Đây là con số ước tính về hiệu quả kinh tế của việc cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành, theo tính toán từ một số Bộ.
Tin nên đọc
Thủ tục, thời hạn sang tên sổ đỏ là bao lâu?
Chuẩn hoá thủ tục để quản lý điều hành ngành Hàng hải hiệu quả, thông suốt
Có được làm thủ tục sang nhượng đất cùng lúc với tách thửa không?
Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
Tổ công tác của Thủ tướng vừa có Báo cáo về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, các văn bản liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh và kết quả kiểm tra tháng 11 của Tổ công tác.
Theo đó, việc đơn giản, cắt giảm danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh có chuyển biến so với tháng trước.
|
Việc cắt giảm các thủ tục kiểm tra chuyên ngành mang lại hiệu quả tích cực cho hoạt động xuất nhập khẩu. |
Theo đó, tính đến cuối tháng 11, các Bộ đã trình và ban hành 21 văn bản quy phạm pháp luật, cắt giảm, đơn giản hóa 6.776/9.926 dòng hàng kiểm tra chuyên ngành, vượt 36,5% chỉ tiêu giao.
Các Bộ cũng trình ban hành được 03 luật và 25 nghị định để cắt giảm, đơn giản được 3.346/6.191 điều kiện kinh doanh, vượt 8,1% so với chỉ tiêu giao và tăng 11,1% so với tháng trước.
Như vậy, theo kế hoạch, còn 42 văn bản quy phạm pháp luật (16 luật, 26 nghị định) về cắt giảm, đơn giản điều kiện kinh doanh và 07 văn bản (3 nghị định, 4 thông tư) liên quan đến cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành chưa được ban hành.
Đặc biệt, một yêu cầu của Chính phủ là việc cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện, thủ tục phải được lượng hóa thành kết quả cụ thể về thời gian, chi phí tiết kiệm được.
Đến nay, có 8/10 Bộ báo cáo đánh giá tác động kinh tế của công tác cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành mang lại, theo đó, tiết kiệm cho doanh nghiệp và xã hội khoảng 11.642.068 ngày công/năm, tương đương 5.407 tỷ đồng/năm.
Nổi bật như Bộ Y tế (tiết kiệm được 7.754.650 ngày công/năm, tương đương 3.107,5 tỷ đồng/năm); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ước tính tiết kiệm được 1.800.403 ngày công/năm, tương đương 1.291,1 tỷ đồng/năm); Giao thông vận tải (tiết kiệm được 1.340.000 ngày công/năm, tương đương 660,7 tỷ đồng/năm)...
Cùng với đó, đã có 7/16 Bộ báo cáo đánh giá tác động kinh tế của việc đơn giản, cắt giảm điều kiện kinh doanh mang lại, ước tính tiết kiệm cho doanh nghiệp và người dân khoảng 5.847.925 ngày công/năm, tương đương 872,2 tỷ đồng/năm.
Trong đó, Bộ Y tế ước tiết kiệm được 750.000 ngày công/năm, tương đương 225 tỷ đồng/năm; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tiết kiệm được 435.980 ngày công/năm, tương đương 214,9 tỷ đồng/năm; Bộ Giao thông vận tải tiết kiệm được 1.340.000 ngày công/năm, tương đương 183,6 tỷ đồng/năm...
Như vậy, việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục theo tính toán của các Bộ trên đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm tổng cộng gần 18 triệu ngày công và hơn 6.000 tỷ đồng mỗi năm. Con số sẽ còn lớn hơn nếu tính cả lĩnh vực quản lý của các Bộ khác.
Tổ công tác kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ biểu dương các Bộ: Tài Nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động-Thương binh và Xã hội, Y tế đã hoàn thành vượt chỉ tiêu việc đơn giản, cắt giảm và kịp thời đánh giá, báo cáo tác động hiệu quả kinh tế theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.
Hiện còn 5 Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ đã có điều kiện kinh doanh đơn giản, cắt giảm nhưng chưa có báo cáo đánh giá, tính toán hiệu quả.
Trong 11 tháng qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 18.422 nhiệm vụ. Trong đó, có 9.880 nhiệm vụ đã hoàn thành, 8.325 nhiệm vụ đang thực hiện trong hạn, 217 nhiệm vụ chưa hoàn thành quá hạn (chiếm 2,2%, giảm 0,7% so với tháng trước). Tuy nhiên, tình hình nợ đọng văn bản quy định chi tiết chuyển biến chậm, tình hình nợ đọng chưa được các Bộ khắc phục dứt điểm. Hiện còn nợ đọng 04 nghị định và 01 quyết định, các Bộ còn nợ 03 thông tư. |