Phát triển nhanh, bền vững được xem là xu hướng tất yếu hiện nay trong quá trình xây dựng, vận hành và kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho nền kinh tế mà còn cho chính doanh nghiệp để “ghi điểm” với khách hàng, có lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ và tạo đà tăng trưởng trong dài hạn.
Tuy nhiên, để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đóng vai trò trụ cột của nền kinh tế, đòi hỏi chính sách thúc đẩy phù hợp thực tiễn cùng ý chí quyết tâm của một thế hệ lãnh đạo doanh nghiệp mới trong bối cảnh đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng.
Khắc phục điểm yếu
Theo số liệu từ Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, giai đoạn 2019-2022, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 136 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 20% so giai đoạn 2015-2018 (115 nghìn doanh nghiệp) và cao gấp 2,5 lần so giai đoạn 2010-2014.
Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, dù phát triển nhanh về số lượng nhưng doanh nghiệp chưa thật sự bền vững, thiếu sức chống chọi với những biến động khó lường từ thị trường.
So sánh để thấy, giai đoạn 2016-2019, số doanh nghiệp rời bỏ thị trường hằng năm chỉ chiếm khoảng 35%-48% số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nhưng đến giai đoạn 2020-2022 chiếm tới 55%-65%.
Đến hết năm 2022, Việt Nam mới có khoảng 850 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 15.300 hợp tác xã phi nông nghiệp và khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh. Trung bình, chỉ có tám doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 người dân, trong khi tỷ lệ này tại các nước ASEAN là 11 doanh nghiệp/1.000 người dân, ở Mỹ là 100 doanh nghiệp/1.000 người dân.
TS Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế nhìn nhận, sự phát triển về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam góp phần quyết định vào việc thực hiện mục tiêu đưa nước ta đến năm 2025 trở thành nước đang phát triển, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp và thực hiện các mục tiêu tiếp theo đến năm 2030 và 2045.
Tuy nhiên, nhìn vào xu thế tăng trưởng 5 năm vừa qua, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới hằng năm tăng, nhưng số lượng rời bỏ thị trường cũng rất lớn, cho thấy động lực tăng trưởng đã chậm lại. Bên cạnh đó, không chỉ hạn chế về số lượng mà chất lượng của doanh nghiệp cũng còn những vấn đề phải quan tâm.
Nhiều doanh nghiệp có hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, cơ chế quản trị lạc hậu, quy mô nhỏ, trình độ công nghệ thấp, năng lực tài chính và quản trị yếu kém. Phần lớn doanh nghiệp chủ yếu vẫn gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng thấp, hiệu quả tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu hạn chế.
Do đó, việc phát triển quá nhiều doanh nghiệp nhưng không mang lại giá trị thực chất và sự bền vững trong hoạt động là điều không cần thiết. Thay vào đó, lãnh đạo các doanh nghiệp cần có nhận thức đúng đắn trong việc khắc phục những điểm yếu, cải thiện tốt hơn nữa năng lực cạnh tranh, hệ thống quản trị và khả năng tài chính...
Bản chất doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, thiếu đầu tư cho nghiên cứu, đổi mới sáng tạo; năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phát triển còn manh mún, thiếu liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác; khả năng tiếp cận nguồn vốn thấp; ít doanh nghiệp lớn có năng lực cạnh tranh cao ở trong nước và quốc tế.
Vì vậy, theo TS Lê Duy Bình, Chính phủ cần dành thêm nguồn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp, tránh đầu tư dàn trải, phân tán, cắt khúc và rời rạc. Từ đó, tạo tác động cộng hưởng để cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững trên cơ sở năng lực cạnh tranh ngày một cao hơn.
Đặc biệt, việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững phải được xem là nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới với môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng cải thiện. Đồng thời, nên chú trọng nâng cao tốc độ tăng trưởng cho những doanh nghiệp tốt, đang hoạt động hiệu quả thay vì chạy theo con số tăng trưởng doanh nghiệp thành lập mới.
Tạo lập môi trường thuận lợi
Những năm qua, Chính phủ tăng tốc thực hiện ba khâu đột phá chiến lược gồm: hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam Nguyễn Văn Đệ, hệ thống luật pháp nước ta còn nhiều bất cập, môi trường đầu tư kinh doanh chưa thật sự thông thoáng cho nên dư địa cải cách còn rất lớn.
Doanh nghiệp đang phản ánh tình trạng chồng chéo, xung đột của rất nhiều các quy định pháp luật, điển hình là sự chồng chéo, xung đột giữa các đạo luật với nhau, giữa luật chung và luật chuyên ngành, giữa văn bản hướng dẫn luật này và văn bản hướng dẫn luật khác. Các doanh nghiệp vẫn phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính trùng lặp, đi lại mất nhiều thời gian, nộp nhiều loại hồ sơ giống nhau cho các cơ quan nhà nước, dẫn tới phát sinh chi phí giao dịch tốn kém.
Kết quả điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2021 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố trong năm 2022 cũng chỉ rõ, chi phí không chính thức vẫn tồn tại khá phổ biến trong một số lĩnh vực thủ tục thiết yếu như gia nhập thị trường hay tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp trả chi phí không chính thức còn cao trong một số hoạt động, đơn cử: Thanh tra xây dựng (chiếm 67% số doanh nghiệp được khảo sát), cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện (chiếm 61%). Doanh nghiệp cũng thường phải trả chi phí không chính thức ở những thủ tục hoặc nghiệp vụ như quản lý thị trường, thanh tra môi trường, thuế, thanh tra phòng cháy chữa cháy và đất đai,...
Báo cáo về tình hình hoạt động doanh nghiệp của VCCI cũng chỉ ra năm vấn đề khó khăn hàng đầu mà các doanh nghiệp đang gặp phải, bao gồm: tìm kiếm khách hàng (chiếm 69% số doanh nghiệp được khảo sát), tiếp cận vốn (47%), biến động thị trường (33%), tìm kiếm nhân sự thích hợp (28%) và tìm kiếm đối tác kinh doanh (24%).
Phó Tổng Thư ký VCCI Đậu Anh Tuấn cho rằng, hiện nay không ít doanh nghiệp cảm thấy bất an về tính ổn định của chính sách, do đó phải kiên quyết bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính. Một số chính sách cần được thiết kế lại và thực thi nhất quán theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh, tạo ra của cải vật chất cho đất nước.
Các chuyên gia kiến nghị Chính phủ coi việc tháo gỡ rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, giúp doanh nghiệp có đủ điều kiện trong chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Song hành với những hỗ trợ từ Nhà nước, các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt, tận dụng từng cơ hội, có phương án thích ứng những biến động trong tương lai.
Theo đó, phải biết đón đầu xu hướng kinh doanh mới, đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học-công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, từ đó, tạo đà phát triển để từng bước khẳng định vị thế nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều thập kỷ qua, ngày 20/11 ở nước ta không chỉ là ngày lễ, hội của riêng nghề dạy học, ngày riêng của các thầy, cô giáo mà là ngày vui chung cả xã hội tôn vinh sự học, tôn vinh những người thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người.
Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (9/11), vừa qua, trường THCS Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội phối hợp cùng Học viện Cảnh sát nhân dân, Tư pháp, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Đông Hội tổ chức buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh toàn trường.
Nghị quyết 188/NQ-CP Chính phủ yêu cầu rà soát các quy định về thuế sử dụng đất khi áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.