Trước khi hắn đến, cái bản làng ấy vốn dĩ yên bình lắm. Cả thôn bản chỉ có gần 50 hộ dân, mỗi nhà một quả đồi, vài khoảnh ruộng, mấy nương chè. Người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi nhà thì có đôi bò con trâu, nhà thì dăm con dê, đàn gà đàn vịt. Đơn giản vậy thôi cũng đủ một cuộc sống nhàn tản rồi.
Cả một bản đều có dây mơ rễ má với nhau, không họ bên nội thì cũng là họ bên ngoại. Thanh niên nơi đây chẳng mấy khi ra ngoài, có giao thương với nhau thì cũng chỉ đợi đến chợ phiên diễn ra ở trung tâm xã vào ngày chủ nhật hàng tuần để mua bán, trao đổi vài thứ nhu cầu sinh hoạt lặt vặt.
Thanh niên ở đây, họ cũng chẳng có gì để mà giải trí, điện lưới thì chưa có, sóng điện thoại còn chập chờn chỗ nên không biết được cái gì gọi là 3G hay 4G. Nơi đây các gia đình vẫn giữ thói quen sinh hoạt theo từng chòm xóm nhỏ từ 5 đến 3 nhà. Các gia đình xung quanh thường giúp nhau cấy, hái, thu hoạch vụ mùa… Gần như ngày nào cũng vậy, xóm nhở nơi đây đều có một công việc chung để cứ đến chiều tối là họ tập trung ăn cơm với nhau, hàn huyên tâm sự. Còn các bậc trung niên, cụ già thì ăn nhanh xong ra chiếu trà uống nước, hút thuốc lào vặt và nói chuyện thời tiết mùa màng.
Bên mâm của mấy thanh niên thì bữa nào cũng có chút rượu, uống rượu vào miệng lưỡi của mấy anh chàng trơn chu hơn hẳn, lúc này các cô nàng má hồng hơn, ánh mắt họ nhìn nhau đắm đuối hơn. Và hầu hết những mối tình nên duyên đều từ những bữa cơm ấm cúng ấy. Họ chơi cùng nhau lúc bé, lớn lên cùng nhau, cùng nhau làm lụng, rồi lấy nhau và sinh con đẻ cái. Trong văn thơ người ta vẫn gọi như vậy là thanh mai trúc mã.
Thế rồi đường vào bản ngày càng được mở rộng hơn. Đường điện được kéo về, cái cột thu phát sóng Viettel được dựng lên trên cái ngọn đồi cao. Mấy anh công nhân đi làm công trình với những đôi chân đi tứ xứ, cái miệng dẻo quẹo toàn những lời khen hay khen đẹp ngọt như mía, đôi mắt hấp háy khi kể về những câu chuyện mới lạ ở một thế giới ngoài kia. Mấy món quà nhỏ dành cho những cô gái bản khi thì là những thỏi son hàng handmade dưới xuôi, lúc là chiếc vòng ngọc thiếu tuổi cũng đủ làm các cô háo hức rạo rực cả ngày.
Những chiếc smartphone trước kia chẳng có chỗ dùng, ngày nay được nam nữ thanh niên truyền tay nhau xem với cả sự tò mò, háo hức lẫn cả thèm khát. Lúc đầu chỉ có một nhà mua TV, rồi đến nhà khác cũng bàn nhau sắm lấy một cái.
Dần dần giá trị của đồng tiền nơi đây cũng trở nên quan trọng hơn trong đời sống, nhu cầu kiếm tiền trở nên cấp thiết hơn. Thế rồi người tuyển dụng của các công ty dưới xuôi cũng mò đến nơi bình yên này. Họ thủ thỉ vào tai các cô gái, khề khà bên ly rượu với các chàng trai. Họ mở máy tính bảng chỉ cho các chàng trai cô gái những ánh sáng đẹp mê ly của nơi phồn hoa chốn thị thành khiến các thanh niên nơi đây vô cùng thích thú.
Trong lúc nông nhàn, một người vì tò mò, vì muốn khám phá bạo dạn bỏ quê. Sau tháng lương đầu tiên sắm ngay cái điện thoại gọi về nhà với giọng hồ hởi vui lắm. Sau người này lại rủ thêm được ba đến năm người nữa theo chân. Sau vài tháng đến kỳ nghỉ phép người nào trở về trên người áo quần ai cũng xúng xính, mùi Comfort thơm nức mũi ngọt ngào, móng tay móng chân sạch sẽ, cổ tay ngón tay đeo chiếc đồng hồ thời trang xinh xinh hoặc chiếc nhẫn vàng Tây bé xíu.
Thích hơn cả là tay ai cũng cầm một chiếc smartphone mới giá bằng nửa tháng lương. Điều đặc biệt nhất là họ đã biết dùng Facebook, Zalo. Mỗi ngày dần qua đi, họ ko còn vui chơi cùng đám bạn như trước nữa, rảnh một chút là họ ôm chiếc điện thoại hý hoáy nhắn tin bằng những dòng chữ mà người đọc sõi phải dịch cả nửa ngày mới hiểu. Thế mà họ vẫn dịch được mới tài, rồi tủm tỉm cười, ánh mắt mơ màng xa xăm.
Và rồi, từng ngày lứa thanh niên rảnh rỗi đi hết, rồi đến lứa thanh niên đã có vợ có chồng cũng rậm rịch đi theo. Họ để một người ở nhà rồi một người đi công ty, người đi công ty đa số là phụ nữ. Mỗi khi được mời dự một bữa cơm chia tay, trong tôi lại dâng lên một nỗi buồn khó tả. Rồi đến một hôm, thành phần tri thức của bản cũng đòi đi. Đầu tiên là cô hội trưởng phụ nữ thôn, rồi đến cô vợ thôn đội trưởng kiêm kế toán mầm non, cuối cùng cả cô vợ của trưởng thôn cũng đi nốt.
Vốn khi cắm bản xây trường tôi thường ở tại luôn nhà một nhà cán bộ thôn để tiện hợp tác công việc và điều động nhân lực. Khi cậu em cán bộ thôn nói với tôi chuyện vợ muốn đi làm kinh tế ở công ty, tôi ko dám nói thẳng nhưng chỉ khuyên hãy suy nghĩ cho kỹ, ngoài kia nhiều điều mới lạ nhưng cũng nhiều cạm bẫy lắm em ạ!
Là thành phần tri thức của bản, lại là vợ của mấy kẻ có tý chức sắc, đương nhiên các cô đều là mấy cô gái có chút hương sắc núi rừng. Mà ngoài kia, đồ rừng đang được ưa chuộng lắm.
Nhưng lời khuyên của tôi ko mạnh bằng sức hút của 10-12 triệu tiền lương mỗi tháng. Ngày ăn bữa cơm chia tay, trong tôi đã dâng lên một dự cảm ko hay.
Trường làm xong đã được 2 năm, ngày khánh thành trường tôi như một người khách quý của cả bản. Dân bản tặng tôi cả những bộ quần áo đẹp nhất của dân tộc mình. Tôi uống say rồi chia tay trong sự lưu luyến của bản làng.
Một thời gian sau tôi nhận được rất nhiều lời mời kết bạn của các chàng trai cô gái nơi bản làng đó trên FB. Những người kết bạn ấy, họ đều đã ra ngoài đi làm công ty và biết dùng facebook. Chúng tôi theo dõi nhau, hỏi thăm nhau, và đôi khi họ xin lời tư vấn của tôi về một công việc hoặc thông báo cho tôi những thay đổi lớn của bản.
Họ kể cho tôi nghe về việc thanh niên ở bản uống rượu nhiều hơn, say nhiều hơn, hay đánh nhau với công nhân làm công trình. Họ kể chuyện những người già giờ ăn cơm cũng đều uống rượu và nói chuyện về những đứa con bỏ quê đi biền biệt. Họ kể về 2 đám tang, một chị thì vào rừng ăn lá ngón vì bị chồng đánh chửi, một ông bố uống rượu say bị chết đột tử. Đấy đều là những tin rất không vui.
Rồi đến một ngày khoảng 3 tháng trước tôi nhận được một cuộc điện thoại của một trong số các cô vợ đang đi làm công ty bên Bắc Ninh hỏi: “Thầy ơi, ở bên Hà Nội có công ty Massage tốt lắm hả thầy? Thầy có thể dẫn em đi được không?”
Tôi bảo ko tốt, nơi đấy không dành cho em.
“Tại sao ạ? Vậy thầy dẫn em đi xem thôi. Thầy dẫn đi thì chẳng sao đâu!”
Không được, nơi đấy thầy cũng ko dám vào. Câu chuyện chấm dứt như vậy.
Bẵng đi thời gian sau, thì được biết tin có bà chị họ cùng quê đã sang dẫn cô gái ấy đi tham quan công ty Massage rồi.
Cách đây 2 tháng, tôi lại nhận được tin không vui nữa đó là cậu em cán bộ thôn bỏ việc thôn bản đi làm công ty cùng vợ. Theo tôi tìm hiểu, cậu em đi chẳng phải vì kiếm thêm tiền mà đi làm để gần vợ và trông vợ. Thấy bảo vợ ít khi gọi điện về như lúc đầu và hết giờ làm lại hay đi chơi.
Ngày hôm nay, đọc trên Facebook thấy một cậu em cán bộ khác của thôn đăng dòng trạng thái, chúc người vợ của mình ra đi tìm được hạnh phúc mới.
Mới hôm qua thôi, vợ của cậu ấy đã thu dọn đồ cá nhân ra đi không một lời nhắn nhủ, chạy theo tiếng gọi tình yêu với một anh phụ xe đường tuyến từ trên bản xuống công ty. Bỏ lại 2 thằng cu con thằng 4 thằng 5 tuổi cho bố nuôi.
Vậy là cái dự cảm ko tốt kia của tôi sau gần 2 năm đã lần lượt trở thành hiện thực. Câu chuyện đời người thì vẫn còn dang dở, nhưng chỉ thấy buồn.
Một câu chuyện có thật về một bản làng đã từng rất bình yên!
Đảo Cò Chi Lăng Nam là danh lam thắng cảnh được xếp hạng Di tích Quốc gia, ở xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Đây được xem là thiên đường của hàng vạn cá thể cò, vạc, chim nước, trong đó nhiều loài quý hiếm, được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
Tôi vẫn luôn tâm niệm rằng, bình yên trong đời tự tâm mà thành, bởi nếu cứ cầu cạnh quá nhiều vào thứ gọi là tình yêu thì chỉ khiến bản thân mãi chấp mê bất ngộ. Tình ái cũng chẳng phải là điều hiển nhiên, có duyên ắt gặp gỡ, không nợ thì sớm muộn cũng đứt gãy mà thôi.
Công an tỉnh Hải Dương mới đây vừa bắt đối tượng Hoàng Văn Trưởng (Trưởng “hàng”, SN 1984, ngụ đường Ngô Quyền, phường Tân Bình, TP Hải Dương) và một số đồng phạm để điều tra một loạt tội danh.
Mượn câu hát của nhạc sĩ Việt Anh “Có bình yên nào không xót xa...” để nói về những ngày tháng “không bao giờ quên”. Trong những này cả nước dường như “được nghỉ”, để làm nhiệm vụ khác “tự giác chống dịch”. Bên cạnh đó, vẫn có những “người hùng” thầm lặng canh sự “bình yên” cho cả nước thực hiện tốt nhiệm vụ trước mắt.
Các lực lượng 363 tại TP Hồ Chí Minh và 911 tại TP Đà Nẵng, 141 tại TP Hà Nội được ví như những “gọng kìm thép” bảo vệ an ninh trật tự tại các đô thị lớn.
Hơn 40 năm, chiến tranh tưởng đã lùi xa. Nhưng vẫn còn đó những hy sinh thầm lặng và máu vẫn đổ cho cuộc sống bình yên. Đó là những người lính canh giữ từng tấc đất phên dậu Tổ quốc, đó là những người lính phi công như cánh hạc trắng về trời… Các anh ra đi đột ngột khi đang làm nhiệm vụ, để lại cho người thân, đồng đội những khoảng trống mênh mông…
Trong 4 triển khai cao điểm xử lý vi phạm đối với lứa tuổi học sinh phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã tổng xử lý 906 trường hợp, phạt tiền ước tính 414,27 triệu đồng, tạm giữ 530 phương tiện.
Bộ Chính trị quy định về việc bảo vệ nhân thân của người thi hành công vụ, đồng thời nghiêm cấm việc lợi dụng người có chức vụ, quyền hạn để trả thù, trù dập.
Vừa qua, Thành ủy và UBND TP Vũng Tàu vừa phối hợp cùng với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức trao thưởng cho các tập thể và cá nhân thuộc Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu Cảng (BPCKC) Bà Rịa – Vũng Tàu đã có những thành tí
Công an tỉnh Bắc Ninh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Quốc Sử (SN 1985, ở phường Phong Khê, TP Bắc Ninh) và Trần Văn Chính (SN 1992, ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) là Phó Giám đốc sản xuất Công ty TNHH Nam Thái Nguyễn
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.