Thực tế không chỉ có vậy, họ còn là những người được học qua kiến thức Y học cổ truyền, thường thì được truyền thụ lại từ người thầy của mình và học hỏi thêm từ những lương y có tiếng khác.
Để đạt đến một trình độ nhất định, đòi hỏi người học phải dầy công tập luyện về y khí, bồi dưỡng kiến thức về y khoa, giải phẫu cơ thể con người, kiến thức về cây thuốc, dinh dưỡng, trật đả… và họ được gọi kèm theo với danh xưng Y nhân - Y võ cổ truyền.
Hầu hết thầy dạy võ thuật đều có am hiểu nhất định về Y võ, phần là để dạy cho môn sinh cách phòng tránh các trọng huyệt, phần là để rèn luyện cho thân thể thêm cường khí mạnh gân, nâng cao thần khí, tinh tấn trí lực.
Am hiểu về Y võ còn để cứu chữa, xử lý kịp thời khi học trị bị chấn thương trong tập luyện, thi đấu, bị đánh, đá trúng các huyệt đạo nguy hiểm hoặc bị đau ốm nặng.
Điều này không chỉ bổ sung, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng cho các thầy, huấn luyện viên dạy võ mà còn giúp các thầy các huấn luyện viên giúp được cho những người xung quanh khi có các tình huống tai nạn xảy ra.
Ngày nay, Y võ cổ truyền còn giúp được rất nhiều người liên quan đến các bệnh lý khá phổ biến như: Đau cơ xương khớp, đau cổ vai gáy, thoái hóa các đốt sống, viêm khớp, đau thần kinh tọa…
Một trong số các môn phái đang phát huy được khả năng y võ hiệu quả là Thiếu Lâm Hồng Gia Hà Châu tại phía Bắc.
Trung tâm Huấn luyện và Hỗ trợ thực hành Y võ cổ truyền (Trung tâm Y võ cổ truyền) được võ sư cao cấp Phạm Hữu Thông thành lập tại Hà Nội, do hai đệ tử là võ sư Mai Hắc Long và y nhân Lê Đức Hạnh phụ trách.
Trung tâm Y võ cổ truyền đã được Hội võ thuật Hà Nội công nhận là thành viên sinh hoạt chính thức, ngoài đảm trách các nhiệm vụ về y võ trong quá trình hoạt động võ thuật của Hội thì Trung tâm Y võ cổ truyền còn tư vấn, trợ giúp, hướng dẫn nhân dân tập luyện, điều trị các bệnh lý liên quan đến các hiện tượng đau nhức cơ xương khớp khác.
Các bài thuốc gia truyền được cố đại võ sư Hà Châu (Một kỳ nhân về nội khí công, ngạnh công) để lại đã cho thấy nhiều tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị, như: Dầu xoa bóp Thiết Kiều đả mạch, bài thuốc ngâm rượu Đại lực tửu, viên hoàn hỗ trợ khí lực Đại hoàn đan… đã được nhiều người xác nhận về tính hiệu quả khi sử dụng.
Qua tìm hiểu, trong quá trình tích lũy và phát huy kiến thức được truyền dạy, thầy trò võ sư cao cấp Phạm Hữu Thông còn không ngừng học hỏi, nghiên cứu các bài thuốc quý của các đại y khác, đặc biệt là bộ sách quý “Nam dược thần hiệu” gồm 11 quyển, biên soạn trên 600 vị thuốc và gần 4000 bài thuốc quí hiếm để điều trị 180 chứng bệnh, trong 10 khoa lâm sàng, được coi là một “công trình” vĩ đại xưa nay hiếm của đại danh y Tuệ Tĩnh.
Hay như, kiến thức từ “Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư”, tóm tắt phương pháp điều trị như: xông, châm cứu, uống, thoa, nắn, ấn, day, bóp và công dụng của 630 vị thuốc, trong đó có gần 100 vị chuyên chữa trị các trường hợp gãy, nứt xương, bong gân, trật khớp, bị ngã, bị đánh, bị đâm trọng thương, bị ứ, tụ máu, bị điểm huyệt, thổ huyết… có liên quan trực tiếp đến quá trình tập luyện, chiến đấu của binh sĩ và chữa trị cho nhân dân xưa kia.
Võ thuật cổ truyền Việt Nam từ các thế hệ cha ông để lại đã là kho tàng về kiến thức, là vốn quý về việc rèn luyện thân thể, thời gian gần đây đã khẳng định thêm nữa và đóng góp không nhỏ về việc phát triển thể chất người Việt khi phong trào tập luyện lên rất cao.
Các giải thi đấu hàng năm ở địa phương, các câu lạc bộ trong trường học luôn tăng cao số lượng võ sinh tham gia rèn luyện và tranh tài.
Nhờ có sự đồng thuận cao, tính tổ chức khoa học từ công tác điều hành của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam, hình ảnh con người và đất nước Việt Nam đã và đang được bạn bè quốc tế thêm yêu mến.
Trong đó, Y võ cổ truyền sẽ là một điểm nhấn thêm nữa để đề cao tính nhân văn, sự uyên thâm trong võ học và cũng là nét đẹp của con người Việt Nam.
Tags: