Một số hãng xe hơi nước ngoài và các nhà sản xuất linh kiện đang xem xét đầu tư sản xuất tại Việt Nam. Liệu Việt Nam có tận dụng được cơ hội này để trở thành "cứ điểm" sản xuất xe hơi trong khu vực?
Tổng giám đốc Toshiyuki Takahara của Suzuki Việt Nam cho biết công ty này đang lên kế hoạch đầu tư sản xuất ô tô tại Việt Nam khi có doanh số bán hàng hợp lý. Còn Mitsubishi Việt Nam có kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô mới với công suất 50.000 xe, trong đó dự kiến lắp ráp cả ô tô điện.
Mới đây, Ford Việt Nam đã hoàn thành nâng cấp nhà máy lắp ráp tại Hải Dương, nâng công suất lên 40.000 xe/năm, với vốn đầu tư 80 triệu USD. Tập đoàn Hyundai (Hàn Quốc) đã góp vốn đầu tư với Tập đoàn Thành Công (Việt Nam) nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô mới, công suất 100.000 xe/năm với công nghệ hiện đại, tại Gia Viễn (Ninh Bình).
Về sản xuất linh kiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, gần đây có một số nhà đầu tư nước ngoài tỏ ý quan tâm tới sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và đang chờ tín hiệu từ các cơ quan quản lý. Đây là cơ hội cần đón nhận, để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, từ làn sóng dịch chuyển đầu tư sau đại dịch Covid-19.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng bản đề án, phát triển hệ sinh thái đối với ngành sản xuất ô tô, trình Chính phủ trong thời gian tới. Mục tiêu đến năm 2025, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, có tính cạnh tranh cao, đáp ứng 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa và tới năm 2030 là 70%. Về số lượng, đến năm 2025, có khoảng 1.000 doanh nghiệp và năm 2030 là 2.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho lắp ráp ô tô trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 30%.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ hiện rất yếu kém. Với dòng xe cá nhân có chưa tới 80 doanh nghiệp sản xuất linh kiện ô tô cung cấp cho 10 nhà sản xuất gốc, trong đó có 18 nhà cung cấp cấp 1 và 58 nhà cung cấp cấp 2, cấp 3. Nhà sản xuất gốc có số lượng nhà cung cấp tại chỗ lớn nhất hiện nay là Toyota Việt Nam với 28 doanh nghiệp.
Con số này quá nhỏ bé, nếu so với gần 2.000 nhà sản xuất linh kiện tại Thái Lan, một “cứ điểm” ô tô ở Đông Nam Á. Không những thế linh kiện của các nhà sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các cụm chi tiết đơn giản, cồng kềnh như: khung ghế, ắc quy, chi tiết nhựa cỡ lớn,...
Vì vậy, mục tiêu Bộ Kế hoạch và Đầu tư định đặt ra là sau 5 năm nữa (2025) sẽ có 1.000 doanh nghiệp và sau 10 năm nữa (2030) sẽ có 2.000 doanh nghiệp sản xuất linh kiện ô tô, liệu có quá tham vọng?
Có thành hiện thực?
Chuyên gia Nguyễn Minh Đồng cho rằng, để trở thành “cứ điểm” sản xuất ô tô trong khu vực, ngoài việc duy trì và mở rộng hoạt động của các nhà sản xuất gốc, cần một đội ngũ các doanh nghiệp sản xuất linh kiện hùng hậu gia nhập thị trường. Vấn đề quan trọng là Việt Nam phải thu hút được các doanh nghiệp sản xuất linh kiện hàng đầu thế giới, cùng với đó là phát triển các doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, đến nay sản lượng ô tô sản xuất lắp ráp từ 16 chỗ ngồi trở xuống của các nhà sản xuất gốc tại Việt Nam rất thấp; hàng năm mới chỉ đạt hơn 200.000 xe các loại, bằng một nửa tổng công suất hiện có. Trong khi đó, Thái Lan sản xuất hơn 2 triệu xe và Indonesia 1,2 triệu xe/năm.
Các DN trong nước chờ ưu đãi để đầu tư sản xuất ô tô
Sản lượng thấp khiến cho giá thành cao, trong khi thu nhập của người dân vẫn còn thấp nên ít người có ô tô. Tính ra, đến nay mới chỉ gần 3% dân số có ô tô riêng. Bộ Công Thương dự báo, thị trường ô tô Việt Nam đến năm 2025 có thể đạt quy mô 800.000 xe với năm 2035 đạt 1,7 triệu xe. Thị trường tiềm năng, nhưng Việt Nam có trở thành “cứ điểm” sản xuất ô tô trong khu vực hay không, vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn.
Quay trở lại câu chuyện của Suzuki, ông Toshiyuki Takahara cũng cho hay việc đầu tư sản xuất ô tô mới chỉ là dự tính, bởi nếu phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu sẽ không hiệu quả, làm gia tăng chi phí, giá xe tăng lên. Do vậy, thời điểm này, thời điểm này việc Suzuki nhập khẩu xe nguyên chiếc về phân phối vẫn là hợp lý nhất.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nói rõ, các nhà đầu tư nước ngoài tỏ ý quan tâm tới sự phát triển của công nghiệp ô tô Việt Nam nhưng đang chờ tín hiệu từ các cơ quan quản lý. Tín hiệu ở đây là các chính sách ưu đãi để phát triển ngành công nghiệp ô tô.
Ngành công nghiệp ô tô phát triển phải dựa trên quy mô và sản lượng. Doanh số bán lớn thì sản xuất mới có cơ hội phát triển. Muốn vậy, phải có chính sách ưu đãi để xe sản xuất trong nước có giá bán đến tay người tiêu dùng thấp, cạnh tranh với xe nhập khẩu nguyên chiếc và có chính sách khuyến khích khách hàng sử dụng ô tô sản xuất lắp ráp trong nước.
Bộ Công Thương từ năm 2017 đã đề xuất điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt, miễn cho phần giá trị gia tăng trong nước, giúp ô tô giảm giá, qua đó tăng sản lượng, tăng nội địa hóa. Tại Nghị quyết 115 NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, ban hành ngày 6/8/2020, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính sớm sửa đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (cụ thể là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt) đối với sản phẩm ô tô, trình Quốc hội khóa XIV tại Kỳ họp thứ 10. Tuy nhiên, trong nghị trình Quốc hội kỳ họp này vẫn không có.
Các doanh nghiệp đã đầu tư lớn cho sản xuất ô tô hay công nghiệp hỗ trợ, nhưng không nhận được chính sách ưu đãi, có nguy cơ gặp rủi ro cao, bởi xe trong nước khó cạnh tranh với xe nhập khẩu. Nếu vậy, khả năng đón bắt cơ hội, để trở thành “cứ điểm” của ngành ô tô trong khu vực vẫn ở chế độ chờ....
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa điều tra, làm rõ và bắt giữ 3 đối tượng trong ổ nhóm chuyên trộm cắp chó trên địa bàn huyện.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.