Trong số tất cả các đồng minh của trùm phát xít Đức Hitler, Phần Lan chiếm một vị trí đặc biệt. Cuộc chiến của Phần Lan chống lại Liên Xô kết thúc theo một cách thức khác với các cuộc chiến do Romania, Bulgaria hay Hungary tiến hành. Ba nước sau chịu ảnh hưởng của Liên Xô từ năm 1945 trở đi, còn ở Phần Lan đã không xuất hiện một chế độ XHCN nào thân Liên Xô cả.
Tổng tư lệnh quân đội Phần Lan Carl Gustaf Emil Mannerheim (bên trái) và lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin. Ảnh: Getty Images, Sputnik, Pixabay.
Việc ban lãnh đạo Liên Xô quyết định không tiến quân vào lãnh thổ Phần Lan và chấm dứt chiến tranh với người Phần Lan vào năm 1944 đã đem lại kết quả là Liên Xô rồi nước Nga hiện đại có được một trong những nước láng giềng tốt nhất, thân thiện nhất ở biên giới trong những năm sau này.
Mặt trận Xô-Phần
Phần Lan chưa bao giờ ký Hiệp ước Ba bên (giữa Đức, Italy và Nhật Bản) và không chính thức thuộc về phe Trục (phe phát xít). Người Phần Lan nhấn mạnh rằng họ khi đó đang phát động một cuộc chiến tranh riêng rẽ chống lại Liên Xô, dù cho Phần Lan đang hợp tác với Đức Quốc xã, nhằm khôi phục lại các lãnh thổ mà họ để mất sau Chiến tranh Mùa Đông. Nhưng trên thực tế, cuộc chiến kế tiếp này lại kéo theo việc binh sĩ Phần Lan tiến sâu hơn vào lãnh thổ Liên Xô hơn cả mức lãnh thổ trước đây của Phần Lan.
Đối với Liên Xô, những động thái ngoại giao này của Phần Lan không đóng vai trò gì cả. Đất nước này khi ấy vẫn bị Liên Xô xem là bên xâm lược và là chế độ bù nhìn của Đệ tam Đế chế (tức phát xít Đức). Mặt trận chống Phần Lan được hiểu đơn giản là Mặt trận Liên Xô-Phần Lan trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Vào tháng 6/1941 ước tính liên quân Đức-Phần Lan ở Phần Lan đông tới trên 400.000 người. Dù chiến dịch Barbarossa của Đức được mở vào ngày 22/6/1941, Phần Lan vẫn đợi chờ - họ không tấn công Liên Xô vào thời điểm đó và ngăn người Đức thực hiện điều này từ lãnh thổ Phần Lan.
Tuy nhiên, do quân đội Phần Lan đã vi phạm điều khoản của hiệp ước Moscow 1940 (về chấm dứt Chiến tranh Mùa Đông) bằng việc đổ bộ lên quần đảo Aland phi quân sự hóa và không quân phát xít Đức khởi động sử dụng các sân bay của Phần Lan để ném bom Liên Xô, chiến tranh giữa 2 quốc gia này bắt đầu. Các oanh tạc cơ Liên Xô trút bom xuống Helsinki và những người lính Phần Lan đầu tiên vào ngày 28/6/1941 đã vượt biên giới tiến về thành phố Murmansk của Liên Xô.
Các chiến sĩ Hồng quân. Ảnh: Public Domain.
Trong cuộc tiến công nói trên, quân đội Phần Lan đã chiếm được những vùng lãnh thổ rộng lớn ở ngoại ô Murmansk nằm ở phía bắc Hồ Onega. Vào ngày 31/8/1941, quân Phần Lan vượt qua biên giới Liên Xô-Phần Lan cũ gần thành phố Leningrad (nay là Saint Petersburg). Thành phố đã bị phong tỏa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc bao vây kéo dài khét tiếng.
Vào tháng 7/1941, Tổng tư lệnh quân đội Phần Lan Carl Gustaf Emil Mannerheim lặp lại chính lời của mình trong cuộc Nội chiến Phần Lan (1918): “Tôi sẽ không tra gươm trở lại vỏ cho tới khi nào Phần Lan và Đông Karelia được tự do”.
Ông này hùng hồn nói thêm: “Hỡi anh em binh sĩ! Chiến thắng của các anh em sẽ giải phóng Karelia, chiến công của các anh em sẽ tạo ra một tương lai hạnh phúc và vĩ đại cho Phần Lan”.
Tuy nhiên không phải người Phần Lan nào cũng háo hức tham gia cuộc “giải phóng” này. Có những trường hợp mà những người lính đơn lẻ hoặc toàn bộ đơn vị từ chối vượt qua biên giới cũ giữa Liên Xô và Phần Lan để tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.
Sau bước đột phá ban đầu, đà tiến của quân Phần Lan bị chặn lại và thế trận ở đây được ổn định. Không có thêm chiến dịch nào được tiến hành ở vùng này cho tới năm 1944. Những người lính đã nói đùa về các binh sĩ Liên Xô bảo vệ Leningrad trước quân Phần Lan như sau: “Có 3 đội quân không tham chiến trên thế giới này: Quân Thụy Điển, quân Thổ Nhĩ Kỳ và Tập đoàn quân Xô viết số 23”.
Thất bại của phát xít Đức trong trận chiến Kursk đã khiến cho giới lãnh đạo Phần Lan lo lắng sâu sắc. Khi Hồng quân lần lượt giải phóng các vùng lãnh thổ của mình và tiến sát hơn tới Karelia, người Phần Lan bắt đầu ngoại giao con thoi giữa Berlin và Washington, hoặc để nhận thêm trợ giúp quân sự từ người Đức, hoặc là để yêu cầu phía Mỹ làm trung gian đàm phán hòa bình với Liên Xô (phía Mỹ không tuyên chiến với Phần Lan trong Thế chiến 2).
Liên Xô cân nhắc việc đưa quân vào Phần Lan
Vào mùa hè 1944, Hồng quân Liên Xô đánh bật quân Phần Lan khỏi lãnh thổ Karelia. Tuy nhiên sự kháng cự quyết liệt của Phần Lan và những thắng lợi cục bộ của họ, như trong trận Tali-Ihantala, đã khiến ban lãnh đạo Liên Xô suy nghĩ nghiêm túc về việc liệu có đáng phải tiến sâu hơn nữa vào lãnh thổ Phần Lan hay không.
Sử gia Bair Irincheev cho hay: “Ngày nay không thể biết được lãnh tụ Xô viết Stalin muốn gì. Cả năm 1940 lẫn năm 1944 Stalin đều không cố gắng chiếm toàn bộ Phần Lan. Rốt cuộc đây không phải là hướng chiến lược chính... Liệu có đáng để đánh chiếm toàn bộ Phần Lan, từ Helsinki tới Oulu? Mảnh đất này có diện tích tương đương nước Anh, dân cư đông đúc, với nguy cơ nội chiến...”.
Sử gia Phần Lan Ohto Manninen cho biết: “Ít nhất là trong các tài liệu quân sự, mục tiêu đặt ra không phải là sáp nhập Phần Lan vào Liên Xô. Mục tiêu là bảo đảm Hạm đội Đỏ có đường đi lại tự do từ Vịnh Phần Lan và giúp Hồng quân có thể tiến công sườn quân Đức ở phía Bắc”.
Liên Xô đã tập trung hết sức lực của mình vào mục tiêu chính là đánh chiếm Berlin (thủ đô của Đức Quốc xã) trước người Anh và người Mỹ.
Sử gia Phần Lan Henrik Meinander giải thích: “Phe Đồng minh đã mở một mặt trận thứ 2 chống lại Đức ở Pháp – việc này dọn đường cho một thỏa thuận ngừng bắn giữa Phần Lan, Liên Xô và Anh vào tháng 9/1944”.
Theo sử gia Nga Alexey Komarov thì lãnh tụ Liên Xô “Stalin đã tư duy theo lối thực dụng”. Komarov nói: “Đối với ông ấy (Stalin), việc giữ cho Phần Lan trung lập, ít nhất là trong thời kỳ lịch sử đó, là điều quan trọng... Ban lãnh đạo Liên Xô muốn biến Phần Lan thành một quốc gia tương đối thân thiện với mình – một dạng vùng đệm giữa Liên Xô và phương Tây”.
Vào ngày 19/9/1944, Phần Lan đạt được một thỏa thuận ngừng bắn với Liên Xô và Anh Quốc. Phần Lan nhượng một số vùng thuộc Karelia và Salla cũng như một số đảo nhất định ở Vịnh Phần Lan và Petsamo. Liên Xô được quyền thuê bán đảo Porkkala gần Helsinki làm căn cứ cho hải quân của họ trong 50 năm. Như một cử chỉ thiện chí, Liên Xô đã trao lại bán đảo này cho Phần Lan vào năm 1956.
Liên Xô đã đánh đuổi quân Phần Lan khỏi lãnh thổ của mình nhưng họ quyết định không đẩy vấn đề đi quá xa. Kết quả là, Liên Xô đã có một hàng xóm trung lập và thân thiện, đồng thời là một đối tác kinh tế gần gũi trong các năm tiếp theo./.
Ngày 17 và 18/4, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đảng bộ Lữ đoàn 171 (Vùng 2 Hải quân) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ Lữ đoàn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đại tá Nguyễn Văn Quán, UVTV, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng dự, chỉ đạo Đại hội.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Sáng ngày 8/4, TS. Vũ Hoài Nam, Tổng Biên Tập Báo Pháp luật Việt Nam cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
Đó là một trong những nội dung quan trọng được Thủ tướng Chính phủ nêu rõ trong Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 21/4/2025 về tăng cường triển khai Luật Trật tự, ATGT...
Đề án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã, hợp nhất tỉnh được chính quyền tỉnh Nam Định triển khai linh hoạt, đồng bộ bằng hình thức công khai trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, huyện, thành phố và xã; niêm yết tại trụ sở cấp xã, các điểm sinh hoạt cộn
Thông tin được đưa ra tại hội nghị giao ban công tác quý I/2025 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới do an Chỉ đạo 389 Quốc gia tổ chức chiều ngày 21/4.
“APEC 2027 không chỉ là sự kiện chính trị - ngoại giao trọng đại của quốc gia, mà còn là thời cơ quý giá để Phú Quốc khẳng định vị thế, phát triển đột phá và vươn tầm quốc tế”, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng khẳng định khi làm việc với tỉnh Kiên Giang.
Nguyễn Hồng Nhung và Nguyễn Tá Minh Khang điều khiển xe máy tốc độ cao, vượt đèn đỏ tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu đã đâm chị Nguyễn Hương Quỳnh đang dừng đèn đỏ tử vong.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai năm 2024.
Lực lượng chức năng Công an TP Hà Nội đang tiến hành truy bắt đối tượng bịt mặt, dùng dao bầu cướp tiền tại một chi nhánh ngân hàng đóng trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Lực lượng chức năng Công an TP Hà Nội đã bắt giữ được đối tượng nam thanh niên điều khiển xe máy tông vào một nữ công nhân môi trường khiến người này tử vong.
Lý Mỹ Hằng (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Xương Minh) bị Bộ Công an truy nã về tội In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Phương (Giám đốc Công ty cổ phần Vàng Phú Cường) đang được đưa ra xét xử về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” và “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.
TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Duy Băng 15 năm tù về tội "Mua bán trái phép chất ma túy", 07 năm tù về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy", tổng cộng 22 năm tù giam. Bị cáo Nguyễn Văn Học 07 năm tù về tội "Mua bán trái phép chất ma túy". Bị cáo Đỗ Văn Hồng Em 06 năm tù về tội "Tàng trữ trái phép chất ma túy". Tòa cũng tuyên tịch thu toàn bộ số tiền mà các bị cáo thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.