Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh tại Cần Thơ cùng Quỹ Châu Á (TAF- The Asia Foundation) đã công bố thành lập Mạng lưới Doanh nghiệp Thích ứng với Biến đổi khí hậu khu vực ĐBSCL (MRBN - Mekong Delta Resilient Business Network) và ra mắt ban điều hành mạng lưới.
Vừa qua, thông qua kênh trực tuyến, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh tại Cần Thơ cùng Quỹ Châu Á (TAF- The Asia Foundation) đã công bố thành lập Mạng lưới Doanh nghiệp Thích ứng với Biến đổi khí hậu khu vực ĐBSCL (MRBN - Mekong Delta Resilient Business Network) sau một năm chuẩn bị với sự tài trợ tập đoàn UPS.
Đây là mạng lưới đầu tiên tập hợp các doanh nghiệp tham gia để bàn về các giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh và đóng góp vào quá trình xây dựng chính sách trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
ĐBSCL là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong 7 vùng kinh tế của cả nước bởi tác động của biến đổi khí hậu, mà trong những năm gần đây nghiêm trọng nhất là tình trạng hạn hán, ngập lụt và xâm nhập mặn, điều này đã và đang đặt ra những thách thức chưa từng có tiền lệ cho sự phát triển kinh tế của toàn vùng và đời sống dân sinh ĐBSCL.
Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm. Tuy nhiên hiện nay, sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình hoạch định, xây dựng và phản biện chính sách còn mờ nhạt, mặc dù doanh nghiệp chính là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất và đồng thời là những tác nhân chính yếu có khả năng sáng tạo, sản xuất ra các sản phẩm thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu, giúp nền kinh tế địa phương hồi phục và phát triển nhanh nhất sau tất cả các thiên tai, thảm họa.
Hình ảnh tại cuộc họp Ban điều hành đầu tiên của Mạng lưới MRBN - Các thành viên Ban Điều hành Mạng lưới từ các đầu cầu trực tuyến.
Nhận thấy tầm quan trọng của doanh nghiệp và nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng cao năng lực kinh doanh, chủ động tham gia và đóng góp vào quá trình xây dựng chính sách liên quan tới biến đổi khí hậu, đồng thời hình thành các kênh thông tin và mở ra các cơ hội kinh doanh mới liên quan đến biến đổi khí hậu trong thời gian tới, VCCI Cần Thơ nhận thấy sự cần thiết và đã sáng kiến thành lập mạng lưới các doanh nghiệp trong vùng ĐBSCL. Ý tưởng này đã được thống nhất, ủng hộ và tài trợ của Quỹ Châu Á (TAF) và UPS Foudation.
Qua gần 1 năm xây dựng kế hoạch và triển khai, VCCI Cần Thơ nhận được sự tham gia và ủng hộ rất cao của các chuyên gia và cộng đồng các doanh nghiệp tại ĐBSCL. Ngày 16 tháng 07, Hội thảo Thành lập Mạng lưới Doanh nghiệp Thích ứng với Biến đổi khí hậu khu vực ĐBSCL (MRBN - Mekong Delta Resilient Business Network) được tổ chức trực tuyến. Tham dự hội thảo có đại diện Quỹ Châu Á, VCCI, trường Đại học Cần Thơ, Cục Biến đổi Khí hậu – Bộ Tài Nguyên Môi trường và các đại điện doanh nghiệp tiêu biểu đang hoạt động trong các ngành nghề chủ đạo của vùng ĐBSCL.
Theo ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI tại Cần Thơ đã phát biểu khai mạc nêu mục tiêu ý nghĩa của Mạng lưới, tầm quan trọng của việc xây dựng một cộng đồng gồm nhiều bên liên quan để kết nối doanh nghiệp với các nhà khoa học và những người hoạch định chính sách trong việc xây dựng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu cho doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cũng Tại hội thảo, các chuyên gia đã trao đổi quy chế hoạt động và kế hoạch hành động năm 2021, đồng thời, thu thập ý kiến đóng góp của Ban Điều hành, bầu chọn và ra mắt Ban điều hành Mạng lưới MRBN.
Đồng thời, MRBN có chức năng và nhiệm vụ là hỗ trợ thông tin, kỹ thuật về thích ứng và ứng phó BĐKH; Hợp tác, tăng cường các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Tăng cường vai trò doanh nghiệp khi xây dựng, phản biện chính sách; đồng thời nâng cao trách nhiệm xã hội liên quan đến thích ứng BĐKH. Buổi họp Ban điều hành Mạng lưới MRBN lần thứ 1 là hoạt động đầu tiên nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án và VCCI Cần Thơ sẽ chịu trách nhiệm thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ Châu Á.
Bên cạnh đó, thành lập Thành viên Ban điều hành và Thành viên Ban Thường trực mạng lưới là các đại diện được mời từ các tổ chức và doanh nghiệp trong lĩnh vực: nghiên cứu, khoa học, sản xuất – kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo, trái cây, các dịch vụ công nghệ thích ứng, logistics bao gồm 11 thành viên.
Trong giai đoạn 1 (năm 2021 và quý 1/2022), các hoạt động chính của MRBN bao gồm 4 hoạt động:
- 1/ Xây dựng Bộ máy tổ chức MRBN qua đó thành lập Ban điều hành, bầu Ban thường trực và bước đầu vận hành mạng lưới.
- 2/ Nghiên cứu tác động hạn mặn đến hoạt động của doanh nghiệp ĐBSCL, xây dựng báo cáo nghiên cứu và đề xuất chính sách hữu hiệu.
- 3/ Gia tăng cơ hội kinh doanh thông qua tổ chức hội chợ triển lãm và Hội thảo nhằm tạo các kết nối giữa nhà cung cấp và khách hàng tiềm năng, xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm, giải pháp thích ứng hạn mặn, tăng cường tính liên kết giữa các nhà cung cấp sản phẩm, thu thập thêm các thông tin về thực trạng phát triển năng lượng tái tạo tại ĐBSCL hiện nay.
- 4/ Diễn đàn Thích ứng Hạn mặn với mong muốn kiến nghị chính sách của cộng động doanh nghiệp lên Chính phủ thông qua chương trình hợp tác giảm thiểu rủi ro thiên tai Việt Nam (VNDRRP), đồng thời xác định và thúc đẩy cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực thích ứng khí hậu cho thành viên mạng lưới và doanh nghiệp, cũng như xây dựng nền tảng kiến thức cho doanh nghiệp trong thích ứng hạn mặn.
Với sự hỗ trợ và ủng hộ của Quỹ Châu Á (TAF), sự tài trợ của UPS Foundation, cùng sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong thiết kế chương trình hành động, sự nhiệt tình và tâm huyết của các thành viên Ban điều hành Mạng lưới MRBN, Mạng lưới doanh nghiệp thích ứng ĐBKH (MRBN) rất mong nhận được sự ủng hộ, hợp tác và thông tin của các cơ quan truyền thông để Mạng lưới thu hút nhiều thành viên tham gia từ nhiều thành phần như doanh nghiệp, các đơn vị nghiên cứu và cơ quan quản lý có liên quan. Chúng ta cùng hành động để nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu của doanh nghiệp trong khu vực ĐBSCL và giảm thiểu rủi ro thiên tai cho vùng đất ĐBSCL hiền hòa.
Nỗ lực cải thiện, nâng hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là một trong những mục tiêu quan trọng mà Đồng Nai, Bà Rại - Vũng Tàu và nhiều tỉnh phía Nam phấn đấu...
Ngày 21/5, Trung tâm hỗ trợ Học sinh Sinh viên (HSSV) TP Cần Thơ phối hợp Trường Phổ thông Thái Bình Dương tổ chức chương trình “Giới thiệu nhạc cụ dân tộc cho đoàn viên, thanh thiếu niên” và ra mắt “Mô hình lớp học dân ca 0 đồng”.
Tiếp nối thành công của cuộc thi diễn ra năm 2022, TP Cần Thơ tiếp tục tổ chức cuộc thi viết về “Gương người tốt, việc tốt” năm 2024. Đây là cuộc thi Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam 9/11.
Hôm nay, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 với chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam” chính thức bắt đầu diễn ra tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
Ngày 3/4, tại TP Cần Thơ liên tiếp xảy ra 2 vụ sạt lở bờ sông, bờ kênh, làm 3 căn nhà sụp hoàn toàn xuống kênh, 7 căn nhà có nguy cơ sụp xuống sông Trà Nóc.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam chơi và có ý định xuất cảnh trái phép trở về Trung Quốc bằng đường biển thì bị lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện và bắt giữ.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Bà Nguyễn Thị Vũ đã gào khóc và không thể đứng vững khi nhìn thấy đứa con trai yêu quý bị tật là Đỗ Thái Ngọc được lực lượng hỗ trợ tư pháp dẫn giải tới TAND TP Tuy Hoà để HĐXX tiến hành xét xử trong vụ án “Cố ý gây thương tích”.
Phát hiện đối tượng vi phạm giao thông, tổ công tác đã yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra, nhưng nam thanh niên không những không chấp hành mà tiếp tục tăng ga bỏ chạy và đã đâm vào một đồng chí trong tổ công tác bị thương, sau đó tiếp tục bỏ chạy.
Từ tháng 6/2024 đến khi bị bắt, bọn chúng đã tổ chức cho nhiều người dân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa vay tiền với mức lãi suất từ 3.000 đồng đến 20.000 đồng/triệu/ngày (tương đương với 100 - 600%).
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.