Hà Nội 28 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 24 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 28°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 24°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Chuyện rợn người ít người biết về "đồi hài cốt" trên bán đảo Sơn Trà

Nhà nước và Pháp luật
08/06/2017 09:05
Vân Anh - Trường Giang
aa
Tôi chọn 1 chiều mưa trái mùa giữa hè, để lang thang chốn thâm u trầm mặc nơi nghĩa địa lính Tây. Tiếng gió rít vọng lên từ cửa biển, lồng vào từng nấm mồ vô chủ bị cỏ hoang phủ lấp, nghe như khắc khoải lời vọng cố hương của người đã mất.


Cảng Tiên Sa Đà Nẵng vốn được biết đến là địa điểm giao thương sầm uất của cả miền Trung. Nhưng ở đây còn được nhắc nhớ về 1 địa danh mang tên đồi hài cốt, nơi gửi thân xác những người lính lê dương của liên quân Pháp - Tây Ban Nha. Ký ức hơn 155 năm về trước vẫn hiện hữu bên cửa biển Đà Nẵng…

Ngôi nhà nguyện và hàng chục nấm mồ với bia đá khắc tên những người lính bỏ mình nơi đất khách.
Ngôi nhà nguyện và hàng chục nấm mồ với bia đá khắc tên những người lính bỏ mình nơi đất khách.

Thâm u một địa danh

Cụ Lê, 1 bậc cao niên sống bằng nghề hái củi ở núi Sơn Trà, thấy tôi muốn lên nghĩa địa, dường như không yên tâm, đành bỏ dở công việc tình nguyện theo làm hướng dẫn. Cụ Lê cho biết, hiện nay, khu đồi hài cốt chỉ còn khoảng 500m2, với bốn bức tường đá bao quanh nằm nép mình cạnh rất nhiều cơ quan hành chính của thương cảng Tiên Sa.

Qua chỉ dẫn của cụ Lê, tôi vào bên trong, khi đồi hiện ra, phủ đầy cây dại. Ở chính giữa, một ngôi nhà nguyện hoang lạnh với cây thánh giá vươn cao, bao quanh khoảng bốn chục nấm mồ với bia đá khắc tên những người lính bỏ mình nơi đất khách.

Với người dân sinh sống dưới chân bán đảo Sơn Trà, hỏi địa danh này, không ai không biết và họ quen gọi với cái tên “nghĩa trang Y Pha Nho” (cách phiên âm cũ chỉ Tây Ban Nha). Riêng những người lớn tuổi am hiểu tiếng Pháp như cụ Lê, thường đọc “Ossuaire”, tức đồi hài cốt.

Nó là một chứng tích của hơn 150 năm trước quân dân Đà Nẵng đã tử chiến với những tên lính xâm lược từ phương Tây. Theo cụ Lê cũng như nhiều người dân sinh sống trước cổng khu cảng Tiên Sa, hàng năm cứ đến ngày 25/12, đồi hài cốt thu hút rất đông du khách phương Tây tìm đến.

Mọi người lý giải, họ đến để cầu nguyện cho linh hồn những người lính viễn chinh đã mãi mãi nằm lại nơi chân núi bán đảo Sơn Trà. Cũng lời cụ Lê, không chỉ khách Tây mới dành chút an ủi của tình đồng hương cho những linh hồn nơi đất khách quê người.

Từ cả trăm năm nay, bà con sống xung quanh và ngay từ khi còn nhỏ, cụ Lê đã theo gia đình vào khu đồi hài cốt này để thắp hương. Mọi người thường nhắc nhau, dù những người lính đi xâm lược nước mình, song họ cũng là con người.

Nghĩa tử là nghĩa tận, thấy cảnh mồ mả không ai khói hương lại xót thương. Mỗi khi đi ngang qua hay dịp lễ, bà con ghé lên đốt cho những oan hồn xa xứ một nén nhang và cầu mong cho họ siêu thoát để về lại cố hương.

Dấu tích từ cuộc xâm lược

Nhờ giới thiệu của cụ Lê, tôi được dịp lần giở lại lịch sử. Theo tư liệu để lại, từ thế kỷ XVIII, khu vực vịnh nước sâu dưới chân bán đảo Sơn Trà bắt đầu hình thành nên một thương cảng. Dù 3 bề núi bao bọc nhưng ngay từ khi đi vào hoạt động đã sầm uất không kém và thay thế cho thương cảng Hội An (Quảng Nam ngày nay).

Cũng từ thời điểm này, thông qua những thương lái, chính quyền mẫu quốc đại Pháp bắt đầu chú ý đến tầm quan trọng của hải cảng Đà Nẵng (Tourane) trên biển Đông. Để thực hiện ý đồ xâm chiếm nước An Nam, vào tháng 4/1821 và tháng 12/1824, Chính phủ Pháp phái hai chiến hạm đến Đà Nẵng dâng thư lên vua xin thông thương.

Với những gì đã được vạch ra, tháng 4/1837, Hoàng đế Napoléon III thành lập một Hội đồng Nghiên cứu Việt Nam. Ngay sau đó, một đệ trình ý kiến của Hội đồng nghiên cứu nên đánh chiếm vùng đất An Nam vì lợi ích địa chính trị và cần phải bí mật chuẩn bị một đội quân viễn chinh hùng mạnh đánh nhanh, thắng nhanh rồi chọn cảng Tiên Sa mở đầu cho cuộc xâm lược.

Đến ngày 25/11/1857, chiến lược đánh chiếm An Nam mới được Chính phủ Pháp giao cho Phó đô đốc Hải quân Rigault de Genouilly đưa tàu vượt biển cùng quân lính và súng đạn thực hiện đánh chiếm vào Đà Nẵng với ý đồ đánh nhanh, thắng nhanh.

Phó đô đốc Hải quân Rigault de Genouilly mượn cớ triều đình An Nam ngược đãi các giáo sĩ, nên chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha huy động 14 chiến hạm và trên 2.350 quân đã bắt đầu kéo vào cảng Tiên Sa.

Đến sáng ngày 1/9/1858, Rigault gửi tối hậu thư cho quan Trấn thủ Đà Nẵng, Trần Hoàng buộc phải đầu hàng và hạn phúc đáp trong 2 giờ đồng hồ. Không thấy phúc đáp, Rigault ra lệnh pháo kích vào các cơ sở phòng thủ của quân triều đình An Nam quanh vịnh Đà Nẵng, Sơn Trà, các thành Điện Hải, An Hải.

Do hỏa lực của liên quân Pháp - Tây Ban Nha quá mạnh, lần lượt các đồn trú phòng thủ ở thành An Hải cùng các pháo đài Phòng Hải, Trấn Dương, các đồn Nhất, Nhì, Ba, Tư (các địa điểm trong TP. Đà Nẵng ngày nay) bị quân Pháp đánh chiếm.

Chỉ trong chưa quá 1 ngày, đến chiều ngày 1/9/1858, đội quân xâm lược Pháp đã chiếm giữ bán đảo Sơn Trà và thành An Hải. Từ đây Sơn Trà trở thành cứ điểm đồn trú chính của quân Pháp - Tây Ban Nha.

Ngay sau khi chiếm được bán đảo Sơn Trà và thành Điện Hải, liên quân Pháp - Tây ban Nha bắt đầu mở rộng đánh chiếm các vùng còn lại của Đà Nẵng và Quảng Nam. Với ý đồ khi đã chiếm hoàn toàn Đà Nẵng sẽ vượt đèo Hải Vân để đánh chiếm kinh thành Huế...

Vì cậy tàu to súng lớn xâm chiếm Đà Nẵng, trong hơn 3 năm (1858 đến 1860), liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã bị quân dân nơi mảnh đất anh hùng này đánh bại. Từ đó, cứ điểm chiếm đóng ban đầu đã trở thành nấm mồ chung của hàng nghìn tên lính lê dương bỏ mạng.

Hàng trăm năm qua, khu mộ vẫn hiện hữu không chỉ như 1 dấu tích của lịch sử mà còn có những câu chuyện lan truyền đầy tính liêu trai…

Hố chôn hàng ngàn hài cốt

Nhằm đối phó với ngoại xâm, Triều đình Huế lệnh quan Chưởng vệ Đào Trí vào, hiệp cùng với quan Tổng đốc Nam Ngãi Trần Hoàng chống ngăn quân Pháp.

Thế nhưng, Đào Trí đến nơi, hai thành An Hải và Điện Hải đã bị mất. Triều đình tiếp tục lệnh quan hữu quân Thống chế Lê Đình Lý và Tham tri bộ Hộ Phạm Khắc Thận đem 2.000 cấm binh vượt đèo Hải Vân vào Đà Nẵng, đặt sở chỉ huy tại làng Nghi An, huyện Hòa Vang.

Sau khi đánh chiếm được Sơn Trà, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tiến đánh tan phòng tuyến của quân ta ở xã Mỹ Thị. Ngày 6/10/1858, trong cuộc giao chiến dữ dội tại Cẩm Lệ, Thống chế Lê Đình Lý tử trận.

Nhận thấy Đà Nẵng ngày càng nguy cấp, Vua Tự Đức lập tức cử Nguyễn Tri Phương đang làm Kinh lược sứ ở Lục tỉnh về làm Thống chế quân vụ Quảng Nam, điều Tổng đốc Phạm Thế Hiển ở Định Tường (Biên Hòa) về Đà Nẵng làm Tham tán quân vụ.

Tháng 12/1858, Nguyễn Tri Phương cùng Phạm Thế Hiển cho đắp phòng tuyến Liên Trì gồm một hệ thống đồn, lũy dài 3km dọc sông Hàn. Để tránh hỏa lực rất mạnh của liên quân Pháp, Nguyễn Tri Phương không chủ trương đánh chính diện, mà cho phục kích, thực hiện “vườn không, nhà trống” và cho đắp lũy dài từ Hải Châu vào tới Phúc Ninh, Thanh Giản, để bao vây liên quân Pháp ngoài bán đảo Sơn Trà.

Phòng tuyến Đà Nẵng được giữ vững, với chiến lược chiến tranh du kích, liên quân Pháp - Tây Ban Nha không thể tấn công mở rộng địa bàn. Kế hoạch giam chân quân Pháp của Nguyễn Tri Phương thành công.

Lúc này, liên quân Pháp - Tây Ban Nha không chịu nổi với Lam Sơn chướng khí, với điều kiện thời tiết khí hậu thất thường vùng cửa biển của bán đảo Sơn Trà dẫn đến dịch bệnh hoành hành, rồi lần lượt bỏ mạng.

Trong tư liệu lịch sử thể hiện, vào cuối năm 1858 và những ngày đầu năm 1859, Phó đô đốc De Genouilly liên tục gửi mật thư về mẫu quốc báo cáo nói rõ, số lính chết vì bị dịch bệnh đã ở mức “báo động”. Trong số 800 lính bộ binh, chỉ còn khoảng 500 người có thể cầm khí giới, nhưng không đủ sức để mở một cuộc hành quân...

Vì thấy tình hình không lấy được Đà Nẵng, ngày 2/2/1859 Genouilly quyết định đem quân vào Nam đánh chiếm Vũng Tàu, Gia Định, chỉ để lại một số ít quân và vài chiến hạm giao cho Đại tá Hải quân Faucon ở lại Sơn Trà để giữ vùng đất đã chiếm được.

Sau khi chiếm được thành Gia Định, ngày 15/4/1859 Genouilly lại kéo quân trở ra Đà Nẵng, liên tiếp mở những đợt tấn công nhằm tiến ra chiếm kinh đô Huế.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian Genouilly kéo quân đi, Nguyễn Tri Phương và Phạm Thế Hiển ra sức củng cố lại phòng tuyến, đặc biệt thành Điện Hải. Phòng tuyến này kéo dài 3km từ thành Điện Hải đến đồn Nại Hiên.

Khi Genouilly quay lại đánh chiếm, quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã khiến kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp thất bại, hao tổn lực lượng, quân lính phần chết trận, phần chết dịch rất nhiều. Bán đảo Sơn Trà trở thành tử huyệt của liên quân Pháp - Tây Ban Nha.

Ngày 23/3/1860, liên quân Pháp buộc phải rút khỏi Đà Nẵng, để lại trên bán đảo Sơn Trà một hố chôn tập thể với hàng ngàn hài cốt đến bây giờ trở thành chứng tích với tên gọi đồi hài cốt mà người Pháp đặt tên “Ossuaire”.

Chuyện oan hồn nơi đất khách

Cụ Lê tâm sự, khu đồi bây giờ, may mắn nằm gần khu cảng Tiên Sa, ngày đêm xe cộ ầm ì và người từ nơi khác kéo đến buôn bán nên bớt thâm u. Tuy nhiên, lịch sử hơn 155 năm trước vẫn hiện hữu mỗi ngày bên cửa biển Đà Nẵng cho đến tận ngày nay.

Đã có nhiều chuyện hoang đường về khu đồi hài cốt lính Tây được cụ Lê, hay bà bán nước, lão ngư từ hơn 80 năm mưu sinh ở quanh núi Sơn Trà kể.

“Có người tin, có người không, nhưng tôi vẫn muốn kể. Khi mới lên 6,7 tuổi, tôi theo ba mình lên núi Sơn Trà lấy củi bán và quét lá đen về ủ phân. Nghĩa là 70 năm về trước tôi đã thuộc làu đường đi, lối vào đi khu đồi hài cốt.

Thế nhưng, mỗi lần buộc phải tới gần, tôi chỉ có cắm đầu chạy cho nhanh. Tôi luôn cảm nhận, có tiếng khóc than như ai oán phát ra từ bên trong những nấm mộ. Nhất là những hôm đi sớm tinh mơ hoặc chạng vạng tối…”, cụ Lê nhớ lại.

Cụ Lê dẫn chứng thêm đã nhiều người như bà Hân, bà Bảy, ông Trực (đều trên 70 tuổi, ngụ gần cảng Tiên Sa) trải nghiệm cảm giác như cụ. Tuy nhiên, hỏi đã gặp những oan hồn lính tây bao giờ chưa, ai nấy lại lắc đầu.

“Chúng tôi chỉ cảm nhận thứ âm thanh vậy huyễn hoặc rứa thôi. Một người nói thì lan rộng cả làng biết và ai nấy mặc định: “khu ni hồi nớ linh lắm”.

Tất cả đều tin, tất thảy đều sợ. Ngày xưa, chỉ có đàn ông trai tráng mới dám đi qua, ghé thăm thắp nén nhang, đàn bà con gái chẳng bao giờ bén mảng. Giờ khác rồi, phụ nữ cũng đi lên thăm nhiều, nên tôi mới dẫn cô theo”, cụ Lê quay nhìn tôi giải thích.

Suốt cả buổi chiều quanh Cảng Tiên Sa, tôi mang câu chuyện kể về đồi hài cốt đầy màu sắc ma mị đi tham khảo thêm các chứng nhân khác.

Người già, người trẻ đều có chung câu trả lời: “thì có nghe, dù chưa chứng kiến bao giờ song không một ai phủ nhận. Mà đã là yếu tố tâm linh ở nghĩa địa, thôi không cần phải tìm hiểu rõ”.

Nghe vậy, tôi bỏ cuộc, theo cụ Lê ra đứng trước biển. Cụ Lê bảo rằng, cứ làm vậy, lặng yên nghe tiếng gió rít gào thét để hiểu hơn âm thanh rờn rợn giữa đồi hài cốt hoang vu.

bài liên quan
Công ty Sao Thái Dương bị thu hồi sản phẩm do không đạt chất lượng

Công ty Sao Thái Dương bị thu hồi sản phẩm do không đạt chất lượng

Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Hà Nội thu hồi chứng nhận kinh doanh dược của một số đơn vị trên địa bàn

Hà Nội thu hồi chứng nhận kinh doanh dược của một số đơn vị trên địa bàn

Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Báo Pháp luật Việt Nam trao “Mái ấm Tư pháp" tại huyện Tiền Hải, Thái Bình

Báo Pháp luật Việt Nam trao “Mái ấm Tư pháp" tại huyện Tiền Hải, Thái Bình

Sáng ngày 8/4, TS. Vũ Hoài Nam, Tổng Biên Tập Báo Pháp luật Việt Nam cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
Yến Sao Việt thực phẩm dùng cho mọi lứa tuổi

Yến Sao Việt thực phẩm dùng cho mọi lứa tuổi

Mới đây tại Hà Nội, Công ty CP Bảo Trợ Truyền Thông Pháp Luật đã phối hợp với Nhà máy Yến Đảo Nha Trang giới thiệu sản phẩm Yến Sao Việt.

Bình luận

avatar-comment
Mới nhất
Đọc nhiều
Bộ Y tế công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 700 sản phẩm thuốc

Bộ Y tế công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 700 sản phẩm thuốc

Cục Quản lý dược - Bộ Y tế vừa công bố về việc gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 700 sản phẩm thuốc, trong đó có 603 thuốc sản xuất trong nước.
Công an Hà Nội cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi cài đặt phần mềm làm Visa online

Công an Hà Nội cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi cài đặt phần mềm làm Visa online

Nhu cầu làm Visa để đi nước ngoài ngày càng tăng cao. Nắm bắt được điều này, nhiều đối tượng đã lợi dụng sự cả tin của người dân để thực hiện các chiêu trò lừa đảo bằng thủ đoạn cài đặt phần mềm "làm Visa online".
Bắt tạm giam Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyên Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

Bắt tạm giam Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyên Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hưng Yên vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Vũ Chí Toàn, Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Tin bài khác
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Sáng 26/2, đồng loạt 21 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2024.
quang ninh can canh xe tai cho dat chay ram rap suot ngay dem dan lo hong duong o nhiem

Quảng Ninh: Cận cảnh xe tải chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, dân lo hỏng đường, ô nhiễm

Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
trao quyet dinh bo nhiem thu truong bo tu phap nguyen thanh tu

Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.