Du lịch Việt Nam hiện nay dường như đang tập trung nhiều hơn vào việc phát triển các phố cổ nhưng quên lãng sự phát triển của những làng cổ. Đáng nói, trong hệ thống di sản Việt Nam, các làng cổ, nhà cổ cũng là phần cốt lõi cần được bảo tồn trong sự phát triển du lịch cộng đồng nông thôn.
Nhiều làng cổ đang mất dần
Không chỉ Hà Nội nổi tiếng với những di tích làng cổ, những bờ tường đá ong hay lối nhà 3 gian đặc trưng, với tỷ lệ dân nông thôn 65% (thống kê năm 2019), trên khắp Việt Nam hầu hết đều có những giá trị cổ xưa của di tích làng xã. Tuy nhiên, diện tích các làng cổ hiện nay đang bị thu hẹp dần.
Dù nhiều vùng làng cổ có phát triển 1 phần nhỏ cho du lịch cộng đồng nhưng sự pha trộn các yếu tố hiện đại phần nào làm mất đi nét bình dị vốn có của làng cổ, nhà cổ. Giá trị “cổ” – yếu tố cốt lõi đang bị “bức tử” trong sự phát triển hiện đại.
Chẳng hạn, tại làng cổ Cự Đà, lối kiến trúc đậm chất nông thôn Bắc Bộ với những nếp nhà gỗ, gạch lát nghiêng... Nhưng tại vùng này hiện nay, hình ảnh “cây đa, mái đình, bến nước” lại khuất lấp sau những dãy nhà cao tầng.
Mặt khác, phần du lịch ở các vùng làng cổ này chưa nổi bật, chưa được xây dựng thành điểm đến lý tưởng cho du lịch cộng đồng, dù tiềm năng của làng còn nguyên sơ nhưng chưa kịp khai thác thì làng lại đối mặt với những vấn đề mai một. Nhiều định hướng phát triển du lịch cộng đồng nông thôn được đưa ra nhưng chủ yếu hướng về các làng nghề, chưa chú ý nhiều đến kiến trúc cổ của các làng.
Ngay tại Đường Lâm (Hà Nội), dù nổi tiếng là ngôi làng cổ đẹp nhất tại thủ đô, nhưng phát triển du lịch tại đây vẫn cho thấy sự thiếu hiệu quả, kém bền vững. Khách du lịch ngày càng ít, nhiều người không chọn đây là điểm để quay trở lại bởi ở đây mới có “tham quan” mà chưa có “vui chơi”.
Cùng với đó, trong hệ thống di tích làng cổ còn có quần thể đình, chùa cổ. Hiện nay, chỉ có một số địa điểm được quy hoạch để phát triển du lịch. Hầu hết những đền thờ Thành hoàng làng, đình xưa... chỉ được người dân trong làng biết và gìn giữ, hoạt động du lịch hiếm có. Tại Hưng Yên, làng Nôm có thể xem là một trong những địa điểm có quần thể kiến trúc làng cổ, đình cổ với dấu tích Phố Hiến xưa, chùa Nôm… khá đặc sắc, lưu giữ những nét bình yên, giản dị của vùng nông thôn Bắc Bộ. Tuy nhiên, các di tích này hiện nay cũng đều “im lìm” giữa vùng thôn quê.
Sự thu hẹp dần của các làng cổ một phần bởi yếu tố con người đang dần rời xa những nếp sống làng, xã nông thôn. Nhiều người trẻ “bỏ làng ra phố”, vì vậy tương lai, các làng có lẽ sẽ chỉ còn người già sinh sống. Đây cũng là nguyên nhân khiến các làng cổ thiếu đi sự năng động hay sự phát triển của các hoạt động dịch vụ bổ trợ du lịch…Các làng cổ mất dần cũng đồng nghĩa với việc tài nguyên cho phát triển du lịch cộng đồng cũng thu hẹp lại.
Bài học bảo tồn làng cổ
Làng cổ cùng những nếp nhà nông thôn xưa là một phần cốt lõi trong những giá trị di tích cần bảo tồn và phát triển cho hoạt động du lịch.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và giao Bộ VH-TT&DL chủ trì thực hiện. Quy hoạch nhằm phát triển du lịch bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, bảo đảm hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên văn hóa để xây dựng sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc dân tộc; giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh quốc phòng.
Vì vậy, đưa yếu tố bảo tồn các làng cổ tại Việt Nam quy hoạch thành vùng du lịch mang đậm đà bản sắc sẽ làm nhiệm vụ mà cần quan tâm trong thời gian tới, không để lãng phí nguồn tài nguyên này.
Nói về bài học bảo tồn làng cổ cho phát triển du lịch, nhìn từ nền văn hoá Trung Hoa ngay cạnh, có thể thấy quốc gia lớn này làm rất tốt trong việc bảo tồn các giá trị làng cổ cho du lịch. Nổi bật trong các di sản làng cổ tại đây có thể kể đến: làng cổ Hoành Thôn ở huyện Y, tỉnh An Huy có diện mạo truyền thống được bảo tồn nguyên vẹn, các nhà cổ trường phái kiến trúc An Huy tinh xảo và nội hàm văn hóa lịch sử phong phú đa dạng. Thị trấn Daxu, phố cổ Phượng Hoàng hay Nam Kinh,…đều là những điểm du lịch làng cổ rất nổi tiếng tại quốc gia này.
Tại Anh, hình ảnh các làng cổ cũng rất phổ biến trên điện ảnh, đưa cuộc sống vùng nông thôn gần gũi hơn với công chúng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Nhiều du khách rất hào hứng với trải nghiệm trong những ngôi làng bước ra từ truyện cổ tích, những hoạt động đồng quê đặc trưng của vùng Tây Âu.
Dù việc khôi phục nếp sinh hoạt cũng như những kiến trúc cổ xưa còn nhiều khó khăn, một phần liên quan đến chi phí tốn kém (cứ 60 năm sẽ phải đại tu một lần đối với công trình nhà gỗ) hoặc vận động người dân không đập phá, xây mới, bù lại, tiềm năng để phát triển du lịch cũng rất lớn. Những hiệu quả như tạo việc làm cho người dân bản địa, bảo tồn bền vững giá trị văn hoá… là điều mà những mô hình làng cổ du lịch trên thế giới đã làm được.
Các di sản văn hóa không chỉ là tài sản quý báu, phản ánh đậm nét bản sắc văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam, mà còn có giá trị toàn cầu. Do đó, Bộ Ngoại giao đang triển khai nhiều biện pháp nhằm quảng bá các di sản để vừa giúp phát huy được “sức mạnh mềm”, nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước ta trên trường quốc tế, vừa đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội.
Bẩm sinh chỉ có một thận, lại có bướu thận phát triển trên thận độc nhất, ông B.X.B (51 tuổi, Bến Tre) đã được các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân điều trị bằng phương pháp cắt bướu bảo tồn thận.
Chuông đồng vừa được phát hiện tại Yên Bái có chiều cao 0,60m; đường kính đáy 31,5cm, cân nặng 29kg, được xác định có niên đại năm thứ 10 thời vua Tự Đức.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.