Với ước nguyện mua muối đầu năm, gia đình sẽ gặp nhiều điều may mắn, gia đạo hiếu thuận, ấm áp nên vào ngày đầu tiên của năm mới, thậm chí ngay sau thời khắc Giao thừa, nhiều người đã mua muối về nhà để lấy may mắn, ấm no, hạnh phúc cho cả năm.
Năm nào cũng vậy, mới rạng sáng ngày Mùng 1 Tết, tiếng rao bán muối đã len lỏi khắp mọi ngả đường, ngõ xóm. Khắp các con phố cũ, đường làng ở Hà Nội, người bán muối đóng thành những gói nhỏ bên trong một chiếc túi màu đỏ, kèm theo một bao diêm để lấy may. Người đi lễ hay hái lộc đầu xuân có thể mua được những túi muối nhỏ xinh kèm theo lời chúc may mắn ngay tại cổng chùa.
Chị Phương Hoa, ở huyện Hoài Đức, Hà Nội đã có thâm niên gần chục năm đi bán muối vào sáng Mùng 1 Tết. Khi mọi người đang chìm trong giấc ngủ thì từ 4 giờ sáng, chị đã rong ruổi lên đường đi bán muối. Trên chiếc xe đạp cũ kỹ, chị len lỏi vào từng ngõ phố và cảm nhận xuân về ngay trên phố. Muối dành cho những khách hàng đầu năm, chị Phương Hoa thường đong vào một bát đầy, có ngọn chứ không đong vơi hay gạt ngang miệng bởi theo quan niệm xưa: bát muối có ngọn mới mang lại sự trọn vẹn, giúp cả năm may mắn, no đủ. Bán muối ngày Tết với chị Phương Hoa cũng có nhiều niềm vui vì ai cũng hoan hỉ, không mặc cả như ngày thường, đôi khi còn được khách hàng mừng tuổi.
Người dân mua muối sáng mùng 1 Tết.
Chị Phương Hoa cho biết: “Ngày bình thường tôi bán 8.000 đồng/1kg, nhưng Mùng một Tết, mỗi bát muối giá 20.000 đồng, nhiều người mua thì đến 8-9 giờ sáng là hết hàng. Đêm Giao thừa tôi cũng tranh thủ đi bán. Hầu hết mọi người đều muối lấy may cho cả năm và không ai kỳ kèo mặc cả bao giờ, thậm chí tiền thừa họ cũng không lấy lại”.
Tập tục mua muối đầu năm không biết có từ bao giờ, nhưng ngay từ khi còn nhỏ, chị Nguyễn Thúy Ngần, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội đã thấy cha mẹ mình thường mua muối vào sáng mùng 1 Tết. Từ chiều 30 Tết, người dân trong làng đã đem những cái âu đựng muối ra cọ rửa sạch sẽ rồi hong khô, chờ đến sáng mùng 1 Tết lên chùa cầu may và không quên mua một bát muối đầy. Đến bây giờ, gia đình chị Ngần vẫn giữ truyền thống mua muối đầu năm và nhắc nhở con cháu về tập tục tốt đẹp đầy ý nghĩa ấy với mong muốn giữ được sự ấm áp của gia đình, tình cảm ngày một đậm đà, gắn kết hơn.
Chị Nguyễn Thúy Ngần chia sẻ: “Năm nào chúng tôi sau khi lễ chùa xong, ra khỏi cổng chùa thì thường mua muối và đi kèm đó là bao diêm. Với quan niệm của cha ông ta để lại “Đầu năm mua muối” thì mình cũng tin tưởng vào cái tâm linh cũng như mong muốn một năm may mắn. Sự may mắn đó sẽ đem lại cho gia đình cũng như cho tất cả mọi người. Nếu như chúng ta cũng có những cái tâm nguyện giữ gìn truyền thống của người Việt thì cuộc sống gia đình sẽ đậm đà hơn và mặn mà hơn, vợ chồng con cái đầm ấm và hạnh phúc”.
Theo quan niệm của người xưa, muối bán trong ngày đầu năm mới là “muối lộc”. Sau khi mang muối về nhà, người ta có thể chia ra thành từng gói nhỏ, cho vào túi nilon hay túi vải, phong bao lì xì... vừa cho đẹp mắt mà lại tiện cất giữ. Người làm kinh doanh buôn bán có thể đặt túi muối ở quầy hàng để cầu may mắn về tài lộc, đi du lịch xa cũng đặt túi muối trong vali để lộ trình được bình an.
Chị Nguyễn Thúy Phượng, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: “Trong truyền thống của người Việt Nam, muối là gia vị không thể thiếu của người dân. Nó thể hiện cho một cuộc sống no đủ, mọi người trong gia đình thì yêu thương, ấm áp, gắn kết với nhau. Ví dụ trong đồ ăn mà thiếu đi vị mặn của muối thì không thể làm nên vị ngon của món ăn. Là phong tục đầu năm, mỗi năm qua Giao thừa, đi lễ chùa thì ai cũng sẽ mua cho mình một chút muối và diêm, 2 thứ mang lại may mắn, cầu cho một năm mới an lành, thịnh vượng, mọi người trong gia đình được hạnh phúc, yêu thương”.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, thành ngữ “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” có nghĩa, người dân mua muối đầu năm mong một năm no đủ, ấm áp. “cuối năm mua vôi” là để làm mới căn nhà, tường cổng cho sạch sẽ, trắng tinh tươm, chuẩn bị đón năm mới.
Người dân hy vọng dùng vôi quét nhà để xóa đi những điều không hay trong năm cũ, thể hiện một sự khởi đầu lại để sửa chữa những gì chưa thật trọn vẹn trong năm đã qua. Ý nghĩa của việc “mua muối đầu năm” cũng là để cha mẹ nhắc nhở con cái “ăn dè”, tiết kiệm để dành tiền “cuối năm mua vôi” xây nhà.
Ông Trần Đức Nguyên, Phó Trưởng khoa Di sản văn hóa (Đại học Văn hóa) giải thích: “Đây là phong tục của người dân đồng bằng Bắc Bộ, là cái nôi của người Việt, sau đó thì mới lan tỏa. Trong những năm gần đây, tôi thấy phong tục này được nhiều người dân có ý thức khôi phục lại. Theo tôi thì chúng ta rất cần gìn giữ và bảo tồn, bởi đây không chỉ mang ý nghĩa vật chất mà còn có ý nghĩa tinh thần rất lớn. Nếu người ta có tinh thần, có nền tảng vững chắc thì trong năm đó người ta sẽ có sự phát triển tốt hơn, trong công việc sẽ đưa lại nhiều sự thuận lợi hơn”.
Ngoài quan niệm muối mang lại vị mặn mà, đậm đà, người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung còn có quan niệm muối nằm trong danh mục nhóm thực phẩm quan trọng nhất, thiết yếu nhất giúp nuôi sống con người. Mặc dù muối có thể dễ dàng ở đâu cũng được và mua với số lượng bao nhiêu tùy ý, nhưng tục mua muối đầu năm vẫn tồn tại đầy ý nghĩa nhân văn, được lưu truyền đến mãi sau này./.
Sáng ngày 8/4, TS. Vũ Hoài Nam, Tổng Biên Tập Báo Pháp luật Việt Nam cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
Đến nay đã có khoảng 50 quốc gia đề nghị được đàm phán với Mỹ, song Việt Nam là một trong những nước có phản ứng sớm nhất và là nước đầu tiên có trao đổi trực tiếp của lãnh đạo cấp cao nhất.
Trong quá trình đào giếng, 3 người ở phía dưới bị đất đá đổ sập, vùi lấp, lực lượng chức năng ở Nghệ An nỗ lực đào bớt, tìm kiếm nhưng cả 3 đã tử vong.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.