Tham dự có đại diện sở, ban, ngành cùng các tổ chức hỗ trợ pháp lý, các hiệp hội doanh nghiệp cùng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
TS. Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục PBGDP cho biết, Bộ Tư pháp hằng năm đều ban hành kế hoạch triển khai chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tổ chức triển khai nhiều hoạt động cụ thể nhằm cung cấp thông tin, tư vấn pháp luật, giải đáp vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các diễn đàn, hội nghị, tọa đàm, truyền thông.
TS. Ngô Quỳnh Hoa – Phó Cục trưởng Cục PBGDP, Bộ Tư pháp. |
Song song đó, các bộ, ngành, địa phương từng bước quan tâm, chú trọng hơn để triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc chức năng và phạm vi quản lý.
Qua đó nâng cao hiểu biết, kiến thức và kỹ năng thực thi pháp luật của doanh nghiệp, giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình áp dụng, thực hiện pháp luật.
Mục đích nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền lắng nghe, tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp để xây dựng, hoàn thiện pháp luật, hướng dẫn thi hành pháp luật bảo đảm phù hợp, hiệu quả.
Phó Giám đốc sở Tư pháp tỉnh Bình Dương Huỳnh Quốc Anh cho biết về thực trạng và nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh. |
Theo TS. Ngô Quỳnh Hoa, Cục PBGDPL đã rà soát, đánh giá lại tổng thể các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua, xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2024 của chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cục PBGDPL kỳ vọng các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ mang lại những giá trị thiết thực và trở thành một kênh thông tin hai chiều, ghi nhận những ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp đến với các cơ quan quản lý nhà nước.
Từ đó, xây dựng và củng cố lòng tin của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung đối với hệ thống pháp luật, đưa pháp luật đi sâu vào đời sống.
Toàn cảnh buổi tọa đàm. |
Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương Huỳnh Quốc Anh cho biết, theo thống kê đến hết năm 2023, Bình Dương có khoảng 65.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm khoảng 97%).
Thời gian qua các sở, ban, ngành, lãnh đạo tỉnh Bình Dương tăng cường triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển.
Sở Tư pháp cũngthường xuyên rà soát, cập nhật kịp thời, đầy đủ nội dung, hiệu lực thi hành của các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành lên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
Cung cấp các thông tin pháp luật bằng nhiều hình thức như tuyên truyền miệng, cấp phát tài liệu, tờ gấp pháp luật miễn phí cho doanh nghiệp, xây dựng sổ tay hướng dẫn, thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả nâng cao chất lượng công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới đã được các đại biểu đề xuất trong buổi tọa đàm. |
Ngoài ra, các sở, ban, ngành tỉnh còn phối hợp với các chi hội, Hiệp hội doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin pháp luật đến doanh nghiệp, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tư vấn pháp luật.
Tại buổi tọa đàm các đại biểu, đại diện sở, ngành đánh giá kết quả, khó khăn, vướng mắc và nhu cầu của doanh nghiệp trong triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa,những bất cập trong các quy định hiện hành về hỗ trợ pháp lý cho loại hình doanh nghiệp này.
Các doanh nghiệp chia sẻ mô hình hỗ trợ pháp lý thiết thực, hiệu quả, kiến nghị, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanhnghiệp nhỏ và vừa.