Cơ quan thẩm quyền chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh khi thuộc trường hợp luật định.
Vì sao cần cấm xuất cảnh?
Cấm xuất cảnh và tạm hoãn xuất cảnh đều là những biện pháp ngăn chặn áp dụng trong lĩnh vực tố tụng hình sự nhằm mục đích dừng xuất cảnh có thời hạn đối với người bị buộc tội để đảm bảo cho quá trình thi hành án. Vậy vì sao cần cấm xuất cảnh? Cơ quan nào có thẩm quyền cấm, tạm hoãn xuất cảnh?
|
Cấm xuất cảnh và tạm hoãn xuất cảnh là những biện pháp ngăn chặn áp dụng trong lĩnh vực tố tụng hình sự. (Hình minh họa) |
Cơ quan thẩm quyền chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh khi thuộc trường hợp luật định. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 124 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh đối với những đối tượng sau đây khi có đầy đủ bằng chứng, chứng cứ cho rằng việc xuất cảnh của các đối tượng này có dấu hiệu bỏ trốn:
– Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố tuy nhiên thông qua hoạt động kiểm tra xác minh có đầy đủ căn cứ, bằng chứng xác định người đó bị tình nghi thực hiện tội phạm hoặc xét thấy cần thiết bắt buộc phải áp dụng biện pháp ngăn chặn ngay lập tức để tránh trường hợp người đó bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ;
– Bị can, bị cáo.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấm, tạm hoãn xuất cảnh?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 109 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về vấn đề cấm/tạm hoãn xuất cảnh.
Theo đó, để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có đầy đủ bằng chứng chứng minh người bị buộc tội sẽ gây ra khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có khả năng sẽ tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội mới, hoặc đảm bảo cho quá trình thi hành án, cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi chức năng thẩm quyền của mình hoàn toàn có quyền đưa ra quyết định áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú và tạm hoãn xuất cảnh. Theo đó, tạm hoãn xuất cảnh là một trong những biện pháp ngăn chặn quan trọng trong lĩnh vực tố tụng hình sự.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 113 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về vấn đề bắt bị can/bị cáo để tạm giam. Theo đó:
– Những người sau đây sẽ có thẩm quyền ra lệnh hoặc ra quyết định bắt bị can/bắt bị cáo để tạm giam. Bao gồm:
+ Thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này thì lệnh bắt bị can/bị cáo bắt buộc phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành trên thực tế;
+ Viện trưởng hoặc phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng hoặc phó viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
+ Chánh án hoặc phó chánh án Tòa án nhân dân, chánh án hoặc phó chánh án của Toà án quân sự các cấp, hội đồng xét xử.
– Lệnh bắt người, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người cần phải thể hiện một số nội dung chủ yếu, trong đó phải ghi rõ họ tên và địa chỉ của người bị bắt, lý do bắt người và các nội dung khác quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 132 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Người thi hành lệnh, người thi hành quyết định bắt buộc phải đọc lệnh, đọc quyết định công khai, giải thích lệnh và giải thích quyết định trong trường hợp cần thiết, giải thích cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của người bị bắt, đồng thời phải lập biên bản về việc bắt người, sau đó giao lệnh/quyết định cho người bị bắt.
Trong quá trình tiến hành thủ tục bắt người tại nơi người đó cư trú thì cần phải có sự hiện diện của đại diện chính quyền cấp xã và những người làm chứng.
Khi tiến hành thủ tục bắt người tại nơi làm việc của người đó, tại nơi người đó học tập thì bắt buộc phải có sự hiện diện của đại diện cơ quan tổ chức nơi người đó làm việc, công tác và học tập chứng kiến.
Trong quá trình thực hiện hoạt động bắt người tại nơi khác thì cần phải có sự chứng kiến của người đại diện chính quyền cấp xã nơi tiến hành thủ tục bắt người;
– Không được phép bắt người vào ban đêm, ngoại trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt đối tượng đang bị truy nã.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 124 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về vấn đề tạm hoãn xuất cảnh. Theo đó:
– Có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những đối tượng sau đây khi có đầy đủ căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn, bao gồm:
+ Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố tuy nhiên trong quá trình thực hiện thủ tục kiểm tra xác minh có đầy được căn cứ cho rằng các đối tượng này bị nghi thực hiện hành vi phạm tội, đồng thời xét thấy cần thiết ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ;
+ Bị can hoặc bị cáo.
– Người có thẩm quyền được quy định cụ thể tại Điều 113 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thẩm phán chủ tọa phiên tòa là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh.
Quyết định tạm hoãn xuất cảnh được ban hành bởi những chủ thể quy định tại Điều 113 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bắt buộc phải được thông báo ngay cho viện kiểm sát cùng cấp trước khi ban hành trên thực tế;
– Thời gian tạm hoãn xuất cảnh không được vượt quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, không được vượt quá thời gian khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Thời gian tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù sẽ không được phép vượt quá thời hạn kể từ khi tuyên án kéo dài cho đến khi người đó đi chấp hành án phạt tù.
Tóm lại, cơ quan có thẩm quyền cấm/tạm hoãn xuất cảnh sẽ bao gồm:
– Thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
– Viện trưởng hoặc phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng hoặc phó viện trưởng viện kiểm sát quân sự các cấp;
– Chánh án hoặc phó chánh án Tòa án nhân dân, chánh án hoặc phó chánh án của tòa án quân sự các cấp, hội đồng xét xử;
– Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Trường hợp hủy bỏ biện pháp tạm hoãn xuất cảnh?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về các trường hợp hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 125 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về vấn đề hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn, trong đó có biện pháp tạm hoãn xuất cảnh. Như sau:
– Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng bắt buộc phải được hủy bỏ khi thuộc một trong những trường hợp cơ bản sau đây:
+ Có quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
+ Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
+ Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
+ Bị cáo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố không có tội, miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hoặc bị cáo được miễn hình phạt, hình phạt tù tuy nhiên được hưởng án treo tại địa phương hoặc hình phạt cảnh cáo, được áp dụng hình phạt tiền hoặc cải tạo không gian giữ.
– Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án là các cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết khi áp dụng các biện pháp đó và có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
Đối với biện pháp ngăn chặn do cơ quan có thẩm quyền đó là viện kiểm sát phê chuẩn trong thời gian tiến hành giai đoạn điều tra, thì việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn đó bắt buộc phải do Viện kiểm sát quyết định, trong khoảng thời gian 10 ngày được tính kể từ khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn, ngoại trừ các biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn đó bắt buộc phải thông báo cho viện kiểm sát để đưa ra quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn mới.