Theo thông tin từ Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, trong quý 1/2021, cả nước đã có 29.541 người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại 17 thị trường. Từ quý 2/2020 cho đến nay, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch Covid-19, sau ngành hàng không, khách sạn, du lịch… Báo cáo của các doanh nghiệp cho thấy trong quý 1/2021, đã có 29.541 người lao động đi làm việc ở nước ngoài, làm việc tại 17 thị trường, thấp hơn quý 1/2020 là 2.521 người. Hai thị trường tiếp nhận chính lao động Việt Nam vẫn là Nhật Bản và Đài Loan.
Theo đánh giá của Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, Đài Loan hiện kiểm soát tốt dịch và vẫn có nhu cầu cao về lao động nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam đưa lao động sang Đài Loan cơ bản vẫn duy trì được hoạt động của mình. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng lao động xuất khẩu nước ngoài bỏ trốn khỏi nơi cư trú và làm việc vẫn còn tiếp diễn, gây ra nhiều hệ luỵ xấu cho bản thân lao động cũng như doanh nghiệp. Thường một thời gian ngắn sau khi ra nước ngoài làm việc, lao động bị dụ dỗ đã tùy tiện phá bỏ hợp đồng, trốn ra khỏi nơi làm việc đi tìm việc mới. Đây đang là vấn nạn làm đau đầu các cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất là Đài Loan cũng là nơi số lao động bỏ trốn nhiều nhất (trung bình mỗi tháng có khoảng 600 người).
Việc bỏ trốn khỏi nơi làm việc và cư trú bất hợp pháp của người lao động tại nước ngoài gây nhiều thiệt hại cho chính bản thân người lao động bởi những nguy cơ và các rủi ro phải đối mặt. Lao động bất hợp pháp tại nước ngoài đồng nghĩa là người lao động đã tự đánh mất tư cách pháp nhân, từ bỏ quyền được pháp luật nước bạn bảo vệ, phải sống và làm việc chui lủi nơi đất khách quê người. Đã có nhiều trường hợp, người lao động nghe theo lời dụ dỗ của các đối tượng môi giới bất hợp pháp bỏ trốn ra ngoài làm việc, do không có giấy phép lao động, không có thẻ cư trú nên bị bóc lột sức lao động, thậm chí bị lạm dụng tình dục, bị cảnh sát địa phương bắt giam giữ, phạt tù, bị trục xuất về nước…
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng bị ảnh hưởng, chịu thiệt hại: Sau mỗi sự cố người lao động bỏ trốn, do hoạt động sản xuất bị gián đoạn, chủ lao động của nước sở tại phải bỏ thêm thời gian, chi phí để tuyển lao động mới thay thế nên quay sang phạt doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam vi phạm hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại bằng hình thức phạt tiền và cắt chỉ tiêu tiếp nhận lao động. Mặt khác, việc bỏ trốn khỏi nơi làm việc và cư trú bất hợp pháp của người lao động tại nước ngoài cũng làm ảnh hưởng đến uy tín về chất lượng lao động, hình ảnh lao động Việt Nam bị xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế, giá cả của lao động Việt Nam bị hạ thấp, thậm chí dẫn đến tình trạng lao động Việt Nam sẽ bị một số thị trường từ chối tiếp nhận, gây ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với các nước tiếp nhận lao động.
Ngày 21/7 vừa qua, TAND tỉnh Hà Tĩnh đã có bản án số 05/2021/DS-ST về việc “Tranh chấp hợp đồng bảo lãnh”, tuyên phạt bà Trần Thị Q. (người bảo lãnh cho con gái là chị Nguyễn Thị A., là lao động xuất khẩu sang Đài Loan, hiện đã bỏ trốn khỏi nơi làm việc), buộc bà Q. phải thực hiện nghĩa vụ phải thanh toán cho đơn vị xuất khẩu lao động là Công ty Cổ phần Quốc tế Trường Hải số tiền 120.000.000đ (một trăm hai mươi triệu đồng) để khắc phục những thiệt hại phát sinh do hành vi bỏ trốn, đơn phương chấm dứt hợp đồng do chị A. gây ra.
Theo Luật sư Lê Ngọc Hà (Trưởng Văn phòng luật sư Đa Phúc, Đoàn luật sư Hà Nội), việc khởi kiện người bảo lãnh cho lao động bỏ trốn để yêu cầu phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp là một biện pháp cần thiết để răn đe, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật lao động của công dân đi lao động nước ngoài.
Trong năm 2021, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đặt mục tiêu đưa khoảng 90.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Những năm tiếp theo, khi tình hình ổn định kế hoạch dự kiến đưa khoảng từ 120.000 – 150.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài hàng năm. Tuy nhiên, nếu tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp không được giải quyết kịp thời, khả năng các đơn vị sử dụng lao động nước ngoài từ chối tiếp nhận lao động Việt Nam là rất lớn. Điều này sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người lao động, đồng thời, mục tiêu đưa 85.000 lao động sang các nước của Chính phủ trong năm nay sẽ rất khó về đích.
Do vậy, song song với tăng cường các biện pháp tuyên truyền, ký quỹ, dừng tiếp nhận ở những địa phương có tỷ lệ bỏ trốn cao…, việc áp dụng các chế tài quyết liệt hơn cũng là điều cần thiết. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng cần phối hợp với các đơn vị sử dụng lao động trong việc quản lý, hỗ trợ người lao động ở ngoài nước để kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động.
Vào ngày 09/12/2024 vừa qua, Pharmacity đã phối hợp cùng Công ty Dược phẩm GSK Việt Nam và trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Tiếp cận toàn diện các bệnh lý hô hấp thường gặp - Từ kiến thức đến thực hành”.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 /12 vừa qua - Pharmacity, chuỗi nhà thuốc bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tự hào thông báo về việc đạt Top 10 thương hiệu có trải nghiệm khách hàng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2024 do KPMG bình chọn. Xếp hạng thứ 8, tăng 38 bậc so với năm 2023, Pharmacity là đơn vị bán lẻ dược phẩm duy nhất đạt được danh hiệu này, khẳng định vị thế dẫn đầu và cam kết mang đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều thập kỷ qua, ngày 20/11 ở nước ta không chỉ là ngày lễ, hội của riêng nghề dạy học, ngày riêng của các thầy, cô giáo mà là ngày vui chung cả xã hội tôn vinh sự học, tôn vinh những người thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người.
Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tạp chí Phổ biến pháp luật Việt Nam chính thức đổi tên thành Tạp chí Phổ biến và Tham vấn pháp luật Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 152/QĐ-TTg ngày 17/01/2025 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025) đối với 5 di tích.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa tổ chức “Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2025” cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn của các tỉnh phía Nam về quê đón tết.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.