Dư luận đang vô cùng bức xúc và phẫn nộ trước vụ việc tài xế taxi Vinasun bỏ mặc cô gái đến chết và chàng trai trẻ nguy kịch sau khi gây tai nạn. Nhìn lại đoạn clip tài xế Vinasun tông 2 nạn nhân, một 25 tuổi và một 16 tuổi, chết thảm rồi lạnh lùng bỏ đi, chúng ta không khỏi rùng mình…
Thờ ơ tới lạnh lùng
Cú va tử thần giữa ngã tư đã cướp đi sinh mạng chị Nguyễn Thị Mỹ Tiên, 25 tuổi, quê Bến Tre. Chị mãi mãi không trở về với đứa con bé bỏng gần ba tuổi sau vụ tai nạn giao thông tại giao lộ Tân Hương - Võ Công Tôn, phường Tân Quý, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 3h sáng ngày 25/6.
Khi ấy, đường vắng lắm. Xe máy do Nguyễn Hoàng Long, 16 tuổi chở chị va chạm với chiếc xe taxi hãng Vinasun do Đặng Tấn Phú lái quẹo trái. Cú xe máy húc tạt sườn ô tô khiến họ văng ra với tốc độ kinh hoàng, đập thân thể xuống vỉa hè.
Có thể những con người vô cảm đi qua vào lúc 3h sáng ấy không biết, họ đã bị ghi hình lại, đầy nhức nhối ra sao. Họ, có thể cũng giống những “anh hùng bàn phím”, thường lên mạng chửi bới, lu loa bất cứ chuyện gì theo trào lưu, mà không cần hiểu thực hư ra sao. Trở lại trích xuất, camera ghi hình khoảng 11 phút, đó là chiếc taxi gây tai nạn, 4 ô tô con, 1 xe tải, hơn 40 xe máy, 1 xe đạp với gần 60 người đi qua nơi nạn nhân đang nằm.
Ở khoảng 1 phút 40, có một thanh niên đi xe máy dừng lại nơi tai nạn, rút điện thoại như là báo tin cho ai đó. Người đàn ông đi bộ, mặc quần short đến chỗ xe máy, rồi ông ta đến gần cô gái, giơ tay ra như kiểm tra sống hay chết. Sau đó, quay ra nói chuyện với người đang gọi điện thoại. Tiếp tục có thêm 3 người đi bộ đến, nhưng tất cả đứng nhìn 2 nạn nhân nằm co giật. Khi người thanh niên co giật gượng dậy được thì cả nhóm 5 người bỏ đi.
Khoảng 5 phút cuối clip, hình ảnh nạn nhân nam gượng dậy đi ra hẳn đường nhựa như là cầu xin người cứu giúp, có thể đếm được 2 ô tô con, 1 xe tải, 26 xe máy, có xe máy 2 người, đi qua nơi nạn nhân Nguyễn Thị Kim Tiên nằm bất động, nhưng cũng chẳng ai dừng lại cứu giúp.
Nhà văn Sương Nguyệt Minh bày tỏ: Ám ảnh vô cùng là hình ảnh tài xế taxi lái xe đến gần chỗ nạn nhân, mở cửa ô tô bước xuống đến nhìn một người bất động, một người đang co giật, quan sát đường vắng..., trong khoảng 13 giây, rồi lên ô tô, lái xe bỏ chạy khỏi hiện trường. Mặc, không biết nạn nhân sống chết ra sao, không ra tay cứu giúp, chạy đã!
Chưa biết tài xế Đặng Tấn Phú lái taxi Vinasun lỗi đến đâu, song là người can dự trực tiếp, không cứu được người bị nạn thì trách nhiệm đầu tiên phải gọi cơ quan chức năng đến hiện trường giải quyết và phải đưa nạn nhân đi cấp cứu. Anh ta đã không làm nổi việc đó, mặc kệ người nữ nằm bất động, người nam co giật, tính mạng nguy kịch như “trứng treo đầu đẳng”, rồi bỏ đi là hành vi đáng phẫn nộ, lên án.
Còn chàng trai trẻ Nguyễn Hoàng Long chở chị Tiên nữa, có vô can? Theo luật, người đến tuổi 16 tuổi thì được lái xe máy dung tích xilanh dưới 50cm3. Nguyễn Hoàng Long đã đủ ngày tháng tròn 16 tuổi chưa? Và cái xe máy ấy dung tích bao nhiêu phân khối? Nếu chàng ta làm chủ tốc độ, thì người phụ nữ trẻ ấy có đáng phải chết không?
Đứa bé gần ba tuổi thơ ngây có đáng mồ côi mẹ, bơ vơ, ngơ ngác trên đời vì mất mẹ không? Một vụ tai nạn thảm khốc đặt trong không gian vô cảm của người đời có biết bao nhiêu câu hỏi. Câu hỏi nào cũng nhức nhối, buốt giá và đau lòng!
Không thể biện minh: “Được vạ thì má đã sưng”
Đành rằng, trên đường vẫn có những hiệp sỹ đường phố, những con người thiện tâm không làm ngơ, vô cảm trước tai họa của người dưng: Họ nhanh chóng bắt taxi, đưa bệnh nhân đến viện, nhân viên y tế không cho về, bắt đóng viện phí, giữ ở lại làm các thủ tục vào viện, phục vụ người bị thương... như người nhà mình. Cứu giúp nạn nhân, có khi máu tươi dây sang cả tay chân, thân thể mình.
Người nhà nạn nhân nhìn người thân của mình bị thương thê thảm quá, “xót người tiếc của”, chẳng biết đầu cua tai nheo ra sao... chửi bới, lăng mạ, rồi đánh liền. Lấy oán trả ân người vừa cứu sống người nhà mình. “Chờ được vạ, má sưng”, hay giải thích, chứng minh được lòng tốt của mình thì có khi chân gãy, răng long.
Thậm chí như trường hợp đang được đưa lại trên truyền thông về việc anh Duyên đưa mẹ con cháu bé 3 tuổi bị tai nạn vào viện, nhưng đã bị người nhà tới hành hung đến chết. Sự việc xảy ra từ năm 2013, sau thời gian điều tra và khởi tố, 2 đối tượng là Lê Văn Huỳnh, SN 1986, quê tỉnh Sóc Trăng và Nguyễn Thành Lợi, SN 1995, ngụ quận Bình Tân đã bị TAND TP.HCM tuyên phạt án 20 năm tù và 12 năm tù vì tội Giết người vào tháng 9/2014.
Theo đó, sau khi va chạm với một cháu bé 3 tuổi chạy từ vỉa hè ra, anh Duyên đã đưa nạn nhân đi cấp cứu. Lúc đang đợi thanh toán viện phí, anh bị nhóm thanh niên đánh chết ngay tại Bệnh viện Triều An. Nhóm thanh niên đánh anh Duyên tử vong tự xưng là người nhà của cháu bé. Mặc dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Triều An chuyển thẳng lên thẳng Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu, nhưng anh Duyên đã tử vong vào ngày 25/6/2013.
Đành rằng, có rất nhiều tai họa khó lường, làm ơn mắc oán, nhưng con số đó chỉ là cá biệt. Điều đáng nói, sự vô cảm đã dẫn con người tới sự lạnh lùng đáng sợ… Khi mà xã hội chưa đủ văn minh, nhiều giá trị xã hội bị đảo lộn, cái ảo, giả dối lên ngôi, còn sự thật, sự tử tế bị nghi ngờ. Bệnh vô cảm rất gần với lòng tham, tội ác, trong khi chúng ta chưa xây dựng được hệ giá trị, luật pháp phải đi trước một bước, phải là công cụ điều chỉnh hành vi của con người.
Ở góc độ khác, cũng có ý kiến cho rằng, phần lớn các trường hợp cấp cứu ngoại viện là do người thân người bệnh, người dân, thậm chí một vài dịch vụ y tế cả công và tư đảm nhận vì không hiểu biết và không thể sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước bệnh viện hoặc cấp cứu ngoại viện một cách nhanh chóng.
Do vậy, khi người bệnh được đưa tới bệnh viện đã ở trong tình trạng rất nặng nề, thậm chí đã tử vong vì không được cấp cứu, không được sơ cứu đúng cách. Từ một vài lý do trên chúng ta có thể thấy người dân, người tham gia giao thông sẽ gặp khó như thế nào trong việc giúp đỡ một trường hợp tai nạn trên đường. Nếu họ hiểu biết, nếu họ được đào tạo thì chắc chắn họ sẽ ra tay sơ cứu cho người bệnh mà không hề sợ hãi.
Nếu các dịch vụ chăm sóc trước bệnh viện hoặc cấp cứu ngoại viện thực sự tiện lợi, có chất lượng và đáp ứng nhanh nhu cầu cấp cứu ngoại viện trong cộng đồng thì không ai có thể từ chối liên hệ, không ai có thể không kiên nhẫn chờ đợi dịch vụ chăm sóc trước bệnh viện hoặc dịch vụ cấp ngoại viện tới giúp.
Quay lại người mẹ trẻ ra đi đau xót, trong số mấy chục người qua lại, nếu có tình người, không thiếu gì cách giúp người bị tai nạn. Chẳng có chuyên môn y tế làm cấp cứu tại chỗ được, không đưa nạn nhân đi viện cấp cứu được, thì cũng chỉ cần một cú điện thoại đầu tiên cho cấp cứu 115 và sau đó thêm một cú điện thoại nữa cho cảnh sát giao thông.
Theo khoản 3, điều 11 Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ thì “cá nhân hoặc tổ chức không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu, thì có thể bị xử phạt hành chính từ 500. 000 - 2 000 000 đồng”. Theo Điều 132 bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), về tội “Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên thực tế, luật pháp Việt Nam quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 38 Luật Giao thông đường bộ: khi gây ra tai nạn thì “Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất”.
Mức phạt đối với người lái xe trong trường hợp này là 4-6 triệu đồng theo quy định tại Khoản 6 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Như vậy, nếu chiếu theo quy định trên, lái xe gây tai nạn có thể rời khỏi hiện trường để đảm bảo tính mạng. Lợi dụng kẽ hở này của pháp luật, một số lái xe bỏ mặc nạn nhân nằm trên đường mà không cứu giúp. Đây được xem là hành vi vô cảm, xuống cấp trong đạo đức.
Vì vậy, nhiều người lên tiếng bày tỏ, các nhà lập pháp cần sớm sửa luật để có thể xử lí nghiêm những tài xế gây tai nạn rồi bỏ trốn, bỏ mặc nạn nhân không cứu. Như thế, nạn nhân trong vụ tai nạn sẽ có cơ hội sống cao hơn, chứ không phải bị bỏ rơi đến chết tới nghẹn lòng đến vậy…
Chỉ trong thời gian ngắn, dư luận liên tục dậy sóng trước những vụ việc trẻ nhỏ bị hiếp dâm, giở trò đồi bại. Càng phẫn nộ hơn khi "yêu râu xanh" lại chính là hàng xóm, họ hàng thân thiết của nạn nhân.
Suốt những ngày làm việc đầu tiên phiên xử 21 đối tượng sai phạm trong mua, bán nhà, đất công ở Đà Nẵng; những “lập luận” của cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh khiến dư luận đi hết từ ấm ức này đến ấm ức khác.
Vụ việc 3 em nhỏ chết đuối thương tâm do sai phạm của Trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp khiến dư luận phẫn nộ. Chủ tịch tỉnh Bắc Giang đã liên tiếp có công văn yêu cầu làm rõ. Hiện cơ quan CSĐT Công an huyện Lạng Giang đang được giao nhiệm vụ điều tra sự việc. Vậy đến bao giờ cơ quan này phải có câu trả lời minh bạch trước dư luận?
Trước tình hình Covid-19 diễn ra phức tạp, thực trạng những người từ cố tình chống đối đến, trì hoãn việc đi cách ly tới “đánh tráo” người để trốn cách ly tập trung làm tăng khả năng lây lan dịch bệnh gây bức xúc.
Đánh (tát, bạt tai, dùng thước vụt,...) trẻ em lớp 2 (8 tuổi) thì hành động này có thể coi là tàn nhẫn chứ không còn là cách xử phạt thông thường nữa, dư luận phẫn nộ là điều dễ hiểu.
Đánh (tát, bạt tai, dùng thước vụt,...) trẻ em lớp 2 (8 tuổi) thì hành động này có thể coi là tàn nhẫn chứ không còn là cách xử phạt thông thường nữa, dư luận phẫn nộ là điều dễ hiểu.
Ngày 9/1, theo Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Đồng Nai, đơn vị này vừa kịp thời ngăn chặn việc phát tán video cắt ghép hình ảnh nhạy cảm của một nữ sinh trên không gian mạng.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.
Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra đã chủ trì, phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Phòng Cảnh sát Cơ động đồng loạt ra quân kiểm nhiều tụ điểm có dấu hiệu “nuôi nhốt” gái mại dâm.
Khi đến tiệm vàng, Việt dùng bình xịt hơi cay và búa tấn công chủ tiệm vàng gây thương tích ở vùng đầu. Sau đó, đối tượng dùng búa đập bể kính tủ chứa vàng và lấy đi một số vàng rồi bỏ trốn.
Trần Minh Hải giấu số ma túy nhặt được ở bờ biển Đà Nẵng để chờ ra tù tìm cách bán. Tuy nhiên, anh ta chưa kịp tiêu thụ số "hàng" trên thì bị công an bắt giữ.
Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận từ tháng 7/2023 đến khi bị bắt, bọn chúng đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hàng trăm bị hại trên phạm vi cả nước với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng.
Theo cơ quan công an, từ năm 2023 đến khi bị bắt, các đối tượng đã mua bán thông tin tài khoản ngân hàng trái phép của hàng nghìn người trên địa bàn huyện Thạch Thành và các tỉnh thành trên cả nước, sau đó bán lại cho các đối tượng khác để thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.