Hiện Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội đang được Chính phủ khẩn trương xây dựng, có thể sẽ trình Quốc hội xem xét tại phiên họp chuyên đề dự kiến tổ chức vào cuối năm nay hoặc đầu tháng 1 tới.
Gói hỗ trợ kích thích kinh tế là vấn đề được nhiều đại biểu, cử tri quan tâm hiện nay.
Quốc hội chưa nhận được Chương trình phục hồi kinh tế
Sau 16 ngày làm việc, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV khép lại, hoàn thành các chương trình đề ra.
Chia sẻ với báo chí ngày 13/11, bà Đoàn Thị Thanh Mai - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cho biết hiện Quốc hội chưa nhận được Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ trình sang.
Tuy nhiên bà Mai cho rằng, Chương trình tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế xã hội phải gắn với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 5 năm tới (2021 - 2025); đồng thời có lộ trình phù hợp trên cơ sở đánh giá toàn diện những tác động của đại dịch Covid -19, các xu hướng đầu tư kinh doanh sau đại dịch…
Hiện Chương trình này đang được khẩn trương xây dựng. Bà Mai cho biết, nếu kịp sẽ trình Quốc hội xem xét tại phiên họp chuyên đề dự kiến tổ chức vào cuối năm nay hoặc đầu tháng 1 năm tới.
Về nội dung ưu tiên, bà Mai cho rằng, cần tập trung bố trí nguồn lực, có kế hoạch cụ thể để nâng cao năng lực của hệ thống y tế, đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch; thực hiện hiệu quả chiến lược vaccine.
Đồng thời cần tính toán quy mô hỗ trợ tương ứng với mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; có phương án huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực, bảo đảm khả thi, hỗ trợ cả về phía cung và cầu của nền kinh tế, có trọng tâm, trọng điểm…
Ông Bùi Văn Cường - Tổng thư ký Quốc hội - cho biết thêm, tại phiên họp thứ 3, 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất sẽ có kỳ họp chuyên đề. "Chúng tôi đã đề nghị Chính phủ chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ, tài liệu để trình theo đúng quy trình, quy định", ông nói.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, nếu Chính phủ trình hồ sơ, tài liệu đúng quy định, bảo đảm chất lượng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo Quốc hội tổ chức phiên họp chuyên đề để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Ông Cường nói rõ thêm, nếu 6 tháng mới họp một lần thì Quốc hội không quyết định được nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền, làm chậm sự phát triển của đất nước.
Nhấn mạnh đây "là sự linh hoạt của Quốc hội" bởi theo ông Cường, nếu 6 tháng mới họp một lần, nhiều vấn đề cần giải quyết theo thẩm quyền Quốc hội sẽ bị chậm trễ.
Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế phải kịp thời, hiệu quả
Đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ đang huy động mọi nguồn lực, xây dựng dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô đủ lớn để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, nhất là ở các lĩnh vực quan trọng bị ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19.
"Phương châm là hỗ trợ đúng, kịp thời, khả thi, hiệu quả, gắn kết hài hòa giữa cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ về cơ chế, chính sách và hỗ trợ về nguồn lực tài chính; bảo đảm nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát", Thủ tướng nói.
Tham gia trả lời chất vấn liên quan đến gói hỗ trợ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng khẳng định ủng hộ các gói kích cầu để phát triển kinh tế nhưng phải hiệu quả để tăng thu ngân sách, giữ được bội chi ngân sách.
Theo Bộ trưởng Tài chính, thực hiện gói kích cầu, nếu chúng ta bỏ ra mỗi năm 20 nghìn tỷ đồng, 2 năm là 40 nghìn tỷ đồng, theo tính toán sẽ có khoảng 1 triệu tỷ đồng bỏ vào nền kinh tế.
Mức này không làm tăng nợ công, bội chi vì nguồn này lấy từ nguồn chưa phân bổ. Ngoài ra, một số gói nữa mà Bộ này tính toán như: phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái, trái phiếu bằng ngoại tệ... để huy động tiền trong dân. Số tiền huy động dự kiến 180.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên điều Bộ trưởng hết sức băn khoăn, khi có tiền rồi thì tiền này, nền kinh tế có hấp thụ được không? Nếu hấp thụ thì ở những lĩnh vực nào? Tiền này chỉ ném vào kinh tế khi các đầu tư công để dẫn dắt đầu tư phải được chuẩn bị.
"Rõ ràng chúng ta phải chuẩn bị mới tiêu được tiền ở các gói kích cầu. Nếu chưa chuẩn bị phải chuẩn bị nhanh. Có vậy mới tiêu tiền được các gói kích cầu", Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh.
Theo đề nghị của Cục An toàn thực phẩm, Sở Y tế Quảng Ninh vừa ban hành văn bản về việc thu hồi sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Kiên Giang long trọng khai mạc ngày hội Du lịch, Ẩm thực Phú Quốc năm 2025. Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và hướng tới chuẩn bị sự kiện phục vụ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á
Theo Ban Chỉ đạo về chống khai thác IUU tỉnh Kiên Giang, từ ngày 01/01/2023 đến 15/4/2025, Cảnh sát biển 4, Hải đoàn 28, Kiểm ngư Vùng 5, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Chỉ huy Bội đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã phối hợp tuần tra, kiểm soá
Tính đến 15 giờ ngày 28/4, toàn hệ thống Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã cơ bản hoàn thành chi trả đối với 3,41 triệu người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, bảo đảm nhanh gọn, thuận lợi, an toàn, đúng quy định.
Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 30/4/2025 là 128.512,9 tỷ đồng, đạt 14,32% kế hoạch, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Sáng 28/4/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang thi hành các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với 02 bị can: Trần Phú Hào - nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.