Thời gian gần đây, cơ quan chức năng liên tục phát hiện, ngăn chặn và đưa ra xét xử nhiều vụ việc liên quan đến tội phạm vượt biên trái phép và tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.
“Núp bóng” công ty du lịch, du học
Theo các chuyên gia pháp lý, việc đi nước ngoài, trở về Việt Nam thì phải thực hiện theo thủ tục xuất nhập cảnh, có sự quản lý của nhà nước nhằm quản lý dân cư, đảm bảo an ninh quốc gia.
Những người tổ chức cho người khác đi nước ngoài trái phép thì đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đây là hành vi phạm tội, sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại điều 349 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Mặc dù các cơ quan chức năng liên tiếp vào cuộc, tuyên truyền vận động người dân chấp hành pháp luật, ngăn chặn, tố giác các hoạt động vượt biên, xuất nhập cảnh trái phép.
Tuy nhiên, mới chỉ cách đây vài ngày, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Đỗ Trọng Anh, GĐ Công ty CP TMDL quốc tế Hoàng Anh về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”.
Cùng tội danh bị truy tố, còn có các bị can Vũ Thị Phương (trú tại Thái Bình); Hoàng Thị Phương; Trần Thị Chiến; Nguyễn Thị Hằng; Võ Công Sơn (cùng trú tại Nghệ An).
Quá trình phá án, lực lượng chức năng xác định có 6 đối tượng đã tổ chức cho 30 công dân ở các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Nam Định, Hải Dương, Thanh Hóa, Hưng Yên, Quảng Ninh, Quảng Bình, TP Hà Nội trốn đi Hàn Quốc lao động trái phép.
Thủ đoạn của các đối tượng là đưa người từ Việt Nam sang Trung Quốc bằng hình thức du lịch. Sau đó vượt biên trái phép bằng thuyền từ Trung Quốc sang Hàn Quốc với chi phí 13.000 USD.
Với những công dân có nhu cầu đi Hàn Quốc lao động sẽ phải hoàn thiện với hồ sơ gồm: hộ chiếu, căn cước công dân, ảnh; chi phí khoảng từ 15.000 đến 20.000 USD/người, đặt cọc 20 triệu đồng; trước khi xuất cảnh sang Trung Quốc thì nộp 50 triệu đồng đến 450 triệu đồng.
Trước đó, một sự việc rúng động xảy ra vào năm 2019, đó là vụ việc 39 người Việt đều bị tử vong trong container đông lạnh khi nhập cảnh vào Anh.
Theo TTXVN, tòa án Pháp cũng tuyên án tù lên đến 10 năm đối với các bị cáo liên quan đến vụ việc. 19 bị cáo trong phiên tòa xét xử ở Pháp bao gồm 8 người Việt Nam, bên cạnh các bị cáo người Pháp, Trung Quốc, Algeria và Morocco.
Trả giá
Trước tình trạng lao động xuất cảnh trái phép rồi trốn lại ở nước ngoài hoặc đi làm lao động "chui" có nhiều diễn biến phức tạp, lực lượng chức năng các địa phương đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp ngăn ngừa.
Đồng thời vào cuộc điều tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Cảnh sát tại hiện trường phát hiện 39 thi thể trong container ở Anh - Ảnh: REUTERS (Theo báo Tuổi trẻ).
Trở lại với vụ việc 39 người Việt tử vong trong container đông lạnh ở Anh, ngày 14/9/2019, TAND tỉnh Hà Tĩnh đã mở phiên tòa xét xử các bị cáo trong vụ án đưa Phạm Thị T.M. sang Vương quốc Anh lao động - một trong những nạn nhân.
Các bị cáo bị truy tố về tội “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép”. Tại phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt 7 bị cáo có liên quan theo quy định của pháp luật.
Thời gian qua, các cơ quan tố tụng trên cả nước đã đưa ra xét xử nhiều vụ án có hành vi tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài như tại Gia Lai, Hải Dương, Bắc Kạn…
Trong diễn biến khác, ngày 18/3 tới đây, TAND TP Hà Nội sẽ đưa ra xét xử đối với các bị can Phạm Thị Hà (SN 1982), GĐ Công ty TNHH tư vấn du học và Lữ hành quốc tế Edu Global, Nguyễn Hữu Ninh (SN 1969) trú tại Hoàng Mai, Hà Nội, Lê Thanh Tuyên (SN 1973), trú tại Quảng Bình và Vũ Thị Lan (SN 1974) trú tại Nghệ An.
Riêng bị can Phạm Thị Hà bị truy tố về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép” theo quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 349 Bộ luật Hình sự.
Những bị can khác cùng tội danh nhưng truy tố theo quy định tại khoản 1, Điều 349 Bộ luật Hình sự.
Theo cáo trạng, khoảng tháng 5/2022, Ninh được một người đàn ông gửi 18 bộ hồ sơ của khách có nhu cầu đi Hungari, Ba Lan lao động.
Ninh đã nhờ Tuyên nhận hồ sơ với giá thỏa thuận là .000 USD phí đi (đã bao gồm vé máy bay) và 4.000 USD phí cọc chống trốn, tổng cộng là 12.000 USD tương đương khoảng 285.000.000 đồng/khách.
Các bị cáo trong đường dây tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, ở lại nước ngoài trái phép tại Gia Lai (Ảnh: TTXVN).
Sau đó, Tuyên liên hệ nhờ Võ Nha Trang đưa 18 khách này sang Châu Âu lao động.
Sau đó Trang trao đổi với Phạm Thị Hà, được Hà giới thiệu đang có chương trình du học hè ngắn hạn tại Thụy Sỹ.
Sau khi được Trang hướng dẫn, Vũ Thị Lan đã chuyển hồ sơ, đứng tên ký hợp đồng tư vấn du học cho 18 khách với Công ty Edu Global độ tuổi từ 17-40 tuổi nhưng chỉ có 2 học sinh được duyệt tham gia khóa học trại hè.
Về chi phí cho 2 học sinh sang Thụy Sĩ, Ninh đã nhận tổng số tiền là 522.400.000 đồng từ Hùng, sau đó chuyển toàn bộ số tiền trên cho Lê Thanh Tuyên.
Tuyên chuyển cho Vũ Thị Lan đủ và Lan chuyển cho Phạm Thị Hà 477.400.000 đồng và giữ lại 45.000.000 đồng.
Phạm Thị Hà đã cung cấp dịch vụ tư vấn và sử dụng số tiền này để nộp học phí, mua vé cho khách, còn lại được hưởng số tiền đặt cọc chống trốn là 206.000.000 đồng. Nguyễn Hữu Ninh, Lê Thanh Tuyên chưa được hửng lợi, Vũ Thị Lan được hưởng lợi bất chính 10.000.000 đồng, Võ Nha Trang được hưởng lợi bất chính 35.000.000 đồng.
Bộ Công an lên tiếng cảnh báo
Trước tình hình phức tạp về tội phạm và những thủ đoạn đưa người ra nước ngoài trái phép hiện nay, Trung tướng Tô Ân Xô, Người Phát ngôn Bộ Công an cho biết, nhiều đường dây tội phạm tổ chức đưa người Việt Nam ra nước ngoài trái phép đã hình thành với sự câu kết giữa các đối tượng ở trong và ngoài nước, cả người Việt Nam và người nước ngoài.
Địa bàn hoạt động của các đường dây này rất đa dạng từ Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, một số nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Malaysia, Myanmar, nhiều nước châu Âu, Mỹ, Canada... Hành trình xuất cảnh bằng cả đường bộ, đường biển và đường không.
Một trong những phương thức, thủ đoạn chủ yếu để đưa công dân Việt Nam di cư, xuất cảnh trái phép ra nước ngoài là tìm kiếm, dụ dỗ nạn nhân sang các quốc gia gần biên giới với Việt Nam (ví dụ xuất cảnh sang Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar...) để làm việc nhẹ lương cao, tổ chức cho nạn nhân xuất cảnh mà không cần chứng minh tài chính, bằng cấp, thủ tục nhanh gọn.
Sau khi công dân Việt Nam được đưa ra nước ngoài, sẽ được bố trí chỗ ăn, ở, sinh hoạt và làm việc tại các khu biệt lập, có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ, cắt liên lạc với gia đình, người thân, bị thu giữ hộ chiếu, ép buộc ký hợp đồng lao động và cưỡng bức làm việc, nếu muốn nghỉ việc sẽ phải đền bù một số tiền lớn.
Người phát ngôn Bộ Công an khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ, nâng cao nhận thức, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh; có ý thức cảnh giác, nắm và nhận diện được các phương thức, thủ đoạn của các đối tượng, đường dây tổ chức cho người khác xuất cảnh, di cư trái phép, mua bán người và những hậu quả, hệ lụy của việc xuất cảnh, trốn ở lại nước ngoài cư trú, lao động bất hợp pháp, không để các đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo.
Một trong những phương thức, thủ đoạn chủ yếu để đưa công dân Việt Nam di cư, xuất cảnh trái phép ra nước ngoài là tìm kiếm, dụ dỗ nạn nhân sang các quốc gia gần biên giới với Việt Nam (thí dụ xuất cảnh sang Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar...) để làm việc nhẹ lương cao, tổ chức cho nạn nhân xuất cảnh mà không cần chứng minh tài chính, bằng cấp, thủ tục nhanh gọn.
Cơ quan CSĐT Công an TP Bắc Kạn đã ra quyết định khởi tố đối với 13 bị can về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện...
Ông Mai Văn Phấn và bà Lê Thị Dồi được ví như "ông bà tiên" bởi dù đã ngoài 80 tuổi, hai ông bà vẫn ngày ngày cùng nhau đi tìm cây thuốc nam quý để làm thuốc chữa bệnh giúp bà con nghèo khắp nơi.
Ra hiệu lệnh yêu cầu nhóm đối tượng đi xe máy lạng lách, mang theo đao kiếm dừng lại để kiểm tra hành chính, thượng úy Nguyễn Ngọc Khánh bị 2 đối tượng trong đoàn đua tông gãy xương.
Bị truy nã về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, Nguyễn Thị Hồng Thắm đã cạo đầu, cải trang thành nam giới suốt 16 năm để trốn tránh lực lượng chức năng.
Chiều 20/9, Đoàn công tác của Báo Pháp luật Việt Nam do Tiến sỹ Vũ Hoài Nam - Tổng biên tập dẫn đầu, đã mang 250 suất quà của bạn đọc gửi tới đồng bào Bắc Kạn.
Bị truy nã về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, Nguyễn Thị Hồng Thắm đã cạo đầu, cải trang thành nam giới suốt 16 năm để trốn tránh lực lượng chức năng.
Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Tư và Nguyễn Thành Luân về tội cưỡng đoạt tài sản.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Trong Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2024, lực lượng Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 49 vụ với 57 đối tượng, tang vật thu giữ tổng cộng 591 kg ma túy các loại.
Ngày 23/7, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cho biết đã khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 cán bộ về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự sau khi được Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Đối tượng thường xuyên lên địa bàn huyện Tương Dương dụ dỗ, lôi kéo các cháu gái sang nước ngoài làm việc và vẽ ra viễn cảnh giàu sang nơi xứ người, nhưng thực chất là lừa bán sang nước ngoài.
Theo cáo trạng, ông Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch HĐQT HOSE) quen biết Trịnh Văn Quyết và Doãn Văn Phương (TGĐ Tập đoàn FLC). Quyết và Phương nhờ Sinh tạo điều kiện để cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán trong tháng 9/2016.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.