Hà Nội 16 °C
TP Hồ Chí Minh 26 °C
Hải Phòng 15 °C
Đà Nẵng 21 °C
Yên Bái 11 °C
  • Hà Nội Hà Nội 16°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 26°C
  • Hải Phòng Hà Nội 15°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 21°C
  • Yên Bái Hà Nội 11°C

Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Hành chính & Tố tụng Hành chính
03/06/2024 07:06
Minh Ngọc
aa
Qua tổng kết cho thấy, các VBQPPL được ban hành từ khi Luật Ban hành VBQPPL, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP có hiệu lực đã giúp thể chế hóa đầy đủ, kịp thời một trong 3 đột phá chiến lược được xác định tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII về công tác xây dựng pháp luật.

Ngày 25/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 59/2024/NĐ-CP).

Để làm rõ những nội dung mới cũng như ý nghĩa của Nghị định quan trọng này đối với công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Trần Anh Đức, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp.

- Xin ông cho biết tính cấp thiết của việc ban hành Nghị định số 59/2024/NĐ-CP?

Ông Trần Anh Đức: Ngày 14/5/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành VBQPPL (Nghị định số 34/2016/NĐ-CP); ngày 31/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 154/2020/NĐ-CP của sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (Nghị định số 154/2020/NĐ-CP).

Qua tổng kết, đánh giá cho thấy, các VBQPPL được ban hành từ khi Luật Ban hành VBQPPL, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP có hiệu lực đã giúp thể chế hóa đầy đủ, kịp thời một trong 3 đột phá chiến lược được xác định tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII về công tác xây dựng pháp luật; nhiều văn bản có tính đột phá về thể chế cho phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương, giải quyết được các khó khăn, vướng mắc, bất cập đối với các dự án trọng điểm quốc gia; góp phần trước mắt và lâu dài kiểm soát, phòng chống dịch Covid; hỗ trợ đắc lực cho phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Ông Trần Anh Đức, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện 2 Nghị định nêu trên cũng còn một số khó khăn, vướng mắc nhất định xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan từ các quy định của 2 Nghị định. Có thể kể đến như, một số quy định của 2 Nghị định chưa phù hợp với thực tiễn công tác xây dựng pháp luật trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, một số quy định của 2 Nghị định còn thiếu cụ thể, rõ ràng dẫn đến cách hiểu và thực hiện chưa thống nhất (như thể thức, kỹ thuật trình bày VBQPPL; việc xử lý thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ…). Ngoài ra, thực tiễn cũng cho thấy, một số nội dung còn thiếu trong 2 Nghị định cần bổ sung để nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thi hành VBQPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Do vậy, việc ban hành Nghị định số 59/2024/NĐ-CP là cần thiết, phù hợp với các quy định của Luật Ban hành VBQPPL, đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế.

- Nghị định số 59/2024/NĐ-CP có phạm vi sửa đổi ra sao, thưa ông?

Ông Trần Anh Đức: Nghị định số 59/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung 30 Điều về nội dung; bãi bỏ cụm từ, khoản, điều tại 8 điều; bổ sung 3 Mẫu và thay thế 4 Mẫu; tập trung vào 3 nhóm vấn đề. Đó là nhóm các quy định để đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Ban hành VBQPPL; nhóm quy định được sửa đổi, bổ sung để quy định rõ hơn, giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho bộ, ngành, địa phương nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Ban hành VBQPPL; và nhóm quy định được sửa đổi, bổ sung để nâng cao trách nhiệm của cơ quan lập đề nghị, soạn thảo VBQPPL và các chủ thể có liên quan trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL.

- Ông có thể nói rõ những điểm mới của Nghị định theo 3 nhóm vấn đề trên, thưa ông?

Ông Trần Anh Đức: Ở nhóm các quy định để đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Ban hành VBQPPL, Nghị định số 59/2024/NĐ-CP sửa đổi 3 điều, bãi bỏ 3 điều, thay thế 3 Mẫu về xây dựng chính sách và đánh giá tác động của chính sách như quy định cụ thể, rõ ràng, hợp lý hơn về yêu cầu đánh giá tác động của chính sách; đơn giản hóa phương pháp đánh giá tác động của chính sách để tăng cường tính chủ động, linh hoạt của cơ quan lập đề nghị xây dựng VBQPPL; bãi bỏ một số quy định về đánh giá tác động của chính sách không khả thi hoặc đã được quy định trong Luật Ban hành VBQPPL…

Nghị định cũng sửa đổi một số quy định về lấy ý kiến đề nghị, dự án, dự thảo VBQPPL như sửa đổi, bổ sung quy định lấy ý kiến đề nghị xây dựng và dự án, dự thảo VBQPPL (Điều 10 và khoản 3 Điều 25) theo hướng quy định hợp lý hơn các đối tượng gửi lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND cấp tỉnh và trao quyền chủ động cho cơ quan lập đề nghị trong việc xác định cơ quan, tổ chức cần lấy ý kiến đảm bảo huy động trí tuệ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thứ ba, Nghị định số 59/2024/NĐ-CP sửa đổi quy định về xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn; xác định rõ đề nghị xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn có thể được thực hiện trước hoặc trong quá trình soạn thảo văn bản nhằm tháo gỡ vướng mắc của các bộ, cơ quan ngang bộ trong quá trình soạn thảo mà phát sinh yêu cầu cần áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn (như văn bản cần có hiệu lực ngay để xử lý các vấn đề cấp bách phát sinh từ thực tiễn theo yêu cầu của Chính phủ).

Còn ở nhóm quy định được sửa đổi, bổ sung để quy định rõ hơn, giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho bộ, ngành, địa phương nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Ban hành VBQPPL, Nghị định số 59/2024/NĐ-CP sửa đổi một số quy định như quy định trách nhiệm công bố danh mục nghị quyết của HĐND quy định chi tiết hết hiệu lực nhằm giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho bộ, ngành, địa phương trong việc công bố danh mục văn bản quy định chi tiết hết hiệu lực.

Quy định trách nhiệm của các cơ quan trong công tác rà soát văn bản, Nghị định quy định rõ, định kỳ 3 năm, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện rà soát theo lĩnh vực, địa bàn quản lý và định kỳ 5 năm, Chính phủ xem xét, trường hợp thấy cần thiết thì kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tổng rà soát hệ thống văn bản.

Nghị định cũng bổ sung quy định về việc xử lý thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong trường hợp cần phải thay thế, bãi bỏ thông tư liên tịch mà trước đây chưa có hướng dẫn, gây ra khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Ở nhóm quy định được sửa đổi, bổ sung để nâng cao trách nhiệm của cơ quan lập đề nghị, soạn thảo VBQPPL và các chủ thể có liên quan trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL, Nghị định sửa đổi, bổ sung để quy định rõ hơn trách nhiệm của thành viên Hội đồng tư vấn thẩm định, Hội đồng thẩm định trong việc nghiên cứu hồ sơ dự thảo VBQPPL và phát biểu ý kiến thẩm định theo các nội dung yêu cầu của Luật Ban hành VBQPPL.

Cạnh đó, Nghị định sửa đổi để quy định trách nhiệm phối hợp của các cơ quan trong việc cử thành viên tham gia Ban soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ; Tổ biên tập có trách nhiệm tổ chức việc soạn thảo và chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ soạn thảo dự thảo VBQPPL trước cơ quan chủ trì soạn thảo; mối quan hệ giữa Ban soạn thảo, Tổ biên tập với cơ quan chủ trì soạn thảo.

Ngoài ra, Nghị định bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ trưởng, UBND cấp tỉnh trong việc tổ chức thi hành VBQPPL; quy định rõ cơ quan chủ trì lập đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm truyền thông chính sách trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL…

- Với những điểm mới đáng chú ý như trên, ông có kỳ vọng gì về tác động của Nghị định đối với công tác xây dựng, ban hành VBQPPL trong thời gian tới?

Ông Trần Anh Đức: Với các quy định như trên, Nghị định số 59/2024/NĐ-CP khi có hiệu lực từ ngày 1/6/2024 sẽ góp phần đẩy nhanh việc xây dựng, ban hành VBQPPL, nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính kịp thời trong công tác xây dựng pháp luật.

Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL; cũng như tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc của bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan và đáp ứng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi của công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới.

Trân trọng cảm ơn ông!

bài liên quan
Thông qua dự thảo 8 nhóm đối tượng được miễn tạm ứng chi phí tố tụng

Thông qua dự thảo 8 nhóm đối tượng được miễn tạm ứng chi phí tố tụng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua dự thảo Pháp lệnh Chi phí tố tụng. Theo Pháp lệnh, có 8 nhóm đối tượng được miễn tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định; miễn chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định trong Tố tụng dân sự, Tố tụng hành chính.
Nghệ An: Không thu phí chuyển đổi giấy tờ của người dân khi sáp nhập đơn vị hành chính

Nghệ An: Không thu phí chuyển đổi giấy tờ của người dân khi sáp nhập đơn vị hành chính

UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mới phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc chuyển đổi giấy tờ cho người dân ngay tại địa phương và không thu lệ phí.
Hàng tháng phải công khai kết quả đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hàng tháng phải công khai kết quả đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Ngày 29/11/2024, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 537/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình - Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với một số bộ, địa phương về công tác cải cách thủ tục hành chính ngày 26/11/2024.

'Cuộc cách mạng' về tổ chức bộ máy

Vấn đề tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; từ bộ máy của Đảng đến bộ máy Nhà nước; từ Trung ương đến địa phương; là vấn đề đặc biệt hệ trọng, có thể coi đây là một “cuộc cách mạng” về tổ chức bộ máy.
Năm 2024, thi hành gần 622 ngàn việc, thu trên 117 nghìn tỷ đồng

Năm 2024, thi hành gần 622 ngàn việc, thu trên 117 nghìn tỷ đồng

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, đã thi hành xong 83,86% về việc và 51,46% về tiền.
Bộ Tư pháp quán triệt và triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp quán triệt và triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp

Ngày 20/11, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai Thông báo số 108-TB/VPTW về kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp...
Mới nhất
Đọc nhiều
Đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp

Đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện về việc đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chặn đứng sự gia tăng của người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chặn đứng sự gia tăng của người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy

Bộ Công an tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến thực hiện Kế hoạch cao điểm tổng rà soát, phát hiện, thống kê, quản lý người nghiện ma túy.
Cà Mau: Ý nghĩa thiết thực từ hội thi "Tìm hiểu pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống"

Cà Mau: Ý nghĩa thiết thực từ hội thi "Tìm hiểu pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống"

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong thanh, thiếu niên về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, ngày 14/12, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau phối hợp Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh tổ chức cho các em học sinh khối 11 và 12 H
Tin bài khác
Đề xuất tăng mức xử phạt với mục tiêu giảm vi phạm an toàn thực phẩm

Đề xuất tăng mức xử phạt với mục tiêu giảm vi phạm an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dân. Mặc dù đã có nhiều chế tài xử phạt, nhưng hiệu quả chưa đủ mạnh để răn đe.
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội xử phạt 7 cơ sở vi phạm quy định an toàn thực phẩm

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội xử phạt 7 cơ sở vi phạm quy định an toàn thực phẩm

Để bảo vệ sức khỏe của người dân, thời gian qua, cơ quan chức năng của Hà Nội đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống.
Hà Giang triển khai phương án sắp xếp tinh gọn bộ máy chính trị

Hà Giang triển khai phương án sắp xếp tinh gọn bộ máy chính trị

Ngày 13/12, Tỉnh ủy Hà Giang tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa 12.
Bỏ quy định phải đổi đăng ký xe khi chuyển nơi cư trú

Bỏ quy định phải đổi đăng ký xe khi chuyển nơi cư trú

Bộ Công an vừa ban hành thông tư mới quy định về việc bãi bỏ quy định phải đổi đăng ký xe khi chuyển nơi ở sang tỉnh khác.
Quảng Ninh sẽ sáp nhập những ban, sở, ngành nào?

Quảng Ninh sẽ sáp nhập những ban, sở, ngành nào?

Theo dự thảo, tỉnh Quảng Ninh sẽ sáp nhập 12 sở chuyên môn thành 6 sở và giảm 2 cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy; 3 ban cán sự, 7 đảng đoàn; tăng 1 đảng ủy trực thuộc tỉnh.
Hà Nội giảm 5 sở sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hà Nội giảm 5 sở sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

TP Hà Nội tổ chức hợp nhất 2 ban Đảng thuộc Thành ủy, chấm dứt hoạt động 2 đảng ủy khối, hợp nhất 10 sở để giảm 5 sở.
Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 12/12/2024 phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nghệ An: Phê duyệt 17.761 hộ có nhu cầu hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở giai đoạn 2023 - 2025

Nghệ An: Phê duyệt 17.761 hộ có nhu cầu hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở giai đoạn 2023 - 2025

Thông tin được đưa ra tại cuộc họp đánh giá kết quả triển khai thực hiện năm 2024, định hướng nhiệm vụ năm 2025 của Ban Chỉ đạo vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025 (Ban Chỉ đạo 1838).
Nghệ An thông qua kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Nghệ An thông qua kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, theo tinh thần của Trung ương "vừa chạy vừa xếp hàng"; "Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở"; "Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng" - Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 132/CĐ-TTg ngày 12/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.