Việc Cải cách thủ tục hành chính được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính rất quan tâm và chỉ đạo quyết liệt tới các bộ ngành và các địa phương. Sau những chỉ đạo của Thủ tướng, tại tỉnh Lào Cai, lãnh đạo tỉnh này đã ban hành hàng loạt văn bản gửi các đơn vị yêu cầu thực hiện nghiêm việc Cải cách thủ tục hành chính. Liên quan đến vấn đề này, PV Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Trịnh Xuân Trường, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.
PV: Xin ông cho biết, kết quả thực hiện về Cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh trong trong thời gian qua?
Ông Trịnh Xuân Trường:Tỉnh Lào Cai luôn coi Công tác cải cách hành chính (CCHC) là động lực, nguồn lực để xây dựng và phát triển, với mục tiêu xây dựng nền hành chính dân chủ - chuyên nghiệp - hiện đại - tinh gọn - hiệu lực - hiệu quả; trọng tâm là cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức làm thước đo của nền hành chính.
Để triển khai thực hiện công tác CCHC trên địa bàn tỉnh đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Đề án số 14-ĐA/TU ngày 11/12/2020 về CCHC trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 – 2025; UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch CCHC giai đoạn 2021-2025 và Chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện công tác CCHC trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Trên cơ sở đó các sở, ban, ngành đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành 193 văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác CCHC. Do vậy, công tác CCHC được thực hiện đồng bộ, nhiệm vụ hoàn thiện thể chế được chú trọng, có nhiều đổi mới và hiệu quả, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương, các kết quả nổi bật trong thời gian từ năm 2021 đến nay:
- Về Cải cách TTHTC, 100% TTHC công bố được cập nhật, niêm yết, công khai theo quy định. Hiện nay, Lào Cai có 27 cơ quan, đơn vị thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, gồm: 19 sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh Lào Cai, 01 đơn vị Bộ phận một cửa UBND thành phố Lào Cai, 03 đơn vị ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn; 02 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công.
Tỷ lệ TTHC được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia đạt 70,62%; tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đạt 76,75%; số hồ sơ TTHC được giải quyết đúng hạn, trước hạn đạt 98,73%. Tính từ đầu năm 2021 đến nay, đã thực hiện cắt giảm thời gian giải quyết 175.790 nghìn lượt hồ sơ, tiết kiệm được trên 700 tỷ đồng; sự đánh giá hài lòng về việc giải quyết TTHC trong tất cả các lĩnh vực của người dân và doanh nghiệp đạt 99,4%.
- Về cải cách chế độ công vụ, từ khi triển khai thực hiện Đề án số 14- ĐA/TU đến nay, đã có tổng số 96 cán bộ lãnh đạo, quản lý được xem xét sắp xếp, điều động, luân chuyển, cụ thể: Năm 2021 là 34 người; năm 2022 là 38 người; năm 2023 là 24 người.
- Đã thực hiện việc rà soát chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức đối với 12 sở, ban, ngành, chi cục; sáp nhập, giảm 2 đơn vị sự nghiệp công lập; kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức đối với 9 đơn vị sự nghiệp công lập.
- Lào Cai là tỉnh đầu tiên thực hiện đồng bộ việc đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công cho cả 3/3 đơn vị sự nghiệp trong ngành Thông tin và Truyền thông; triển khai thử nghiệm, thí điểm các nền tảng số như: Nền tảng Cửa khẩu số, Cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp, Nền tảng giáo dục tổng thể, đưa 155/163 (đạt 95%) sản phẩm OCOP đã được giới thiệu, quảng bá trên sàn TMĐT tỉnh Lào Cai (laocaitrade.vn) và lên các sàn thương mại điện tử trong nước; 100% trường phổ thông đã bổ sung nội dung phổ biến về chuyển đổi số, kiến thức mới về công nghệ để học sinh được tiếp cận; 100% cơ sở khám, chữa bệnh (bệnh viện) đã triển khai phần mềm bệnh án điện tử; 90% dân số trên địa bàn tỉnh có hồ sơ sức khỏe điện tử; 23% dân số trên 14 tuổi có định danh điện tử mức độ 2.
Toàn tỉnh đã triển khai 1.562 tổ công nghệ số cộng đồng trên 1.562 thôn tổ dân phố địa bàn tỉnh (đạt tỷ lệ 100%) với sự tham gia của 7.363 thành viên với lực lượng nòng cốt là đoàn viên, thanh niên tại các thôn, tổ dân phố.
Với những kết quả đó, công tác CCHC của tỉnh Lào Cai luôn được Chính phủ, Bộ Nội vụ và các bộ ngành Trung ương đánh giá cao so với mặt bằng chung của cả nước (Theo đánh giá của Hội đồng Cải cách hành chính của Chính phủ năm 2020 chỉ số CCHC (PAR INDEX) của tỉnh Lào Cai đứng thứ 14/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; năm 2021 và 2022 đứng thứ 11/63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, chỉ số do lường sự hài lòng của người dân về sự phục vụ của các cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2022 đứng thứ 9/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương)
PV: Trong quá trình thực hiện việc Cải cách thủ tục hành chính, các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh gặp những khó khăn, vướng mắc gì thưa ông?
Ông Trịnh Xuân Trường:Như đã nêu ở trên, trong thời gian qua, được sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và sự vào cuộc của Nhân dân, công tác Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật. Tuy nhiên, hiện nay công tác cải cách TTHC còn gặp những vướng mắc và khó khăn nhất định như:
- Lào Cai là tỉnh miền núi với trên 66% là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống người dân rất khó khăn, trình độ dân trí một bộ phận còn thấp, chưa thành thạo kỹ năng về công nghệ thông tin. Người dân chưa có thói quen giao dịch trên môi trường điện tử; tâm lý chưa an tâm về tính an toàn, bảo mật của các giấy tờ khi thực hiện dịch vụ công; quá trình thao tác còn nhiều vướng mắc, bất cập.
- Một số phần mềm, cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin chuyên ngành chưa được tích hợp, kết nối, liên thông dữ liệu để dùng chung.
- Tình trạng giải quyết hồ sơ TTHC chậm trễ, quá thời hạn quy định vẫn còn xảy ra tại một số đơn vị (đặc biệt là lĩnh vực đất đai); một số TTHC (các bộ ngành công bố) không quy định thời gian giải quyết do đó khó khăn cho việc hẹn trả kết giải quyết.
Ông Trịnh Xuân Trường (bên phải), Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trao đổi với Nhà báo Hoàng Vượng, Trưởng văn phòng đại diện Báo PLVN.
- Về hạ tầng công nghệ thông tin (cơ sở vật chất về hạ tầng công nghệ thông tin) tại Bộ phận Một cửa của một số đơn vị đã được đầu tư, tuy nhiên không đồng bộ do đó, khó khăn cho việc đáp ứng các giao dịch công trực tuyến.
- Bên cạnh đó nhận thức về chuyển đổi số và CCHC của người dân, thậm chí của một bộ phận công chức chưa đáp ứng với yêu cầu đặt ra. Dẫn đến khó khăn trong quá trình chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác cải cách TTHC (như việc thanh toán trực tuyến, chứng thực điện tử và dịch vụ công trực tuyến).
PV: Người đứng đầu có vai trò, trách nhiệm quan trọng trong Cải cách thủ tục hành chính, vậy ông đã có những chỉ đạo gì đến lãnh đạo các cơ quan cấp dưới?
Ông Trịnh Xuân Trường:Tỉnh Lào Cai luôn xác định, cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ quan trọng; làm tốt công tác tải cách thủ tục hành chính sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết “điểm nghẽn” trong thu hút đầu tư, tiết kiệm chi phí, thời gian cho người dân và doanh nghiệp. Chính vì vậy, thời gian qua, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo những nội dung sau:
- Tiếp tục nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, người đứng đầu các cơ quan, địa phương trong việc trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kịp thời trong thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính; quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, tổ chức thực hiện phải khoa học, hợp lý và hiệu quả.
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã chỉ đạo triển khai một cách mạnh mẽ, quyết liệt, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Kế hoạch công tác cải cách hành chính, Kế hoạch kiểm soát, rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính…
- Thường xuyên hàng tuần theo dõi việc thực thi Bộ Chỉ số trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để kịp thời đôn đốc, chỉ đạo khắc phục những nhóm chỉ số, cơ quan, đơn vị còn thấp, chưa đạt yêu cầu.
PV: Được biết, trong quá trình triển khai Cải cách thủ tục hành chính, một số đơn vị trên địa bàn tỉnh vẫn còn trì trệ, chậm triển khai, vậy UBND tỉnh đã có những chế tài gì để xử lý trách nhiệm những đơn vị này?
Ông Trịnh Xuân Trường:Để đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, UBND tỉnh đã giao Sở Nội vụ là cơ quan chủ trì tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, chấn chỉnh việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh. Gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ với công tác thi đua, khen thưởng; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và đề xuất xử lý các biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết các công việc của người dân. Trong trường hợp cần thiết, thành lập Đoàn kiểm tra đột xuất về thực hiện kỷ luật, kỷ cương; giải quyết TTHC.
Cụ thể: Năm 2022, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đã tiến hành kiểm tra về việc giải quyết hồ sơ trễ hạn đối với lĩnh vực đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường; Năm 2023 kiểm tra về việc thực hiện Bộ Chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử. Ngoài ra, còn thực hiện kiểm tra đột xuất khi nhận được phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh.
PV:Việc cải cách thủ tục hành chính nếu thực hiện tốt sẽ tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, vậy UBND tỉnh đã có những giải pháp gì để đẩy nhanh việc cải cách thủ tục hành chính, thưa ông?
Ông Trịnh Xuân Trường:Làm tốt công tác tải cách thủ tục hành chính sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết “điểm nghẽn” trong thu hút đầu tư, tiết kiệm chi phí, thời gian cho người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, cần xác định đầu tư cho cải cách hành chính, cải cách TTHC là đầu tư cho phát triển, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Để đẩy nhanh việc cải cách thủ tục hành chính tỉnh Lào Cai đã triển khai các giải pháp:
- Chỉ đạo các thành viên của Ban Chỉ đạo, Chủ tịch UBND các cấp tiếp tục tham mưu, chỉ đạo triển khai một cách mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ công tác cải cách hành chính tại địa phương mình theo Kế hoạch năm 2023 của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là tiêu chí đánh giá cán bộ.
- Chỉ đạo các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các cấp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động ban hành hoặc đề xuất xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thúc đẩy cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số, phục vụ người dân, doanh nghiệp.
- Trình HĐND ban hành các chính sách miễn, giảm phí, lệ phí sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến để khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện. Năm 2023, UBND tỉnh đã trình HĐND ban hành Nghị quyết quy định mức thu một số phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng quy trình, hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa các cấp, nhất là cấp xã; Thực hiện 05 không: Không để chậm muộn; không gây phiền hà, nhũng nhiễu; không để chồng chéo, rào cản người dân và doanh nghiệp; không ảnh hưởng đến thu hút nguồn lực đầu tư; không để tình trạng đùn đẩy, né tránh khi giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp.
- Tiếp tục rà soát, cắt giảm tiếp thời gian giải quyết đối với các TTHC, nhất là các thủ tục có tần suất thực hiện giao dịch lớn (lĩnh vực đất đai, tài nguyên, xây dựng, đầu tư, tài chính công...).
- Đầu tư bộ phận một cửa điện tử hiện đại nhằm đẩy mạnh hiện đại hoá công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Triển khai thực hiện mô hình ‘Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ’; Thành lập tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, tổ dân phố để thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến.
- Căn cứ vào kết quả Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính hằng năm, Chỉ số CCHC hàng năm, xác định rõ ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân, trách nhiệm để tiếp tục phát huy những kinh nghiệm hay, bài học quý; đồng thời, đề ra những giải pháp để khắc phục ngay những hạn chế, yếu kém, đặc biệt là hạn chế, yếu kém trong giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp, TTHC giữa các cơ quan hành chính với nhau, giữa cấp dưới với cấp trên, tỉnh với địa phương nhằm đẩy nhanh tốc độ CCHC, cải cách TTHC.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 3955/QĐ-BVHTTDL ban hành bộ chuẩn hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6159/QĐ-UBND (ngày 27/11/2024) thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Nội vụ.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu các bộ, địa phương phải bám sát hơn nữa chương trình, kế hoạch về cải cách TTHC để triển khai nhiệm vụ được giao, góp phần tạo động lực phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao niềm tin của người dân, doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước...
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Mới đây, một vụ tử vong đau lòng do chó dại cắn đã xảy ra, và nạn nhân lại chính là chủ một quán thịt chó. Vụ việc này không chỉ là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ từ bệnh dại mà còn khiến dư luận bức xúc về thực trạng bắt chó bằng những phương pháp tàn nh
Trong một chuyến đi công việc, tôi tình cờ bắt gặp một cảnh tượng khiến lòng mình chùng xuống. Một người đàn ông đang bán một con rùa lớn, nặng hơn 10 kg. Con rùa bị lật ngửa, nằm bất động trên một cục gạch, đôi mắt lộ vẻ bất lực và đau đớn. Nhìn hình ảnh
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.