"Ngày 17/12/1999 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chỉ định ngày 25/11 hàng năm là ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Theo đó, Liên hợp quốc đã kêu gọi các chính phủ quốc tế, tổ chức phi chính quốc tế tổ chức các hoat động để nâng cao ý thức của con người về tình trạng bạo lực tình dục".
|
Ảnh minh họa (Nguồn: internet) |
Đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội Nguyễn Trọng Đàm tại "Chương trình diễn đàn chính sách thực trạng và giải pháp phòng ngừa, ứng phó bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái" do Bộ Lao động thương binh và xã hội phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 25/11.
Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái hiện vẫn còn rất phổ biến, diễn ra trong mọi xã hội không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ công bố năm 2010 cho thấy, 34% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục.
58% phụ nữ chịu ít nhất một trong ba dạng bạo lực về thể xác, tình dục hoặc tinh thần ít nhất một lần trong đời.
Và các chi phí, hậu quả của bạo lực đối với phụ nữ bị ảnh hưởng qua nhiều thế hệ.
Bà Ritsu Nacken, Quyền trưởng Đại diện quỹ dân số Liên Hợp quốc tại Việt Nam cho biết: "Ngày Quốc ế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ là ngày cần được quan tâm, hơn nữa chủ đề bạo lực tình dục thường được coi là quá nhạy cảm để thảo luận công khai vì còn quá nhiều định kiến đối với các nạn nhân của bạo lực tình dục.
Đặc biệt bạo lực đối với trẻ em gái là bạo lực nhân quyền, tại VN cam kết tiếp tục hỗ trợ chính phủ, tất cả chúng ta hãy hành động để không có phụ nữ bị bạo lực và được bảo vệ nhân quyền.
Trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn chú trọng thực thi các giải pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Việc bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền của phụ nữ và thực thi bình đẳng giới đã được khẳng định trong Hiến pháp, hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Diễn đàn này sẽ là cơ hội để các chuyên gia cùng trao đổi, chia sẻ về những thông tin, kết quả, bài học hay liên quan đến phòng ngừa và ứng phó bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái ở cả góc độ trong nước và quốc tế.