Thế hệ chúng tôi may mắn khi sinh ra đất nước đã hoà bình. Hình ảnh anh bộ đội tham gia các cuộc kháng chiến chống giặc xâm lược phần lớn được cảm nhận qua tư liệu, phim ảnh, văn học… Nhưng hình ảnh ấy giờ đây hiển hiện, ngay trong thành phố, trong một cuộc chiến khác – cuộc chiến chống dịch COVID-19, không khói bom súng đạn nhưng cũng hết sức cam go và cả nhiều mất mát.
Khi TP Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội theo yêu cầu “ai ở đâu yên ở đó”, sau những đợt giãn cách trước đó bởi dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp, trong thành phố đã xuất hiện màu áo xanh của những người lính. Trong lần giãn cách này (từ 23/8 đến 15/9) sẽ có trên 58.000 cán bộ, chiến sĩ, dân quân thường trực hỗ trợ địa phương phòng, chống dịch.
Hành trang của họ khi vào tâm dịch, cũng như khi lên đường tham gia một “trận đánh”: ba lô trên vai với những vật dụng thiết yếu, gọn nhẹ của người lính. Nhưng hành trang được họ gói ghém cẩn thận nhất, chính là ý chí và tấm lòng nhiệt huyết để có thể giúp đỡ nhân dân, sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có thể giúp dân trong những ngày dịch bệnh đầy khó khăn.
Thế nên, trong những ngày qua, trên đường phố ở TP Hồ Chí Minh, có thể bắt gặp hình ảnh các anh bộ đội cùng các lực lượng đi giao hàng hay phát quà an sinh. Họ cũng phân loại thực phẩm, nhặt rau củ… rồi tự tay đưa tới tận nhà những lao động nghèo trong khu phong toả, những khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân. Xe vận chuyển lương thực, thực phẩm không thể tới những khu nhà trong hẻm nhỏ, các anh bộ đội đã mang vác, đi bộ với gói thực phẩm trên tay, trên vai.
Không chỉ chăm lo cho dân với những việc thường ngày như thế, các chiến sĩ còn phối hợp với các lực lượng khác lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, tổ chức tuần tra, chốt chặn tại các chốt kiểm soát; hướng dẫn, tuyên truyền để người dân thực hiện tốt việc giãn cách… Có những chiến sĩ được giao nhiệm vụ chăm sóc các F0 tại nhà, dọn dẹp khu cách ly.
Các chiến sỹ Trung đoàn 88, Sư đoàn 302 (Quân Khu 7) cùng với Ban Chỉ huy quân sự phường 8 (Quận 10) tặng lượng thực, thực phẩm cho người lao động nghèo hẻm 139 Nguyễn Tiểu La. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN
Không chỉ ở TP Hồ Chí Minh, mà tại các tỉnh, thành phố khác, màu áo chú bộ đội cũng đã xuất hiện trên các khu phố, điểm dân cư. Như tại TP Nha Trang (Khánh Hoà), lực lượng quân đội cũng hỗ trợ truy vết, lấy mẫu tầm soát COVID-19 trong cộng đồng; tham gia chốt chặn, tuần tra kiểm soát để không để xảy ra tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”. Các anh bộ đội cũng vận chuyển lương thực, thực phẩm cho người dân trong các khu vực bị phong tỏa.
Hay như ở Long An, một trong những tỉnh đang là “điểm nóng” của dịch bệnh ở khu vực phía Nam, từ khi bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội, các cán bộ, chiến sĩ trong tỉnh đẩy mạnh tăng gia sản xuất kết hợp vận động sự hỗ trợ của doanh nghiệp, nhà hảo tâm tổ chức các phiên chợ, gian hàng, chuyến xe 0 đồng, thiết lập đường dây nóng tiếp nhận cuộc gọi cần giúp đỡ của người dân. Một người bán hàng rong đang ở cùng con trai và cháu ngoại còn nhỏ tuổi đã mừng vui biết bao, cảm động biết bao vì sau khi gọi điện đến đường dây nóng của Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thủ Thừa đã được các chú bộ đội mang gạo, sữa đến tận nơi để hỗ trợ. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, trong lúc khốn khó, sự giúp đỡ kịp thời ấy của lực lượng quân đội đã làm ấm lòng người dân vùng dịch.
Bằng những việc làm thiết thực, gần gũi, hình ảnh các anh bộ đội tại các khu dân cư, chốt kiểm soát, tại ngõ phố, nhà dân đã khiến nhiều người xúc động. Người dân thấy được chia sẻ, thêm phần an yên trong những ngày khó khăn. Còn các lực lượng tuyến đầu chống dịch như y, bác sĩ, công an,… cũng có thêm nguồn lực hỗ trợ, khi mà áp lực về truy vết, chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 vẫn còn đang nhân lên.
Lực lượng quân đội tham gia kiểm soát tại các chốt chặn trên đường phố Nha Trang. Ảnh: Phan Sáu/TTXVN
Thực tế, không phải bây giờ lực lượng quân đội mới sát cánh cùng lực lượng tuyến đầu, giúp dân chống dịch. Từ khi dịch bùng phát, ở các tuyến biên giới, lực lượng bộ đội biên phòng là “lá chắn thép” chống dịch, ngày đêm ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép. Hình ảnh những người lính ăn vội bữa cơm, ngủ không tròn giấc trong những căn lều dã chiến đã khiến trái tim nhiều người dân lay động. Hoặc khi nông sản dồn ứ trên cánh đồng, không có người thu hoạch đang trong thời gian giãn cách xã hội, thì cũng chính là các anh bộ đội trong màu áo xanh, phối hợp với các lực lượng khác và chính quyền, giúp dân thu hoạch, vận chuyển nông sản về tận nhà hoặc hỗ trợ bà con tiêu thụ…
Và cũng lâu nay, trong thời bình, ở đâu và bất cứ khi nào nhân dân gặp khó khăn, gian khổ, nhất là khi có bão lũ thì đều có bộ đội tham gia cứu hộ, cứu nạn, giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai.
Nhưng giờ đây, trong những ngày giúp dân chống dịch, những anh bộ đội còn “gần” dân hơn nữa khi có thể ở ngay trong thành phố, tạo một cảm giác gần gũi, thân thương. Hình ảnh đó gợi đến một thời kháng chiến “bộ đội về làng”, tranh thủ giúp dân dặm lại mái nhà, gặt lúa, gánh nước, trồng rau, dạy em thơ học bài. Hình ảnh đó cũng gợi nhớ đến tình quân dân, nghĩa đồng bào, “đi dân nhớ, ở dân thương” của anh bộ đội cụ Hồ trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, một dân tộc chưa khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào, với “giặc” COVID-19 bây giờ cũng vậy.
Bộ đội từ dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân”, “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Tiếp nối truyền thống ấy, bây giờ bộ đội giúp dân chống dịch, tình quân dân càng thêm khăng khít, bền chặt. Và trong lòng thành phố, khi cuộc chiến chống dịch vẫn còn đang trong những ngày cam go này, người dân “ai ở đâu yên ở đó” cũng chính là cách góp sức hiệu quả cho “cuộc chiến” này, để những cố gắng, vất vả của những người lính trong những ngày qua càng thêm ý nghĩa.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều thập kỷ qua, ngày 20/11 ở nước ta không chỉ là ngày lễ, hội của riêng nghề dạy học, ngày riêng của các thầy, cô giáo mà là ngày vui chung cả xã hội tôn vinh sự học, tôn vinh những người thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người.
Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (9/11), vừa qua, trường THCS Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội phối hợp cùng Học viện Cảnh sát nhân dân, Tư pháp, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Đông Hội tổ chức buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh toàn trường.
Ba ơi, con yêu Ba, con nhớ Ba nhiều lắm. Nếu có kiếp sau, con chỉ mong Ba đừng rời xa con. Hãy ở lại bên con lâu hơn, để con được sống trọn vẹn với tình thương của Ba, để con có thể gọi “Ba ơi” như bao người khác.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Công an thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hoá) vừa triệt phá đường dây mua bán trái phép chất ma túy liên tỉnh bắt giữ 15 đối tượng mua bán tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Tối 23/11, Công an thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương cho biết trong đợt thực hiện cao điểm đấu tranh, phòng chống tội phạm ma túy, liên tiếp những ngày qua, lực lượng Cảnh sát giao thông bất ngờ phát hiện nhiều lái xe dương tính với ma túy.
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, trước khi bị bắt giữ để điều tra về hành vi "Giết người", "Cướp tài sản" tại Sóc Sơn, Ma Văn Duy còn thực hiện hành vi trộm cắp xe ô tô tại Thái Nguyên và lái chiếc xe này di chuyển xuống Hà Nội; nên đối tượng còn có thể bị xem xét xử lý thêm về các tội danh Trộm cắp tài sản, Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nếu có đủ yếu tố cấu thành các tội danh này...
Sau nhiều ngày tổ chức lực lượng theo dõi, bám sát di biến động của đối tượng cùng nhiều biện pháp nghiệp vụ sắc bén Công an đã triệt phá một ổ nhóm buôn bán ma túy lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh
Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 7 người mắc kẹt trong vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà 8 tầng ở Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với các đơn vị phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.