Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Tương lai nào cho dòng người lao động Trung Quốc di cư tới Philippines?

Pháp luật 4 phương
07/07/2019 19:30
Vương Thanh
aa
Khi Michael Xu tới Manila 22 năm trước để theo đuổi "giấc mộng Philippines", anh chỉ là một thanh niên Trung Quốc vừa rời trường trung học, không hình dung được nhiều về tương lai.


00_khme

Khu phố Hoa của Manila ở quận Binondo

Dòng người di cư nhiều thế kỷ

Xu, khi đó 17 tuổi, đã rời quê nhà ở tỉnh Phúc Kiến để giúp gia đình phát triển một doanh nghiệp nhỏ ở Manila. Kinh nghiệm làm việc trong những năm sau đó giúp anh có được vị trí hàng đầu trong cộng đồng người nhập cư, giữa lúc dòng người lao động Trung Quốc đổ tới Philippines để tìm kiếm cơ hội ngày một đông. Một số người mở cửa hàng hoặc quán ăn, trong khi những người khác trở thành nguồn lao động cho các doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, Xu và những người Trung Quốc sống lâu năm ở Manila cho biết việc nhập cư trở nên đặc biệt khó khăn trong những năm gần đây. Ngày càng nhiều người Philippines công khai phàn nàn về việc giá cả và mức lạm phát tăng cao. Tình cảnh của họ trở nên tồi tệ hơn khi các sòng bạc trực tuyến có trụ sở ở Philippines tuyển dụng nhiều lao động nước ngoài nhằm phục vụ người Trung Quốc, nhóm khách hàng lớn nhất.

Xu cho biết anh và những người bạn nhập cư của mình đều tin rằng người Philippines nhìn chung rất thân thiện, giúp họ hiếm khi cảm thấy bị xa lánh. Tuy nhiên, mới đây Xu gặp một cú sốc khi chứng kiến 5 người Philippines ngồi trên xe máy chĩa súng vào anh cùng hai người bạn lúc họ vừa ra khỏi một nhà hàng ở phố người Hoa.

"Tôi không biết họ muốn bắt cóc hay cướp đồ của tôi", Xu, hiện đã 39 tuổi, kể lại. "Bạn tôi bị ép xuống đất và chĩa súng vào đầu. Họ cướp đồ của tôi và rời đi. Chúng tôi bắt đầu la hét, nhưng họ bắn chỉ thiên và cảnh báo chúng tôi không được đuổi theo. Tôi cảm thấy sợ hãi". Xu cho biết anh bị cướp có thể bởi người Philippines thường nghĩ rằng dân Trung Quốc khá giả.

Người Trung Quốc đã di cư tới Đông Nam Á trong nhiều thế kỷ. Các vấn đề ở nước sở tại cũng dần xuất hiện. Đôi khi vấn đề được giải quyết theo thời gian, nhưng có những lúc chúng dẫn tới các cuộc đụng độ bạo lực.

Trong những thập kỷ gần đây, Trung Quốc ngày càng thịnh vượng, khiến các công ty của nước này hướng tới việc mở rộng thị trường ra thế giới và tăng cường đầu tư tại Đông Nam Á. Nhiều cộng đồng phải thích nghi với sự tồn tại của công dân Trung Quốc, trong khi một số người lo sợ bộ phận này sẽ cướp việc làm và chèn ép dân địa phương trong cuộc cạnh tranh về bất động sản, các tiện ích và trường học, ngay cả khi họ giúp nền kinh tế phát triển.

Trong số các quốc gia Đông Nam Á những năm gần đây, Philippines có lẽ chịu áp lực bởi sự hiện diện của người Trung Quốc nhiều nhất. Chính quyền Manila đang hoàn thiện các quy tắc mới nhằm trừng trị những lao động bất hợp pháp, nhưng vẫn có nhiều nghi ngờ về hiệu quả mà biện pháp này có thể tạo ra.

Hồi Xu còn nhỏ, cha mẹ anh mở một cửa hàng đồ lót ở Phúc Kiến. Một số khách hàng lớn của họ là các thương nhân gốc Hoa chuyên mua hàng may mặc số lượng lớn rồi mang về Philippines bán. Chính điều này khiến gia đình Xu quyết định bắt đầu cuộc phiêu lưu ở Philippines. Xu tới nước này lần đầu tiên vào năm 1997 để tìm hiểu về các cơ hội. Hai năm sau, cha của Xu hoàn thiện giấy tờ để di cư và đưa theo cả gia đình.

h2_vmad

Cảnh sát Philippines đứng canh các công dân Trung Quốc bị bắt giữ vì làm việc bất hợp pháp tại một khu khai thác.

Những ngày đầu tại nơi đất khách của họ khá vất vả khi không biết tiếng bản địa hoặc tiếng Anh. Xu cho biết chính quyền cũng thường xuyên đóng cửa các doanh nghiệp ở phố người Hoa, một phần bởi nhiều người trốn thuế. Xu đã hơn một lần phải tới đồn cảnh sát. "Tôi từng ở đó và những người bị bắt đều là người Trung Quốc. Tôi thấy sợ và còn quá nhỏ tại thời điểm đó", Xu kể lại.

Giờ đây Xu là chủ một loạt doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, từ nhập khẩu gạo tới in ấn. Anh tin rằng dân Trung Quốc nhập cư phải điều chỉnh và hòa nhập với văn hóa địa phương, bao gồm những điều nhỏ nhặt nhưng quan trọng, như việc người Philippines không thích các ông chủ Trung Quốc khiển trách nhân viên trước mặt đồng nghiệp của họ. Theo Xu, tâm lý bài Trung Quốc không rộng rãi, trừ một bộ phận nhỏ người Philippines đang tìm cách kích động hận thù.

Xu hướng chưa dừng lại

Ken Hong, 43 tuổi, cũng tới từ Phúc Kiến, từng làm nhiều nghề kể từ khi tới Manila 9 năm trước, từ bán rèm cửa cho tới nấu cơm hộp bán cho bạn bè. Việc tồn tại ở một thành phố xa lạ không dễ dàng với những người mới đến như anh.

"Tôi đến đây với hai bàn tay trắng theo lời khuyên của một người bạn. Ban đầu tôi không muốn, nhưng cuối cùng cũng lên đường. Tôi cảm thấy nơi đây có thể mang lại nhiều cơ hội hơn", Hong, người hiện là chủ một nhà hàng, chia sẻ.

Tony Gan, doanh nhân đã sống ở phố người Hoa 36 năm, cho rằng thành phần của cộng đồng người Trung Quốc tại Manila thời gian gần đây đã thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Các phần tử xã hội đen đã thâm nhập vào doanh nghiệp địa phương, cho người chơi tại sòng bạc vay tiền mặt với lãi suất khổng lồ, gây ra các tệ nạn xã hội.

Gan cho biết con trai một người bạn của ông 4 năm trước đã vay khoảng 2-3 triệu nhân dân tệ (290.000 - 430.000 USD) từ xã hội đen Trung Quốc, sau đó bị đòi trả 5 triệu nhân dân tệ. Do không đáp ứng được yêu cầu của chúng, thanh niên này đã bị giết và vứt xác xuống sông.

Leo Suryadinata, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho biết những người Trung Quốc đầu tiên di cư tới Đông Nam Á thường nghèo và có trình độ học vấn thấp. "Nhiều nước Đông Nam Á ít cởi mở với người nhập cư, đặc biệt là dân Trung Quốc. Tuy nhiên không thể ngăn chặn dòng người này trong thời đại toàn cầu hóa", ông giải thích.

Bộ Lao động Philippines tháng trước cho biết khoảng 12.000 người nước ngoài đang làm việc tại các công ty trò chơi mà không có giấy phép cần thiết. Nhiều lao động trong số đó được cho là người Trung Quốc, bởi khách hàng thường là đồng hương của họ, những người đang tìm cách né lệnh hạn chế đánh bạc tại quê nhà.

Một công ty tuyển dụng khác cho biết nhiều người tới Philippines bằng visa du lịch trước khi được công ty cấp giấy phép lao động. Họ thường bị cám dỗ bởi hình ảnh những khu ký túc xá rộng rãi, phòng gym, bể bơi. Nhưng trên thực tế, nhiều lao động cho biết họ bị tịch thu hộ chiếu và chỉ quanh quẩn trong phòng ngủ chật chội.

Theo luật nhập cư Philippines, mọi trường hợp lao động nước ngoài tới đây đều phải được xem xét kỹ lưỡng. Cựu tổng biện lý Hilbay thậm chí đề xuất người di cư phải có giấy phép lao động trước khi nhập cảnh. Tuy nhiên, Tổng thống Rodrigo Duterte hồi tháng hai cho biết ông bằng lòng với tình hình hiện nay bởi số lượng lớn người Philippines cũng đang làm việc tại Trung Quốc.

Nghị sĩ Tom Villarin cho rằng Duterte muốn cẩn trọng trong việc chống lại Bắc Kinh. "Nếu các quy định mới được thông qua, việc tuân thủ nghiêm ngặt rất quan trọng, bởi sẽ có nhiều cơ hội cho tham nhũng hơn khi áp lực pháp lý giáng xuống hoạt động kinh doanh béo bở này", ông cho biết.

Villarin nói thêm rằng cơ quan thực thi pháp luật và chính quyền địa phương đôi khi còn "trải thảm đỏ" cho các công ty thuê nhân công nước ngoài. "Người Philippines thấy khó chịu, thậm chí tức giận vì người nước ngoài đã tiếp quản các công việc, không gian công cộng, thậm chí các dịch vụ xã hội đáng lẽ thuộc về họ", nghị sĩ cho biết.

Luis Corral, phó chủ tịch Đại hội Liên minh Công đoàn – Thương đoàn Philippines, cho biết đại sứ Trung Quốc tại Manila Zhao Jianhua từng nói rằng người Philippines đôi khi thể hiện thái độ phân biệt chủng tộc với lao động Trung Quốc. "Ông ấy thắc mắc tại sao người Philippines không tỏ thái độ đó với người Hàn Quốc hay Nhật Bản", Corral nói thêm.

Quan chức giải thích rằng vấn đề không phải là phân biệt chủng tộc, mà là quyền lợi của người Philippines. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tại nước này khá cao, đồng nghĩa với việc không cần lao động nước ngoài trong một số lĩnh vực như xây dựng. Corral ước tính khoảng 5.000-15.000 công nhân Trung Quốc tại Manila đang làm những việc mà người Philippines có thể đảm nhiệm, đồng thời đề xuất chính phủ hạn chế tuyển dụng người nhập cư vào một số vị trí nhất định.

Trung Quốc được cho là vừa đem lại sự thịnh vượng, vừa khiến các nước Đông Nam Á như Philippines chịu tổn hại với những cuộc di cư kéo dài hàng thế kỷ. Trong khi nhiều ý kiến nhận định Trung Quốc là động lực phát triển kinh tế của châu Á, các dấu hiệu cho thấy người dân nước này sẽ tiếp tục di cư.

bài liên quan
Phát hiện nhóm nam nữ nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Phát hiện nhóm nam nữ nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Một nhóm người gồm 5 nam và 6 nữ đã nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam thì bị lực lượng Biên phòng Bắc Sơn, Quảng Ninh bắt giữ.
Yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng tiếp nhận lao động Trung Quốc

Yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng tiếp nhận lao động Trung Quốc

Bộ LĐTB&XH đề nghị các địa phương yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động tạm dừng tiếp nhận lao động từ Trung Quốc trước đại dịch....
Thanh Hóa: Bắt quả tang đối tượng đưa người xuất cảnh trái phép

Thanh Hóa: Bắt quả tang đối tượng đưa người xuất cảnh trái phép

Đêm ngày 6/2, công an Thị xã Sầm Sơn bắt đối tượng Vũ Đình Biển (SN 1976 là người địa phương) khi đối tượng này đang tổ chức đưa người xuất cảnh sang Trung Quốc trái phép.
Bắc Ninh: Xử phạt 4 người Trung Quốc hành nghề khi chưa được phép

Bắc Ninh: Xử phạt 4 người Trung Quốc hành nghề khi chưa được phép

Ngày 7/9, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với 4 cá nhân có quốc tịch Trung Quốc.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.