Trong khi nhiều nước trên thế giới thành công với kinh tế ban đêm, thu về hàng tỷ USD mỗi năm, thì tại Việt Nam, kinh tế đêm vẫn còn dè dặt.
Theo TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đã đến lúc cần mạnh dạn đổi mới tư duy về phát triển kinh tế ban đêm, từ đó có chiến lược cụ thể và thu hút được các nhà đầu tư lớn.
Tránh định kiến hay e ngại
- Thưa ông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây đã yêu cầu các bộ, địa phương chủ động nghiên cứu chính sách “kinh tế ban đêm” mà chính phủ Trung Quốc vừa ban hành. Theo ông, Việt Nam đã có kinh tế ban đêm hay chưa?
TS Lê Đăng Doanh: Kinh tế ban đêm ở Việt Nam thực tế tồn tại từ khá lâu rồi. Tiếc rằng là chúng ta nhìn nhận về kinh tế ban đêm còn hạn chế và chưa có công trình nghiên cứu một cách nghiêm túc. Thậm chí, có người còn đánh đồng kinh tế ban đêm với các tiêu cực, rồi cho rằng kinh tế ban đêm là vi phạm luật pháp nên muốn cấm.
Trong tình hình hiện nay, khi công nghệ thông tin, giao thông phát triển, mọi người đi lại dễ dàng, kinh tế ban đêm ngày càng được mở rộng trên thế giới. Hãy thử xem một đất nước nổi tiếng về vận dụng luật pháp rất nghiêm khắc như Singapore, kinh tế ban đêm rất phát triển. Những vũ trường, cửa hàng, ngay cả kinh tế vỉa hè họ cũng cho phép hoạt động đến 1h sáng. Hay như Trung Quốc, họ có hẳn chính sách phát triển kinh tế ban đêm. Cho nên cái gì không quản được thì cấm, cách tiếp cận đó không phù hợp.
- Nói như vậy, liệu có phải đã đến lúc những trọng điểm du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc… cần nghiêm túc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế ban đêm?
TS Lê Đăng Doanh:Du lịch Việt Nam thu hút lượng khách lớn nhưng số tiền chi tiêu của du khách còn rất thấp so với nhiều nước. Đó là vì chúng ta thiếu kinh tế ban đêm. Người ta đi du lịch muốn tranh thủ thời gian ở nước đó, nên họ ngủ ít mà muốn đi tìm hiểu, khám phá, nhưng lại không có gì để mà vui chơi, nhìn ngắm, ăn uống. Vì vậy muốn phát triển du lịch thì những trung tâm du lịch cần phát huy kinh tế ban đêm.
Nhìn vào Đà Nẵng, một trung tâm phát triển rất năng động của nền kinh tế thì gần đây lại bị siết chặt nhiều quá. Tôi nghĩ đó là cách nhìn không cởi mở. Đà Nẵng có nhiều thắng cảnh, có thể tận dụng và phát triển kinh tế ban đêm. Theo tôi hãy đổi mới tư duy, nhìn nhận kinh tế ban đêm một cách lành mạnh, tạo khuôn khổ pháp lý, hướng dẫn và quản lý tốt để phát triển kinh tế ban đêm.
- Để kinh tế đêm ở nước ta phát triển theo xu hướng chung của thế giới, theo ông cần có những giải pháp tổng thể ra sao?
TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi cần có khung pháp luật, tạo điều kiện để thực hiện. Tốt nhất là tránh có những định kiến hay e ngại. Tôi đề nghị là một số nơi như Đà Nẵng, Phú Quốc, TPHCM nên thí điểm kinh tế ban đêm…Từ đó sẽ thấy kinh tế ban đêm đem lại lợi ích gì, có thách thức gì để tìm cách quản lý tốt hơn, cũng như có chính sách hỗ trợ cụ thể.
Đồng thời khuyến khích các phương tiện giao thông, tránh tình trạng là tối đến du khách không biết đi đâu và đi thế nào. Bằng cách đó sẽ thu hút được khách du lịch, khiến họ chi tiền nhiều hơn, và tạo thêm công ăn việc làm. Tất nhiên phải đảm bảo an ninh an toàn cho du khách.
Một điểm nữa là cần có thêm nhiều hình thức và dịch vụ kinh tế đêm như cửa hàng, điểm ăn uống, các quán bar, vũ trường, các chương trình văn hóa nghệ thuật… Du khách đến nước ta muốn tìm hiểu văn hóa, ẩm thực thì hãy tạo điều kiện cho họ.
Hút “sếu đầu đàn”, vận dụng các mô hình quốc tế
- Thưa ông, có cần thiết quy hoạch riêng một khu vực tách biệt với dân cư để tạo những tổ hợp du lịch, giải trí quy mô, hấp dẫn du khách về đêm?
TS Lê Đăng Doanh: Các dịch vụ ban đêm có sự phức tạp, nên bên cạnh những mặt tích cực, cần phòng ngừa các tiêu cực. Vì vậy, cần có khu riêng. Trên thế giới họ quy hoạch kinh tế ban đêm thành khu riêng biệt. Ở đấy chuyên phát triển dịch vụ ban đêm, không để lẫn lộn vào các khu vực gần trường học, nhà dân.
Mỗi nơi có khu riêng, như Singapore có khu ẩm thực của người Hoa, người Ấn Độ; có những khu vũ trường, giải trí… Ai muốn thì đến và có hướng dẫn chứ không giấu diếm. Các phương tiện giao thông vẫn tấp nập và tiện lợi. Do đó hãy mạnh dạn thay đổi tư duy và tiến bước.
- Thúc đẩy kinh tế ban đêm phát triển bền vững cần sự đầu tư và nguồn lực không nhỏ. Vậy chính quyền các địa phương có nên tính đến phương án xã hội hóa để có thể thực hiện tốt việc này?
TS Lê Đăng Doanh: Cần thu hút những nhà đầu tư lớn vì họ có kinh nghiệm và vận dụng các mô hình quốc tế. Ngoài ra, họ có nhân lực được đào tạo, có nguồn lực tài chính. Nếu để doanh nghiệp lớn làm, họ có quy trình và có tính chuyên nghiệp cao. Tôi rất hoan nghênh những tập đoàn lớn như Sun Group, Vingroup…có thể đầu tư vào đấy. Tôi nghĩ hành động là cần thiết. Hiện nay công nghệ thông tin, cách mạng 4.0 tiến như vũ bão, chúng ta hãy vận dụng mô hình quốc tế vào sao cho hợp lý để có kinh tế ban đêm hiện đại.
Chúng ta đang thiếu khuôn khổ pháp lý và còn sự dè dặt của cơ quan nhà nước và địa phương. Để kinh tế ban đêm có thể trở thành khu vực kinh tế hiện đại, có tính chuyên nghiệp, tôi rất hy vọng có sự kết hợp giữa một số tập đoàn lớn và các chính quyền địa phương là trung tâm du lịch ở nước ta và có thể thực hiện sớm.
Điều này sẽ tạo thêm công ăn việc làm, thu nhập người lao động tăng. Khi đó, chắn chắn thu hút được khách du lịch. Du khách cũng sẽ chi tiêu nhiều hơn và ở lại lâu hơn. Qua đó, đóng góp vào thu ngân sách địa phương tăng lên, đóng góp của kinh tế ban đêm vào GDP cũng sẽ tăng lên.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều thập kỷ qua, ngày 20/11 ở nước ta không chỉ là ngày lễ, hội của riêng nghề dạy học, ngày riêng của các thầy, cô giáo mà là ngày vui chung cả xã hội tôn vinh sự học, tôn vinh những người thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người.
Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (9/11), vừa qua, trường THCS Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội phối hợp cùng Học viện Cảnh sát nhân dân, Tư pháp, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Đông Hội tổ chức buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh toàn trường.
Nghị quyết 188/NQ-CP Chính phủ yêu cầu rà soát các quy định về thuế sử dụng đất khi áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 120/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế), trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến thu nhập được miễn thuế...
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Ba ơi, con yêu Ba, con nhớ Ba nhiều lắm. Nếu có kiếp sau, con chỉ mong Ba đừng rời xa con. Hãy ở lại bên con lâu hơn, để con được sống trọn vẹn với tình thương của Ba, để con có thể gọi “Ba ơi” như bao người khác.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.