Tin nên đọc
Đắk Lắk: Hội thảo nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Thành lập phân hiệu Trường đại học Đông Á tại Đắk Lắk
Khai mạc hội thao truyền thống ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk: Xuất khẩu lô hạt mắc ca chính ngạch đầu tiên sang Nhật Bản
Ngày 16/12, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Lễ trao tặng, truy tặng danh hiệu NNƯT lĩnh vực văn hóa phi vật thể.
Theo đó, năm 2022, tỉnh Đắk Lắk có thêm 2 di sản được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia gồm: Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người M’Nông huyện Lắk và di sản về Ngữ văn dân gian lời nói vần của người Ê Đê tại huyện Cư M’gar.
Đắk Lắk có 20 nghệ nhân được phong tặng và truy tặng Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) trong việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đợt này.
Theo bà H’Yim Kdoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, di sản văn hóa là sự hội tụ, kết tinh những giá trị truyền thống được đúc kết từ ngàn đời của một vùng đất, một dân tộc và của toàn nhân loại.
Do đó, chăm lo bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là chăm lo sự gắn kết giữa truyền thống, hiện tại và tương lai, chăm lo cốt lõi của bản sắc dân tộc.
Cũng theo bà H'Yim Kdoh, việc Đắk Lắk được đón nhận thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia nói trên là nguồn động lực trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của cả nước nói chung và Đắk Lắk nói riêng.
Đặc biệt, Đắk Lắk có thêm 17 nghệ nhân được phong tặng và 3 nghệ nhân được truy tặng danh hiệu Nhà nước NNƯT là niềm vinh dự, tự hào của nghệ nhân. Việc tổ chức lễ trao tặng, truy tặng nhằm tôn vinh các nghệ nhân đã có cống hiến xuất sắc trong giữ gìn, phát huy di sản văn hóa của dân tộc.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk mong muốn, các nghệ nhân tiếp tục đóng góp trí tuệ của mình vào sự nghiệp xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng quê hương Đắk Lắk.
Đồng thời, đề nghị các sở, ban, ngành địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, gắn việc bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế tại địa phương.
Tags: