Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Bản tin Quốc tế Plus số 5: Phong tục đón năm mới tại các quốc gia trên thế giới

Video
30/01/2017 06:00
Mỹ Linh - Trần Tiến
aa
Lễ hội mùa xuân tại Singapore, cúng tế nữ thần biển tại Brazil, mừng năm mới ở nghĩa trang... là những nội dung chính có trong bản tin.


Tết cổ truyền tại Trung Quốc

Tết cổ truyền ở Trung Quốc là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Bắt đầu từ 8/12 âm lịch mọi người dân kéo nhau về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình.

Cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành. Người ta viết lên giấy đỏ những lời cầu chúc rồi dán lên cửa, cắt giấy hoa văn thể hiện niềm hy vọng, rồi dán lên cửa sổ, làm một thứ "bánh gói" - ngụ ý gói những điều chúc phúc ở trong đó. Trước ngày Tết, người Trung Quốc cũng làm vệ sinh nhà cửa để “xả xui”.

Ngày Tết, người Trung Quốc cũng có thói quen quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên.

Mỗi năm trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm.

Giống như Tết của người Việt Nam trên bàn thường có khay bánh kẹo đón khách vào ngày Tết, người Trung Quốc cũng có một khay tròn 8 ngăn, hoặc 6 ngăn để sắp xếp bánh kẹo theo vòng tròn, được gọi là “khay sum họp”.

Mỗi loại bánh, mứt, kẹo có trong khay hàm chứa một ý nghĩa riêng: Kẹo: khởi đầu năm mới ngọt ngào; Hạt dưa đỏ: niềm vui, hạnh phúc, sự chân thành; Vải sấy khô: quan hệ gia đình bền chặt; Quả kim quất: thịnh vượng; Mứt dừa: sự gắn bó; Đậu phộng: sống lâu; Long nhãn: sinh nhiều con trai; Hạt sen: con cháu đầy đàn…

Người Trung Quốc còn có phong tục mang theo một túi cam quýt có bỏ kèm những phong lì xì mừng tuổi khi đến chơi nhà bạn bè, người thân trong hai tuần đầu năm mới.

Năm mới 2017 được gọi là năm con gà. Với người Trung Quốc, con gà, đặc biệt là gà trống là con vật nuôi được thuần hóa từ lâu trong lịch sử, gắn bó với cuộc sống con người.

Từ thời cổ đại, gà trống đã trở thành loài vật linh thiêng trong nhiều hệ thống tín ngưỡng và thờ cúng với tư cách là lễ vật.

Trong 12 con giáp, gà trống được cho là loài có 5 đức lớn: Một là: đầu có mào như đội mũ, thân có màu lông đẹp như quần áo, gọn gàng đó là Văn; Hai là: chân cứng, có cựa nhọn để làm vũ khí, ấy là Võ; Ba là: thấy đối thủ là xông vào, ấy là Dũng; Bốn là: tìm thấy thức ăn liền gọi đồng loại, đó là Nhân; Năm là: đúng giờ, đúng canh liền cất tiếng gáy, ấy là Tín.

Trong đó, gà lấy đức Tín làm đầu. Bất kể mùa đông hay hè, ngày nắng hay ngày mưa đều gáy đúng giờ, đúng canh.

Người Trung Quốc tin rằng, gà trống sẽ ngăn cản được năng lượng xấu và những xung đột nên họ hay bày tượng loài vật này trong nhà.

Canh bánh gạo, món ăn truyền thống trong dịp năm mới tại Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, năm mới chính thức bắt đầu từ ngày 1/1 Âm lịch. Nhưng từ những ngày cuối năm âm, không khí Tết đã tràn ngập khắp các ngả đường và trong mỗi gia đình.

Ngày 30 Tết, các gia đình Hàn Quốc cũng dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Buổi tối trước Giao thừa, người Hàn Quốc thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần; mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc những bộ quần áo đẹp nhất để cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên.

Đêm Giao thừa, người Hàn Quốc đốt các thanh tre trong nhà để xua đuổi tà ma. Người Hàn Quốc quan niệm đêm Giao thừa không ai ngủ vì nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.

Mâm cỗ cúng đêm Giao thừa của người Hàn Quốc thường có tới hơn 20 món, trong đó không thể thiếu món ttok-kuk (một loại phở nước được chế từ bò hay gà) và món cay kim chi.

Người Hàn cho rằng, ngày Tết ăn ttok-kuk có nghĩa là “ăn” một năm khác. Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc không thể trọn vẹn nếu thiếu món canh bánh gạo (tteokguk) - món canh mang ý nghĩa đem lại nhiều may mắn trong tương lai. Canh được làm bằng cách nấu nhiều lát bánh gạo.

Ngoài ra còn có các món khác như cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau, hồng khô và các loại bánh cổ truyền.

Sáng mùng 1 Tết, người Hàn có phong tục tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo cổ truyền, uống gui balli sool, một loại rượu bổ làm cho thính giác tinh nhạy, sau đó tiến hành nghi lễ cúng Tổ tiên gọi là Chesa do trưởng nam trong gia đình đứng ra làm lễ.

Đồ cúng cùng với rượu gạo được bày trên mặt bàn giữa nhà. Trên đó cũng đặt các bài vị tổ tiên viết trên giấy sớ sẽ đốt đi sau khi cúng. Chủ gia đình thắp hương, khấn mời Tổ tiên, cả nhà cùng bái lạy làm lễ.

Sau lễ Chesa là lễ Seba, con cháu bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc may mắn. Ông bà, cha mẹ sẽ thưởng tiền hoặc vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó tuỳ thuộc vào tuổi, vị trí của người con cháu trong gia đình cũng như điều kiện, hoàn cảnh của gia đình đó. Sau đó, cả nhà cùng quây quần thụ lộc những đồ ăn vừa cúng Tổ tiên.

Tiếp đến, đi chúc tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ Tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh, hoặc tới chùa.

Ngày Tết, trước cửa nhà người Hàn Quốc không thể thiếu một cái xẻng bằng rơm (gọi là Bok jo ri) với ý nghĩa hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, nhận được phúc lộc quanh năm. Trước đây, ở Hàn Quốc còn có người đi bán rong “Bok jo ri” vào sáng mùng 1.

Họ được coi là người đem lại sự may mắn cho năm mới. Ai gọi được người bán hàng rong “Bok jo ri” vào nhà càng sớm thì sẽ được nhiều lộc. Ngày nay, không còn những người bán hàng rong như thế nữa. “Bok jo ri” được mua ở cửa hàng từ trước Tết.

Lễ hội mùa xuân tại Singapore

Người Singapore rất coi trọng việc vui đón Tết Nguyên đán âm lịch cổ truyền. Diễn ra cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.

Lễ hội hoa đăng là hoạt động đầu tiên của tháng các hoạt động Lễ hội Chunjie,diễn ra ở khu Chinatown - trung tâm của Lễ hội Tết Âm lịch ở Singapore.

Đêm Hoa đăng được khai mạc vào thời điểm cụ thể khác nhau tuỳ theo mỗi năm nhưng thường ngoài trung tuần tháng 1 dương lịch và trước ngày mồng 1 Tết Âm lịch khoảng 15-20 ngày với hình ảnh trang trí ứng với các con vật tượng trưng cho năm đó theo quy luật lần lượt 12 con giáp.

Vào dịp này, người dân Singapore đi du xuân với nhiều hoạt động khác nhau như đến các đền chùa để lễ thần phật xin lộc đầu năm và cả năm mới, hoặc vãn cảnh ở các vườn hoa, công viên, khu di tích, danh thắng văn hóa, hoặc các khu vui chơi giải trí trong cả nước…

Lễ hội Singapore River Hongbao trở thành sự kiện văn hóa thường niên trong Lễ hội mùa xuân ở Singapore bắt đầu từ năm 1987.

Sự kiện này thường được tổ chức tại Công viên Esplanade lộng lẫy với một chuỗi những hoạt động giải trí dành cho trẻ em, người lớn và cả người già, tạo nên một sân chơi lí tưởng cho cả gia đình.

Mọi người, nhất là các du khách nước ngoài sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về văn hóa Trung Hoa thông qua các gian trưng bày và hoạt động biểu diễn, bao gồm khu trưng bày những bức tượng khổng lồ của các thần thoại Trung Hoa như Thần Tài và 12 Con Giáp cũng như chương trình biểu diễn hàng đêm của các nghệ sỹ đến từ Tây Tạng và các tiết mục biểu diễn pháo hoa đặc sắc trên Vịnh Marina.

Bên cạnh đó, sẽ có những buổi trình diễn ẩm thực các món ăn truyền thống, cuộc thi viết thư pháp và những trò chơi vui nhộn hứa hẹn mang đến những khoảnh khắc ấn tượng cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

Lễ hội Đường phố Chingay ở Singapore thường bắt đầu diễn ra từ ngày thứ Bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực Vịnh Marina và kết thúc vào ngày rằm tháng Giêng cũng là kết thúc tết.

Hoạt động này thu hút hàng ngàn du khách và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố. Tên gọi Chingay theo tiếng Hoa có nghĩa là "nghệ thuật trang phục và hoá trang".

Đây là hoạt động độc đáo để người dân Singapore vừa vui chơi, vừa thắt chặt tình đoàn kết giữa các sắc tộc trong nước và với các cộng đồng dân tộc trên toàn thế giới.

Trong suốt 15 ngày từ đêm Giao thừa cho đến hết ngày 15 tháng Giêng, trên đất nước Singapore đâu đâu cũng diễn ra các hoạt động vui xuân, là dịp để người ta đi thăm họ hàng, bạn bè và đãi tiệc nhau.

Cha mẹ và những người thân đã lập gia đình sẽ gửi tặng “hong baos” (tiền lì xì đựng trong bao đỏ) cho những người thân chưa lập gia đình là biểu thị một cách cầu chúc may mắn cho họ.

Không khí năm mới tràn ngập Quảng trường Thời Đại, Mỹ

Là một quốc gia có nhiều sắc tộc nhưng phần đông là những người nhập cư, nên năm mới ở Mỹ có rất nhiều sắc thái văn hóa rất khác nhau. Nhưng họ lại có một đặc điểm chung là trong đêm giao thừa những người dân ở Mỹ thường đổ ra đường và nhảy múa suốt đêm để đón chào một năm mới, khắp các tuyến đường chật người với tiếng cười đùa, còi sáo vang rộn và đủ màu sắc dưới ánh đèn và hoa giấy.

Vào đêm 31/12 hàng năm hàng ngàn người Mỹ tập trung ở Quảng trường Thời Đại. Họ đứng sát bên nhau cùng đón chờ đợi đón chào khoảnh khắc đầu tiên của năm mới.

Khi mọi người cùng hô to đến giây cuối cùng cũng là lúc một quả cầu thuỷ tinh đẹp lung linh chứa hàng ngàn mảnh thuỷ tinh tượng trưng cho những vì sao đang sáng xuyên qua bóng đêm của năm cũ và đang từ từ dơi xuống, lúc quả cầu chạm đất là thời khắc mọi người cùng hô vang lời chúc mừng năm mới "Happy New Year!" họ đồng thanh cất lên những giai điệu tuyệt vời của bài hát truyền thống "Auld Lang Syne" và tung những mảnh giấy nhiều màu sắc lên trời.

Tây Ban Nha: Ăn 12 quả nho trong đêm Giao thừa

Trong đêm Giao thừa, mọi thành viên trong gia đình người Tây Ban Nha đều quây quần bên nhau, thông qua tiếng đàn hát và những trò chơi để chúc mừng lẫn nhau.

Khi tiếng chuông đầu tiên báo hiệu nửa đêm, cũng là thời khắc chuyển qua năm mới, mọi người liền tranh nhau ăn nho.

Vào đêm giao thừa, người Tây Ban Nha thường ăn 12 quả nho – mỗi tiếng chuông vang lên thì phải ăn một quả. Mỗi quả nho tượng trưng cho một điều may mắn của một tháng trong năm tới.

Ở Madrid, Barcelona và các thành phố khác của Tây Ban Nha, mọi người thường tụ tập ở những quảng trường chính để ăn nho.

Nếu có thể ăn được 12 quả nho trùng với thời điểm 12 tiếng chuông đổ, bạn sẽ là người may mắn vì suốt 12 tháng trong năm tất cả mọi việc đều đạt như ý muốn.

Nguồn gốc của tập tục này xuất phát từ năm 1909, năm đất nước bội thu nho và nhà vua quyết định sẽ ban số nho còn dư cho người dân sau khi đã nộp đủ theo quy định để mừng năm mới.

Brazil: Cúng tế nữ thần biển

Người dân Brazil có truyền thống ném cành hoa trắng xuống những con sóng bạc đầu để cúng tế nữ thần biển Yemanja. Hàng năm, có hàng nghìn người thực hiện truyền thống này với hi vọng nữ thần sẽ ban phúc lành cho họ vào năm mới.

Người dân Brazil có truyền thống ném cành hoa trắng xuống những con sóng bạc đầu để cúng tế nữ thần biển Yemanja.

Chile: Mừng năm mới ở nghĩa trang

Trong khi nhiều nước đón năm mới bằng những phong tục đón tết rất nhẹ nhàng, người Chile lại chọn cho mình một nghi thức khá lạ và có phần rùng rợn: ngủ ở nghĩa trang trong đêm giao thừa.

Người dân tại đây dành những thời khắc thiêng liêng của năm mới ở nghĩa địa với quan niệm hết sức nhân văn. Họ mong muốn sưởi ấm những ngôi mộ lạnh lẽo của người thân đã qua đời.

Theo lệnh của thị trưởng thị trấn, tất cả các nghĩa trang sẽ được mở vào đúng 23h ngày 31/12 hằng năm để mọi người có cơ hội chào đón một năm mới cùng linh hồn những người thân yêu của họ ở bên kia thế giới.

Người dân thường mang theo bên mình những bản nhạc cổ điển hay nến hoặc đèn nhấp nháy để thắp sáng nghĩa trang với mong muốn phần mộ người thân sẽ không phải lạnh lẽo trong đêm giao thừa.

Đan Mạch: Đập bể đĩa

Vào giao thừa, người dân Đan Mạch sẽ ném những chiếc đĩa đã cũ vào cửa nhà hàng xóm, bạn bè của mình. Ở Đan Mạch, người ta tin rằng càng có nhiều đĩa vỡ ngoài cửa vào sáng mùng một, gia chủ sẽ càng có nhiều bạn bè, vận may trong năm mới.

Philippines: Mặc đồ chấm bi

Tại Philippines, hình tròn tượng trưng cho tài lộc, do vậy, đến đêm giao thừa, người dân sẽ mặc lên mình những món đồ có dạng tròn, bao gồm đồ có họa tiết chấm bi, chất đầy túi các loại tiền xu hoặc ăn những trái cây dạng tròn.

Mang trên người những đồ chấm bi cầu tài lộc của người Philippines. Nếu muốn cầu tài lộc, hãy nhớ mang theo mình những loại quả tròn và mặc đồ có hình chấm bi dịp năm mới này

bài liên quan
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.
Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Một người phụ nữ có ý định chuyển số tiền 200 triệu đồng cho đối tượng giả danh công an lừa đảo đã được lực lượng chức năng công an địa phương ngăn chặn kịp thời.
Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm, về việc bà Nguyễn Thị Ngọc tố cáo một số cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để đầu tư dự án “Xây dựng hạ tầng KCN Yên Sơn - Bắc Lũng” giai đoạn 1 và 2.
Mới nhất
Đọc nhiều
Bạc Liêu: Quyết liệt kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông

Bạc Liêu: Quyết liệt kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông

Lực lượng Cảnh sát giao thông cùng Công an các đơn vị, địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, vận động quần chúng tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông..
Hà Nội: Ghi nhận thêm 403 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội: Ghi nhận thêm 403 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Theo CDC Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 11/10 đến 18/10), toàn thành phố ghi nhận 403 trường hợp mắc sốt xuất huyết và có thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết.
Thanh Hoá: Tam giữ đối tượng lăng mạ, xúc phạm lực lượng chức năng

Thanh Hoá: Tam giữ đối tượng lăng mạ, xúc phạm lực lượng chức năng

Tổ công tác đã ra hiệu lệnh và dừng phương tiện để kiểm tra, lúc này do đã uống rượu nên Cao Văn Tuấn không chấp hành việc kiểm tra, có hành vi xô đẩy, giằng co, đồng thời liên tục chửi bới, lăng mạ xúc phạm lực lượng chức năng.
Tin bài khác
Khoảnh khắc xe taxi tông hàng loạt xe máy dừng đèn đỏ ở Thừa Thiên - Huế

Khoảnh khắc xe taxi tông hàng loạt xe máy dừng đèn đỏ ở Thừa Thiên - Huế

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa có thông tin ban đầu liên quan đến vụ xe taxi của hãng Mai Linh tông liên hoàn nhiều xe máy.
Thủ tướng thăm các cơ quan báo chí chiều 30 Tết

Thủ tướng thăm các cơ quan báo chí chiều 30 Tết

Chiều 9/2 (30 Tết), Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thăm, kiểm tra công tác ứng trực, chúc Tết các đơn vị thuộc cac cơ quan báo chí chủ lực quốc gia.
Video: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chúc Tết Xuân Giáp Thìn 2024

Video: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chúc Tết Xuân Giáp Thìn 2024

Toàn văn lời chúc Tết của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi đến đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước vào thời khắc giao thừa đón xuân Giáp Thìn.
Video: CSGT khống chế, phá cửa kính xe ô tô bắt giữ "ma men"

Video: CSGT khống chế, phá cửa kính xe ô tô bắt giữ "ma men"

Thấy lực lượng CSGT tài xế điều khiển xe bán tải quay đầu bỏ chạy, sau đó đâm vào xe chuyên dụng và chống đối người thi hành công vụ.
Cảnh sát tuy tìm tài xế xe tải cố tình chèn ngã người đi xe máy

Cảnh sát tuy tìm tài xế xe tải cố tình chèn ngã người đi xe máy

Đang lưu thông trên đường, hai người đi xe máy đã bị một xe tải húc ngã ra đường, tài xế xe tải sau đó đã bỏ đi...
Quốc hội thống nhất cải cách tiền lương từ tháng 7/2024

Quốc hội thống nhất cải cách tiền lương từ tháng 7/2024

Quốc hội đã thống nhất nội dung cải cách tiền lương từ 1/7/2024 và quyết định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công.
Xem lại clip xe cứu thương tông trực diện xe CSGT trên cao tốc

Xem lại clip xe cứu thương tông trực diện xe CSGT trên cao tốc

Cục CSGT đã có thông tin ban đầu về vụ việc xe cứu thương gây tai nạn đâm vào xe CSGT đang làm nhiệm vụ trên cao tốc, tối 8/11.
Video cận cảnh bắt giữ nghi phạm giết người đang nằm ngủ trên xe khách

Video cận cảnh bắt giữ nghi phạm giết người đang nằm ngủ trên xe khách

Nghi phạm giết người tại Thái Bình bắt xe khách đang trên đường lẩn trốn thì bị lực lượng chức năng chốt chặn, bắt giữ.
Thủ tướng chứng kiến Lễ ký kết triển khai chuỗi dự án khí - điện Lô B

Thủ tướng chứng kiến Lễ ký kết triển khai chuỗi dự án khí - điện Lô B

Ngày 30/10 tại Hà Nội, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cùng các đối tác đã ký kết các hợp đồng liên quan và triển khai chuỗi dự án khí – điện Lô B, đánh dấu bước tiến quan trọng của chuỗi dự án trọng điểm đã kéo dài gần 20 năm này.
Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số cảnh báo về văn bản giả mạo

Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số cảnh báo về văn bản giả mạo

Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế Số đề nghị người dân, doanh nghiệp khi phát hiện đối tượng giả mạo nêu trên cần gửi phản ánh tới đơn vị này.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.