(PL+) - Hiện dịch sốt xuất huyết (SXH) ở đồng bằng sông Cửu Long đang diễn biến phức tạp, số ca bệnh nặng tăng đột biến.
Tin nên đọc
5 người Hà Tĩnh tử vong tại Angola vì bệnh sốt xuất huyết
Cảnh báo muỗi gây bệnh teo não chính là loại muỗi truyền sốt xuất huyết
Cảnh báo muỗi gây bệnh teo não chính là loại muỗi truyền sốt xuất huyết
Những "ngỡ ngàng" về dịch bệnh Zika đối với thai phụ
Sốt xuất huyết thể nặng tăng cao
Cho biết về tình hình SXH trên địa bàn, bác sĩ Huỳnh Minh Trúc - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tại TP Cần Thơ thông tin: “Theo báo cáo gần đây nhất, 4 tháng đầu năm 2016 số ca mắc SXH ở 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam tăng 2,2 lần so với cùng kỳ 2015".
Cũng theo bác sĩ Trúc, riêng TP Cần Thơ, số ca mắc SXH tăng 1,80 lần so với cùng kỳ. Cụ thể: 4 tháng đầu năm TP Cần Thơ có 306 ca mắc SXH (2015 là 168 ca), trong đó độ C có 46 ca (năm 2015 là 22 ca), chưa có trường hợp tử vong.
Còn theo bác sĩ Trần Văn Dễ - Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ thông tin thêm: “4 tháng đầu qua, bệnh viện tiếp nhận và điều trị bệnh nhi bị SXH tăng 3,6 lần so với cùng kỳ 2015 (năm 2015 là 182 ca, thì năm 2016 là 656 ca)”.
|
Số ca nhiễm SXH tại các tỉnh ĐBSCL tăng mạnh. (Ảnh: Dân Việt) |
Tại An Giang, bác sĩ Phạm Thanh Tâm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh An Giang cũng cho biết: “Tính từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã có 1.290 ca mắc SXH, tăng 160% so với cùng kỳ”. Chỉ tính riêng vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016, đặc biệt là 2 tuần gần đây nhất, tỷ lệ ca mắc SXH ở tỉnh tăng mạnh”.
Riêng tại Sóc Trăng, từ đầu năm đến nay có khoảng 500 người bị SXH, tăng gần 70% so cùng kỳ năm ngoái.
Người lớn không được chủ quan
Bác sĩ Hà Anh Tuấn - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cho biết: “Từ đầu năm đến nay, bệnh SXH gia tăng bất thường, đặc biệt có nhiều ca sốc nặng, biến chứng tăng đáng kể; một số tỉnh lân cận thường xuyên chuyển nhiều ca nặng đến. Đặc biệt gần đây bệnh SXH chuyển từ trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh sang trẻ lớn và cả người lớn. Trong đó lứa tuổi từ 9 - 15 tuổi chiếm tới 90% số ca mắc SXH mà khoa tiếp nhận”.
Phân tích nguyên nhân bệnh SXH tăng cao vào mùa khô và diễn biến phức tạp, bác sĩ Huỳnh Minh Trúc cho biết, do biến đổi khí hậu, thời tiết nắng nóng dẫn đến chu kỳ sinh sản của muỗi ngắn lại. Bên cạnh đó, ý thức tự giác của người dân về diệt muỗi, loăng quăng chưa thường xuyên; sự chuyển tiếp của virus từ týp này sang týp khác.
Cùng quan điểm, bác sĩ Tâm cho rằng: “Người dân cũng nhận biết mầm bệnh SXH và các bệnh truyền nhiễm khác là từ muỗi nhưng họ vẫn chưa thay đổi được hành vi tự bảo vệ mình bằng cách chủ động, thường xuyên diệt muỗi, loăng quăng và các biện pháp khác. Chính vì thế kết hợp cùng nhiều nguyên nhân khác, dịch bệnh vào mùa khô tăng mạnh. Dự kiến vào mùa mưa sắp tới bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn.
“Trước giờ mọi người cứ chủ quan bệnh SXH thường xảy ra ở trẻ nhỏ 3-4 tuổi, nên khi trẻ lớn từ 9-15 tuổi và người lớn mắc thường hay bị hiểu lầm là cảm cúm nên chủ quan, không đưa đến trung tâm y tế điều trị mà tự mua thuốc uống sẽ rất nguy hiểm", bác sĩ Tâm khuyến cáo.
Cũng đưa ra lời khuyên, bác sĩ tuấn cho hay, chính gì vậy mọi người cần cảnh giác, vì SXH càng phát hiện sớm càng có cơ hội chữa trị thành công; không nên tự ý mua thuốc uống, có những loại thuốc kỵ với SXH, sau khi uống dễ dẫn đến tử vong” .
Những dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh sốt xuất huyết
Sốt cao
Theo Bệnh viện nhiệt đới Trung ương, biểu hiện đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết là tình trạng sốt cao. Sốt (nóng) cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền, mệt mỏi, phát ban, buồn nôn.
Xuất huyết (chảy máu)
Xuất huyết thường ở nhiều dạng:
Xuất huyết dưới da: Làm lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Phân biệt với vết muỗi cắn bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.
Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng.
Ói hoặc đi cầu ra máu (nước ói màu nâu, phân lợn cợn như bã cà phê hoặc đỏ tươi).
Rong kinh ở phụ nữ, phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết vào thời điểm chuyển dạ lại càng nguy hiểm hơn vì có thể mất máu nhiều…
Đau bụng
Bệnh nhân có thể có cảm giác khó chịu, đau bụng, nôn ói…
Dấu hiệu sốc
Sốc là dấu hiệu nặng của bệnh sốt xuất huyết, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt lúc trẻ đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ dấu hiệu xuất huyết. Dấu hiệu sốc gồm:
Trẻ mệt, li bì hoặc vật vã.
Chân tay lạnh.
Tiểu ít, có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu.
Nếu thời gian diễn ra sốc thường ngắn từ 12 đến 24h thì nên đi viện để được điều trị kịp thời. Tuy không phải tất cả người bị sốt xuất huyết đều bị sốc nhưng nên thận trọng theo dõi khi nghi ngờ sốt xuất huyết để kip thời phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm kể trên.
Thông thường, quá trình diễn biến của bệnh từ 2 đến 7 ngày, nguy hiểm thường xảy ra ở ngày sốt thứ tư, thứ năm: người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, đái ít, bứt rứt, mạch nhanh nhẹ, huyết áp hạ; nặng hơn nữa là không đo được mạch, huyết áp (biểu hiện của trụy mạch).
Người bệnh cần được điều trị tích cực và hỗ trợ truyền máu, không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nặng như sốc, trụy mạch, xuất huyết các cơ quan nội tạng, xuất huyết não… gây nguy hiểm đến tính mạng.