Báo cáo ngày 5/5 của Bộ Y tế gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội về phòng chống COVID-19 cảnh báo khả năng dư thừa vaccine nhưng không nêu số lượng cụ thể.
Bộ Y tế giải thích vaccine COVID-19 hạn dùng ngắn, điều kiện bảo quản khắt khe, tiêm chủng phụ thuộc nhiều vào diễn biến dịch và tâm lý người dân. Một số người dân không hưởng ứng tiêm vaccine COVID-19, một số gia đình chưa đồng thuận cho trẻ tiêm bởi lo tác dụng phụ. Nhiều địa phương vì thế muốn trả lại vaccine.
Số liều vaccine sử dụng trên toàn quốc ít dần do hầu hết đạt tỷ lệ bao phủ cao, ít người có nhu cầu tiêm. Trong tháng 2 và 3, trung bình mỗi ngày cả nước tiêm được 10.000 liều; từ đầu tháng 4 giảm còn 6.500 liều.
Trong khi đó, ngày 17/3, Hội đồng Tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế họp, thống nhất việc sử dụng vaccine theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là cần thiết. Bộ Y tế đang xem xét hướng dẫn tiêm vaccine mũi 5, khuyến cáo người cao tuổi, bệnh nền, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai dễ chuyển nặng và tử vong khi mắc COVID-19 cần tiêm vaccine đúng lịch, đủ liều.
Đến ngày 3/5, Việt Nam tiêm được 266 triệu liều vaccine COVID-19. Số liều trên 100 dân cao hơn 1,6 lần trung bình thế giới và nhiều nước phát triển. Tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản của Việt Nam gấp 1,4 lần; tỷ lệ tiêm liều nhắc lại cao gấp hai lần trung bình thế giới.
Tất cả người từ 12 tuổi được tiêm đủ hai mũi cơ bản. Tỷ lệ tiêm mũi ba cho người từ 18 tuổi đạt 81%; tiêm mũi bốn cho người từ 18 tuổi nguy cơ cao đạt 89%; mũi ba cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi đạt 69%.
Nguy cơ hết hạn phải hủy bỏ vaccine COVID-19 từng được Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu từ giữa năm 2022, khi tốc độ tiêm của một số địa phương chậm. Sau đó, Bộ Y tế nhiều lần đốc thúc địa phương đẩy nhanh tiêm chủng.
Về nghiên cứu sản xuất vaccine COVID-19 trong nước, Bộ Y tế cho biết hiện còn hai ứng viên là Nanocovax và ARTC-154. Nanocovax đã được nghiệm thu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một; đánh giá giữa kỳ giai đoạn hai và ba. Hiện các bên hoàn thiện báo cáo kết quả giữa kỳ giai đoạn ba. ARTC-154 đang nghiên cứu giai đoạn ba đến cuối năm nay.
Ngày 3/5, WHO ban hành chiến lược chuẩn bị và ứng phó với COVID-19 giai đoạn 2023 - 2025. Mục tiêu là giảm và kiểm soát số ca mắc, nhất là nhóm nguy cơ cao, dễ tổn thương; ngăn ngừa, chẩn đoán, điều trị, giảm biến chứng, tử vong, hậu COVID-19; hỗ trợ các nước chuyển từ tình trạng khẩn cấp sang quản lý bền vững.
* Liên quan lĩnh vực, Bộ Y tế vừa có Công văn số 2639/BYT-KCB về việc tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB).
Tại văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành; Thủ trưởng Y tế các ngành; Giám đốc cơ sở KCB trực thuộc Bộ Y tế và trực thuộc trường ĐH, Bộ Y tế cho biết, hiện nay, tình hình bệnh dịch COVID-19 và các bệnh có nguy cơ lây nhiễm khác vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Để bảo đảm an toàn, giảm thiểu tới mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm COVID-19 và các bệnh dịch khác trong cơ sở KCB, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng đơn vị chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tuân thủ nghiêm các biện pháp kiểm soát lây nhiễm COVID-19, các bệnh lây nhiễm khác tại Quyết định số 2355/QĐ-BYT ngày 30/8/2022 và các văn bản hiện hành, đặc biệt tuân thủ vệ sinh tay và sử dụng khẩu trang.
Bên cạnh đó, từng bước cải tạo, nâng cấp để bảo đảm thông thoáng và trao đổi khí tối đa trong phòng bệnh, phòng khám, phòng cách ly, phòng làm việc và tất cả các không gian kín khác; tăng cường các biện pháp thông khí tự nhiên hoặc cơ học; thực hiện cung cấp và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân đúng quy định bảo đảm an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
Tăng cường thực hiện các biện pháp sàng lọc, giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện để kịp thời phát hiện, cách ly sớm các ca bệnh có nguy cơ lây nhiễm. Tăng cường bảo vệ người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao như người bệnh nặng, thận nhân tạo, người cao tuổi, phụ nữ có thai....
Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tăng cường đào tạo, thường xuyên kiểm tra, giám sát và hỗ trợ việc tuân thủ các quy định, quy trình về phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 cũng như các bệnh lây nhiễm khác của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh.
Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế tối 11/12 dẫn thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, tại khu vực Panzi, tỉnh Kwango, Cộng hòa Dân chủ Congo đã ghi nhận 406 trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân, trong đó có 31 trường hợp tử vong.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trên cả nước tăng cường công tác truyền thông, khám, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở y tế.
Sáng 12/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về lĩnh vực y tế và nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Mới đây, một vụ tử vong đau lòng do chó dại cắn đã xảy ra, và nạn nhân lại chính là chủ một quán thịt chó. Vụ việc này không chỉ là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ từ bệnh dại mà còn khiến dư luận bức xúc về thực trạng bắt chó bằng những phương pháp tàn nh
Trong một chuyến đi công việc, tôi tình cờ bắt gặp một cảnh tượng khiến lòng mình chùng xuống. Một người đàn ông đang bán một con rùa lớn, nặng hơn 10 kg. Con rùa bị lật ngửa, nằm bất động trên một cục gạch, đôi mắt lộ vẻ bất lực và đau đớn. Nhìn hình ảnh
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.