GS Trần Văn Nhung cho hay, hiện số lượng GS, PGS còn đang nghiên cứu chỉ chiếm khoảng 1/4 trong tổng số 1.600 giáo sư, 10.000 PGS.
Tin nên đọc
Ông Phạm Hoàng Hiệp trở thành giáo sư trẻ nhất Việt Nam ở tuổi 36
Loại giáo sư, phó giáo sư “kém chất lượng”: Công khai hồ sơ ứng viên trên mạng
Năm 2018, hồ sơ ứng viên giáo sư sẽ được công khai
Nhìn lại 'lịch sử' phong hàm giáo sư ở Việt Nam
Trong buổi lễ trao danh hiệu chức danh GS, PGS tại trường ĐH Thủy Lợi, GS Trần Văn Nhung - Tổng thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước cho biết thêm, hiện trên cả nước đang có khoảng 1.600 Giáo sư, 10.000 Phó Giáo sư, trong đó có nhiều người đã mất hoặc về hưu.
|
Chỉ có 200 trên tổng số 1.600 GS còn đang nghiên cứu |
Thời gian qua, rất nhiều tranh luận nổ ra xung quanh việc phê duyệt chức danh GS, PGS tại Việt Nam. Đồng thời một số ý kiến cũng cho rằng nên quy định thời gian bổ nhiệm chức danh GS, PGS, bởi nhiều người khi lên đến các chức danh này thì không còn hoạt động nghiên cứu đóng góp cho khoa học.
Trên thực tế, trong số 1.600 GS, 10.000 PGS, số lượng GS, PGS còn hoạt động nghiên cứu chỉ chiếm khoảng 1/4. Trong đó, với 1.600 GS, số lượng GS còn đang làm việc, nghiên cứu chỉ vào khoảng 200-300 người.
Tại buổi lễ, GS Nhung cũng so sánh tương quan số lượng GS, PGS ở VN với các quốc gia khác trên thế giới. Theo đó, bình quân trên 1 vạn dân thì số Giáo sư Trung Quốc gấp 8 lần chúng ta, đó là chưa nói về chất lượng. Ở Đức con số này gấp 3 lần chúng ta.
Theo GS Trần Văn Nhung, "Để nâng cao chất lượng khoa học thì thời gian tới, chúng ta cần bổ sung thêm vào đội ngũ những người tinh túy nhất".
Tại buổi lễ, GS.TSKH Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng Giáo sư là những người thực hiện nhiệm vụ đào tạo cho đất nước, là nhà giáo có trình độ cao nhất thuộc lĩnh vực nào đó. Nếu không còn đào tạo hay giảng dạy, Giáo sư nên dành lại chức danh cho người khác. Đến khi không đủ sức tham gia đào tạo, nghiên cứu, GS Dong cũng sẽ trả lại chức danh này.