Trong năm 2023, đã có 16/19 Tập đoàn, Tổng công ty do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm đại diện chủ sở hữu hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế.
Ngày 5/2 vừa qua, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 Tập đoàn, Tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu về triển khai sản xuất, kinh doanh năm 2024 và thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Hội nghị nhằm đánh giá tình hình hoạt động của Ủy ban và các Tập đoàn, Tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu trong năm 2023 và các nhiệm vụ, giải pháp triển khai sản xuất, kinh doanh năm 2024 và thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
"Nhiệm vụ năm 2024 lớn hơn năm 2023, phải hoàn thành tốt hơn năm 2023. Chính phủ muốn hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn thì từng Bộ, ngành, các Tập đoàn, Tổng công ty phải làm tốt hơn", Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Doanh thu hơn 1,136 triệu tỷ đồng, lãi hơn 53.000 tỷ đồng
Báo cáo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Hồ Sỹ Hùng cho biết, tính đến hết năm 2023, tổng tài sản Công ty mẹ của 19 Tập đoàn, Tổng công ty ước đạt 1,616 triệu tỷ đồng.
Tổng doanh thu đạt 1,136 triệu tỷ đồng, bằng 105,15% so với kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 53.256,32 tỷ đồng (không tính Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN), bằng 166,09% so với kế hoạch và bằng 110,92% so với cùng kỳ năm 2022.
Nộp ngân sách nhà nước đạt 79.252,01 tỷ đồng, bằng 199,96% so với kế hoạch và bằng 120,22% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, 15/19 Tập đoàn, Tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu; 16/19 Tập đoàn, Tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế (riêng Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines giảm lỗ so với kế hoạch); 16/19 Tập đoàn, Tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về nộp ngân sách nhà nước.
Các Tập đoàn, Tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu tiếp tục giữ vị trí, vai trò nòng cốt, phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và bảo đảm an ninh quốc phòng, đặc biệt là vấn đề có liên quan đến an ninh năng lượng; hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các Tập đoàn, Tổng công ty được duy trì ổn định; bảo đảm cân đối lớn và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quan trọng cho nền kinh tế như điện, than, xăng dầu, hóa chất cơ bản...
Về điện, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2023 ước đạt 271,04 tỷ kWh tăng 3,43% so năm 2022.
Về dầu thô, sản lượng đạt 8,65 triệu tấn quy dầu, bằng 115% so với kế hoạch.
Về khí, sản lượng đạt 7,84 tỷ m3, bằng 126% so với kế hoạch.
Về xăng dầu, đối với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), tổng sản lượng xuất bán hợp nhất toàn Tập đoàn đạt 14,285 triệu m3/tấn, bằng 110% so với kế hoạch, bằng 103% so với cùng kỳ. Đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), nếu tính cả sản lượng từ Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn thì sản xuất xăng dầu 12 tháng hợp nhất toàn Tập đoàn đạt 13,88 triệu m3/tấn, vượt 23% kế hoạch năm (11,28 triệu tấn), tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022 (13,28 triệu m3/tấn).
Về khai thác than nguyên khai đạt 37,06 triệu tấn, than sạch ước đạt 42,36 triệu tấn, bằng 102,3% kế hoạch.
Vận tải hàng không đạt 21,11 triệu lượt khách, tăng 16% so với cùng kỳ. Vận tải đường sắt đạt 4.541.261 lượt khách, bằng 131% so với cùng kỳ. Vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải đạt 20.782,65 nghìn tấn vận tải biển, bằng 116% so với kế hoạch; hàng hóa thông qua cảng đạt 113.500 nghìn tấn.
Về quản lý, khai thác cảng hàng không, đã phục vụ cho vận chuyển 114 triệu khách, bằng 115% so với cùng kỳ; 1.207 nghìn tấn hàng hóa - bưu kiện.
Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT) và Tổng công ty Viễn thông MobiFone chiếm thị phần và cung cấp ổn định, bảo đảm chất lượng cho khoảng 45,39% thị trường điện thoại di động (48 triệu 766 ngàn thuê bao); 41% thị trường băng rộng cố định mặt đất; 42,78% thị trường băng rộng di động mặt đất.
Năm 2023, số vốn đầu tư giải ngân của 19 Tập đoàn, Tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu ước đạt 161 nghìn tỷ đồng; trong đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng có giá trị thực hiện đầu tư cao (hơn 130 nghìn tỷ đồng), đã kịp thời triển khai các dự án khai thác năng lượng, nguồn điện, truyền tải điện, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng theo quy hoạch, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền .
Trong năm 2023, nhiều dự án kết cấu hạ tầng giao thông - vận tải cũng đã được hoàn thành hoặc được tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để triển khai thực hiện như các Dự án: Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Kho cảng nhập LNG Thị Vải công suất 1 triệu tấn (đã hoàn thành và đưa vào vận hành từ ngày 29/10/2023), Đầu tư xây dựng các bến container số 3 và số 4 thuộc Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, Thành phần 3 - Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, Xây dựng nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Xây dựng mở rộng nhà ga quốc tế T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Xây dựng nhà ga T2 - Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ ngày 28/4/2023), Xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên (đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ ngày 02/12/2023).
Kết quả chung của các Tập đoàn, Tổng công ty phải năm sau phải cao hơn năm trước
Để phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động và nguồn lực đầu tư của các Tập đoàn, Tổng công ty trong thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ một số nội dung chủ yếu về các quan điểm quản lý, điều hành và các nhóm nhiệm vụ lớn với hoạt động của Ủy ban và 19 doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu thời gian tới.
Thủ tướng nhấn mạnh cần tập trung thúc đẩy đầu tư phát triển, khắc phục bằng được hạn chế trong vấn đề này, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho 3 đột phá chiến lược của đất nước (thể chế, hạ tầng nhân lực), làm mới 3 động lực tăng trưởng cũ (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và bổ sung các động lực tăng trưởng mới (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ)…
Bên cạnh đó là tái cấu trúc các Tập đoàn, Tổng công ty theo các kế hoạch đã được phê duyệt, trong đó tập trung 3 nội dung tái cấu trúc: (i) tái cấu trúc về quản trị theo hướng hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng nhân lực; (2) tái cấu trúc về tài chính; (3) tái cấu trúc về ngành nghề, nguyên vật liệu đầu vào… cho phù hợp xu hướng phát triển. Thủ tướng lưu ý Ủy ban phải tập trung định hướng vấn đề tái cấu trúc cho các Tập đoàn, Tổng công ty và việc đánh giá hoạt động của doanh nghiệp cần căn cứ hiệu quả tổng thể.
Giao các nhiệm vụ cụ thể thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh một số nhiệm vụ như: các Tập đoàn, Tổng công ty mà nòng cốt là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không được để thiếu điện; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) bảo đảm đủ dầu, khí theo kế hoạch; Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) bảo đảm đủ than trên cơ sở kế hoạch dài hạn; Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) xử lý dứt điểm Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2); Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cắt lỗ, xử lý các vấn đề tồn đọng; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) không để thiếu xăng dầu…
Thủ tướng lưu ý các cơ quan thực hiện lộ trình điều chỉnh giá điện phù hợp, không giật cục, không cầu toàn, không nóng vội; Bộ Công Thương cải tiến lại cơ chế quản lý đầu mối kinh doanh xăng dầu theo hướng đơn giản, dễ kiểm tra, giám sát…
Về nhân sự, Thủ tướng yêu cầu bố trí đúng, trúng con người trên cơ sở căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, quy định của Đảng, Nhà nước, bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, minh bạch.
Thủ tướng một lần nữa yêu cầu thành tích, kết quả chung của các Tập đoàn, Tổng công ty phải năm sau phải cao hơn năm trước, cụ thể là hiệu quả sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển, đóng góp cho ngân sách, cho tăng trưởng phải cao hơn năm 2023, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tốt hơn, đóng góp cho an sinh - xã hội nhiều hơn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng, mang lại cuộc sống ngày càng hạnh phúc, ấm no của nhân dân.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao ý nghĩa của công trình đường dây 500 kV mạch 3, đồng thời mong muốn ngành điện phải có những đột phá, những công trình thế kỷ với mục tiêu thúc đẩy kinh tế tăng trưởng 2 con số, tiếp tục sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra yêu cầu tăng trưởng GDP cả năm 2024 khoảng trên 7%, năm 2025 khoảng 8%, tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo tăng trưởng GDP ở mức 2 con số.
Kết luận yêu cầu các đơn vị liên quan hoàn thành quy trình, thủ tục và hồ sơ đường băng thứ hai theo quy định trong tháng 12/2024 để khởi công vào Tết dương lịch 2025.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 4/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần sớm quy hoạch sân bay, khai thác hiệu quả sân bay, sân bay Long Thành cần phải có kết nối giao thông với TP. HCM và các khu vực lân cận.
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 536/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác tại tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Cao Bằng.
Trước sự việc dư luận xôn xao về một đoạn clip được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội thể hiện nội dung hai người phụ nữ rủ rê hai nữ sinh thuộc 1 trường THPT trên địa bàn TP Hải Phòng đi dự lễ giáng sinh tại Hà Nội, Công an TP Hải Phòng đã vào cuộc.
Ngày 8/12, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Nhơn Trạch vừa ra quyết định tạm giữ T. H. N (sinh năm 1992, quê Cà Mau) để điều tra hành vi “Tàng trữ vũ khí quân dụng”.
Huyện Ba Vì (Hà Nội) đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm nhân Ngày hóa của Đức Thánh Tản (mùng 6 tháng 11 năm Giáp Thìn) và thực hiện Lễ đúc chuông đồng tại di tích Đền Trung, xã Minh Quang, vào ngày 6/12/2024.
Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng, vay vốn làm ăn của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm mà các đối tượng “tín dụng đen” lợi dụng, tung các chiêu trò dụ dỗ người dân với phương thức mới, đó là chuyển sang cho vay thông qua các phần mềm, ứng d
Chiều 6/12, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bạc Liêu tổ chức Lễ phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu qua các thời kỳ”.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.