Là một ca nương còn quá trẻ (1985). Thu Phương đang dần khẳng định tài năng cũng như vị trí của mình trong lòng người hâm mộ.
Tin nên đọc
Đan Trường: 'Đi diễn vào dịp Tết là sứ mệnh của người nghệ sĩ'
Năm 2018: Làng nghệ đau đớn tiễn đưa nhiều nghệ sĩ tài hoa
Các nghệ sĩ “tuyên chiến” với hài Tết “nhảm”
150 nghệ sĩ chúc Tết - clip chúc Tết kỷ lục của giới showbiz
Thu Phương được sinh ra trong một gia đình không có ai làm nghệ thuật. Cách đây 10 năm một sự tình cờ đưa cô biết đến bộ môn nghệ thuật hát xẩm tại khu di tích lịch sử Đình Đền Hào Nam .Khi đó trung tâm phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam đang tuyển lớp học sinh hát xẩm đầu tiên để giảng dạy bài bản chính qui do cố Giáo sư Minh Khang và Nghệ sĩ Thao Giang làm giảng viên chính. Thu Phuong đã được tuyển chọn trong số hơn 200 học viên đăng kí tham gia.
|
Nghệ sĩ Thu Phương đến với hát xẩm như một cái duyên |
Nghệ sĩ Thu Phương chia sẻ :' Từ khi được nhận làm nhân viên và là học viên tại Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam, Thu Phương đã hết sức cố gắng học tâp, ngoài việc thực hành các làn điệu thì việc học lý thuyết thì mình tranh thủ đọc sách hỏi các thầy các cô'. Là một người ham học hỏi, Thu Phương không để các thầy ngồi yên cứ rảnh rỗi là cô lại nhờ thầy cô dạy nhạc cho mình. Cố Giáo sư Minh Khang có đùa rằng :'Thầy vui vì được các e làm phiền, việc học tập phải có sự tìm tòi tích lũy và sáng tạo luôn luôn tìm các e sẽ thấy... Thu Phương em để thầy thở đã nhé'.
Đã có lúc, Thu Phương bị áp lực sân khẩu quá cao khiến cô quên lời bài hát mặc dù trước đó cô dành hẳn 10 tiếng mỗi ngày dành cho việc tập luyện. Vượt qua tất cả sợ hãi, sự đam mê yêu thích bộ môn hát xẩm đã giúp Thu Phương nhận được sự yêu mến của đông đảo khán giả cũng là nguồn động viên cổ vũ cho cô theo nghề theo nghiệp trong suốt 10 năm qua.
Theo đuổi dòng nhạc được cho là kén người nghe so với các loại hình nghệ thuận khác, Thu Phương cho rằng việc các nhà nghiên cứu âm nhạc, các nghệ sĩ cần làm đó là làm gì để công chúng đón nhận các sản phẩm của mình. Từ đó, các làn điệu đã được biến tiết tấu nhanh mạnh, lồng lời mới để phù hợp với xã hội. Trang phục, môi trường diễn xướng trên sân khẩu, nhạc cụ cũng được làm lại phù hợp hơn với xu hướng ngày nay.
Với 10 năm miệt mài học tập biểu diễn của bản thân cùng sự lan tỏa của Trung tâm phát triển Âm nhạc Việt Nam, hát xẩm đã trở lại đời sống nhân dân minh chứng cho điều đó là các chương trình nghệ thuật đều có các tiết mục xẩm tham gia, việc quảng bá của các đài truyền hình đã có hiệu quả khi xuất hiện rất nhiều gương mặt nhí đi thi hát xẩm .. 'Đó là điều mà các thầy tôi đã làm, đã mong muốn hát xẩm trở nên gần gũi hơn với công chúng' Thu Phương chia sẻ.
Chia sẻ về việc ít người theo học, đó không phải là vấn đề của riêng hát xẩm mà là vấn đề chung vấn đề chung cho các bộ môn nghệ thuật dân tộc như: chèo, tuồng, cải lương, ca trù,...Hàng năm các sinh viên đăng kí học không quá nhiều nhưng ra trường đều là những người làm được nghề và theo nghề. Theo Thu Phương thà ít người học mà có chất lượng hơn là đông học viên mà chất lượng thấp.
Khi được hỏi về yếu tố thành công cho một nghệ sỹ hát xẩm, Thu Phương không ngại chia sẻ:’ Quan niệm thành công mỗi lĩnh vực trong đời sống xã hội là khác nhau . Như thế nào được cho là thành công? Tôi chỉ dám nói tới những yếu tố cần thiết để trở thành một nghệ sỹ hát xẩm. Đặc thù của nghệ sỹ hát xẩm là tài năng yếu tố thiên bẩm giọng hát, tai nghe, cảm âm, nhạc cảm tốt, sự đam mê nhiệt huyết không ngừng tìm tòi sáng tạo trong học tập cũng như trình diễn, yếu tố vô hình chúng ta k nhìn thấy đó là duyên nghiệp của mỗi người khác nhau. Tổ nghề đã chấm thì chúng ta k có cách nào thoát ra được’.
Nói thêm về dự định sắp tới trong năm 2019, Thu Phương nói rằng trong kể hoạch trình diễn âm nhạc tại lễ hội chùa Hương sẽ giới thiệu về ba loại hình nghệ thuật là hát xẩm, hát văn và trống quân. Được sự ủng hộ của chủ tịch huyện Mĩ Đức, ban quản lý chùa Hương và ban trị sự nhà chùa, Thu Phương hi vọng bằng cách này hay cách khác có thế giúp khán giả đến gần hơn với âm nhạc dân gian hơn nữa.