bình đã hỏng?
TS Nguyễn Văn Khải phân tích: “Trên thực tế, tôi đã lắp và sử dụng pin mặt trời từ 2006 đến nay vẫn sử dụng tốt. Sự việc “hệ thống điện triệu đô” ở Quảng Bình vừa dùng được 2 tháng đã hỏng đó là sự phi lý.
Muốn biết vì sao hệ thống pin mặt trời mới lắp đã bị hỏng, trước tiên phải học cách sử dụng. Có thể, có những trục trặc nhỏ như dây điện bị chuột cắn đứt hoặc lắp hướng sai, lắp ở vị trí có bóng cây xanh che phủ, không có ánh nắng mặt trời thì làm sao có điện?.
Vì thế, người chủ dự án phải hướng dẫn cho nhân viên của mình thực hiện đúng và rồi để hướng dẫn người dân sử dụng đúng.
"Việc người dân Quảng Bình mới sử dụng pin mặt trời sau 2 tháng đã hỏng, điều đó không thể có được”- TS Nguyễn Văn Khải nhấn mạnh.
Từ năm 2012, dự án điện năng lượng mặt trời cho các xã vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới ở tỉnh Quảng Bình được triển khai qua Hiệp định vay vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc. Dự án có tổng vốn 12 triệu USD, Việt Nam đối ứng 1,7 triệu USD.
Đây được xem là dự án cấp điện bằng năng lượng mặt trời lớn nhất Việt Nam tại thời điểm đó. Khu vực triển khai dự án trải rộng trên địa bàn 8 xã của 4 huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Minh Hóa với gần 1.300 hộ dân và 78 cơ quan, dịch vụ công.
Xuất phát từ quy mô và tầm quan trọng của dự án, năm 2012, tỉnh Quảng Bình thành lập Ban quản lý Dự án cấp điện bằng năng lượng mặt trời (QBSC), trực thuộc UBND tỉnh. Dự án được tư vấn bởi đơn vị Dohwa và nhà thầu KT Corpotation của Hàn Quốc trúng thầu xây dựng.
Đến cuối năm 2019, dự án được đưa vào sử dụng. Thế nhưng, “hệ thống điện triệu đô” này vừa dùng được 2 tháng thì đã hỏng…